Hệ vector biểu hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo và ứng dụng kháng thể đơn dòng nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (Trang 63)

Điều kiện cảm ứng ở đây là : IPTG 0,5 mM, 6 giờ, 37°C. Các kết quả SDS-PAGE và Western blot (hình 14) cho thấy có sự chênh lệch về hàm lượng protein mục tiêu ở pha tan ở các hệ vector khác nhau. Bằng phần mềm Total Lab Quant chúng tôi tính tỉ lệ hai

protein mục tiêu E7 HPV 16 và p16INK4A ở pha tan trên protein mục tiêu tổng đồng thời

xác định tỉ lệ protein mục tiêu ở pha tan với các protein khác trong dịch ly giải tế bào.

B

1 2 3 4 5

A

42

Kết quả (bảng 10) so sánh mức độ biểu hiện protein mục tiêu so với các protein khác trong tế bào cho thấy ba hệ vector pETM-44, pE-SUMO3 và pGAT đều biểu hiện tốt cả hai protein mục tiêu, vector pET-28a(+) cho mức độ biểu hiện protein thấp nhất.

Bảng 10. Mức độ biểu hiện protein ở pha tan của các hệ vector

pET-28a(+) pETM-44 pE-SUMO3 pGAT Tỉ lệ protein mục tiêu ở pha

tan / protein mục tiêu tổng số

E7 HPV16 17% 60% 50% 80%

p16INK4A 30% 28% 83% 16%

Tỉ lệ protein mục tiêu ở pha tan / protein khác

E7 HPV16 10% 40% 60% 20%

p16INK4A 5% 15% 35% 40%

Trong khi đó, tỉ lệ protein mục tiêu ở pha tan trên protein mục tiêu tổng số giữa các hệ vector cho thấy cả ba đuôi dung hợp SUMO, MBP, GST đều có tác dụng tăng cường tính tan của protein tái tổ hợp, tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ là đuôi GST

lại không có tác dụng tăng cường tính tan riêng đối với protein p16INK4A. Đuôi dung hợp

GST có tác dụng gia tăng cao nhất tính tan của protein E7 HPV16 (80 %) trong khi đuôi

dung hợp SUMO lại tăng cường tính tan của protein p16INK4A tốt nhất (83 %).Như nhiều

công trình trước đây đã công bố, khả năng biểu hiện ở dạng tan/tủa của protein tái tổ hợp được quyết định bởi hai yếu tố - bản chất của chính protein ấy và hệ vector sử dụng.

Như vậy, nếu dựa trên khả năng thu nhận protein tái tổ hợp ở dạng tan cao nhất, các vector pETM-44, pE-SUMO3 và pGAT nên được chọn, trong đó pE-SUMO3 có vẻ trội hơn các vector còn lại. Tuy nhiên, cả ba hệ vector này đều mang đuôi dung hợp có kích thước lớn, cần được cắt bỏ nếu có yêu cầu về kháng nguyên thuần chất. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào enzyme nhập khẩu (thời gian, chất lượng, giá cả) dùng trong việc loại bỏ đuôi. Do đó, nếu protein tái tổ hợp về bản chất đã có tính tan tốt thì việc sử dụng vector pET-28a(+) là phương án đơn giản, có hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo và ứng dụng kháng thể đơn dòng nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (Trang 63)