Các KTĐD được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy tế bào lai in vitro. Dòng tế
bào lai bảo quản bằng đông lạnh được hoạt hóa bằng cách giải đông nhanh ở 37oC và
được nuôi cấy trong bình Roux 25 cm2. Sau 1-2 tuần, tế bào được chuyển qua những thể
tích lớn dần trong bình Roux 75 cm2, 175 cm2. Khi tế bào phát triển đến giai đoạn bão
hòa và bắt đầu chết thì dịch nổi được thu nhận qua ly tâm. Dịch nổi chứa KTĐD được
cho qua cột sắc ký ái lực với protein G là một protein chiết xuất từ vi khuẩnStreptococci
nhóm C và G và có ái lực mạnh với vùng Fc của phân tử IgG1 chuột.
Chúng tôi sử dụng phương pháp sắc ký ái lực với cột protein G để tinh sạch KTĐD từ dịch nổi môi trường nuôi cấy dòng tế bào 2C1 và 1C10. Chúng tôi kiểm tra độ tinh sạchcủa KTĐD thu nhận được bằng phương pháp SDS-PAGE và định lượng bằng phương pháp đo mật độ quang ở bước sóng 280 nm.
Hình 31. Kết quả điện di SDS-PAGE KTĐD 2C1. Giếng 1: 5 µg KTĐD 2C1 ; giếng 2: Thang phân tử lượng protein.
Kết quả điện di SDS-PAGE (hình 31) phân đoạn KTĐD sau tinh sạch cho thấy chúng tôi đã thu nhận được KTĐD 2C1tinh sạch. KTĐD thu nhận được gồm hai chuỗi polypeptide có kích thước lần lượt khoảng 50 kDa và 25 kDa, tương ứng với chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của phân tử IgG.
Hình 32. Kết quả điện di SDS-PAGE KTĐD 1C10. Giếng 1: 5 μg KTĐD 1C10 ; giếng 2: Thang phân tử lượng protein.
50 kDa 25 kDa
58
Tương tự như vậy, kết quả điện di SDS-PAGE phân đoạn KTĐD sau tinh sạch (hình 32) cho thấy chúng tôi cũng đã thu nhận được KTĐD 1C10 tinh sạch gồm 2 chuỗi polypeptide có kích thước khoảng 50 kDa và 25 kDa, tương ứng với chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của phân tử IgG.