Về phía cá nhân góp vốn

Một phần của tài liệu Giao dịch dân sự đối với tài sản hình thành trong tương lai (Trang 93)

- Điều kiện huy động vốn bằng hình thức ứng tiền trƣớc: Chủ đầu tƣ chỉ đƣợc ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tƣơng lai theo hình

3.2.2.1.Về phía cá nhân góp vốn

- Nên tìm hiểu đầy đủ thông tin, năng lực chủ đầu tƣ, dự án đầu tƣ, uy tín của nhà đầu tƣ.

- Đối với hợp đồng góp vốn cần lƣu ý đến các điều khoản sau trong hợp đồng:

(i) Thời gian giao căn hộ: Các hợp đồng thƣờng ràng buộc rất kỹ nghĩa vụ thanh toán tiền của khách hàng. Ví dụ, khách hàng phải nộp tiền theo tiến độ thi công chung cƣ: Khi ký hợp đồng, nộp bao nhiêu; khi chủ đầu tƣ xây xong phần thô và khi nhận căn hộ thì nộp bao nhiêu… Thế nhƣng chủ đầu tƣ lại không nêu thời gian bàn giao căn hộ. Nhiều hợp đồng chỉ ghi chung chung ""thời gian dự kiến thi công"", ""tổng thời gian thi công""… Do vậy, để dự án không bị cố ý kéo rê theo kiểu chủ đầu tƣ mƣợn vốn ứng của khách hàng để kinh doanh vào việc khác, ngƣời mua cần đề nghị chủ đầu tƣ làm rõ thời hạn dự kiến giao nhà, thời điểm giao nhà cụ thể

(ii) Lãi chậm giao nhà: Ngƣời mua phải đề nghị chủ đầu tƣ ghi vào trong hợp đồng khoản lãi phạt khi chậm giao nhà và xác định thời gian giao nhà tối đa. Nếu quá hạn mà chủ đầu tƣ vẫn không giao nhà thì khách hàng có đƣợc quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng và khi đó chủ đầu tƣ phải chịu phạt (theo tỷ lệ phần trăm nhất định) do vi phạm hợp đồng.

Formatted: Line spacing: Exactly 23.2 pt

Formatted: Line spacing: Exactly 23 pt

(iii) Diện tích căn hộ: Ngƣời mua nhà cần quan tâm đến diện tích căn hộ sẽ sở hữu trong tƣơng lai, đối với nhà chung cƣ cần chú ý đến diện tích thuộc sở hữu chung nhƣ nhà để xe và diện tích nhà ở. Cách tính diện tích căn hộ cũng cần phải đƣợc đề cập đến trong hợp đồng do hiện nay có nhiều cách tính nhƣ tính từ tim tƣờng, tính phủ bì, tính lọt lòng, tính cả cột, cả hộp gen… Nếu ngƣời mua không yêu cầu làm rõ thì khi nhận căn hộ khách hàng rất khó bắt đền nếu đo lại không đủ diện tích

(iv) Quyền lợi sau khi mua: Khách hàng cũng cần chú ý thêm các điều khoản về nghĩa vụ thuế, về nghĩa vụ làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận căn hộ tránh trƣờng hợp chủ đầu tƣ đẩy nghĩa vụ này cho khách hàng

- Cần có sự tƣ vấn của luật sƣ trƣớc và trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn để giảm thiểu rủi ro và có các giải pháp phù hợp khi có tranh chấp xảy ra. Sự tham gia của luật sƣ tƣ vấn sẽ rất có ích trong việc tránh đƣợc rủi ro lớn nhất là hợp đồng bị vô hiệu. Luật sƣ sẽ tìm hiểu về tính hợp pháp trong việc huy động vốn góp, về điều kiện huy động vốn góp của chủ đầu tƣ… Nếu chủ đầu tƣ huy động sai quy định, gom tiền khi chƣa xây xong phần móng… thì hợp đồng có thể bị tòa án tuyên vô hiệu. Khi đó, khách hàng phải gánh chịu nhiều thiệt thòi.

- Tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng góp vốn mua nhà, đặc biệt là điều kiện để các chủ đầu tƣ huy động vốn tại Luật Nhà ở số 56/2005/QH11, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Thƣờng xuyên theo dõi tiến độ thi công dự án, nếu phát hiện chủ đầu tƣ không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng thì cần có biện pháp cứng rắn yêu cầu chủ đầu tƣ thực hiện, thông tin cho báo chí về các sai phạm của chủ đầu tƣ nhằm gây sức ép buộc chủ đầu tƣ thực hiện đúng cam kết ghi trong hợp đồng.

- Khi tranh chấp xảy ra cần thỏa thuận với chủ đầu tƣ để có biện pháp xử lý hiệu quả, nếu không giải quyết đƣợc bằng thƣơng lƣợng thì cá nhân góp vốn cần khởi kiện chủ đầu tƣ ra tòa theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giao dịch dân sự đối với tài sản hình thành trong tương lai (Trang 93)