Vai trò của nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)

Xung quanh chủ đềvaitrò của nhànước trong bối cảnhtoàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, những năm qua đã có nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, bàn luận. Các học giả đã có những phân tích và đưa ra những quan điểm chưa thống nhất, thậm chí là trái ngược nhau về vấn đề này. Tựu chunglạicóthể thấy hai luồngýkiếnkhác nhau:

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế vai trò của nhà nước ở các quốc gia sẽ giảm đi và ngày càng trở

nên không còn cần thiết nữa. Bởilẽ, theocáchọc giả, tiếntrình toàn cầu hoá gắn liền với cơ chế mở cửa, tự do hoá trên nhiều lĩnh vực với sự hoạt động và gia tăng mạnh mẽ các qui luật khách quan của kinh tế thị trường, các qui tắc, hiệp ước,điều lệquốc tế, cùng với sự chi phối, điều hành của cácđịnh chế, tổ chứctài chính kinh tế quốc tế lớn như WTO (Tổ chức Thương mại Quốc tế), IMF (Tổ chức tiền tệ Quốc tế), WB (Ngân hàng quốc tế), EU (Liên minh Châu Âu),… buộc các quốc gia phải tuân thủ, chấp hành khi gia nhập “cuộc chơi toàn cầu” (hội nhập quốc tế). Quá trình đó tự nó tất yếu sẽ thu hẹp vai trò của nhà nước. Nhà nước sẽ dần mất đi năng lực điều hành, quản lý xã hội hoặc không có khả năng tác động hữu hiệu đến sự phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên toàn cầu hoá. Quyền lực tưởng chừng là cố hữu, độc tôn của nhà nước trong lịch sử (tổ chức, quản lý, chỉ đạo,điềuhành, quyếtđịnhmọi vấnđề củađời sống kinh tế – xãhội)cũngsẽngày càng bịcác nhân tố mới của toàn cầu hóa (các tổ chức,định chế toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ…) cạnh tranh, lấn át. Bên cạnh đó, với sự gia nhập của nhiều chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, Nhà nước cũng không còn có khả năng kiểm soát và chi phối,điều tiếtmọi nguồn lựccủa nền kinh tế như trước nữa.

Luồngýkiến thứ hai vẫn thừa nhận, khẳngđịnh vai trò quan trọngcủa nhà nước trong tiếntrình hội nhập.Cáchọc giảcho rằng, tiếntrìnhtoàn cầuhoá, hội nhập quốc tế bao chứa trongđó cảmặttích cực lẫn tiêu cực, cả những thuận lợi và khó khăn, thời cơ đan xen thách thức, gây nên những tác động, ảnh hưởng nhiều mặt đối với các quốc gia, do đó, nhà nước vẫn cầnphát huy vai trò quản lý,điều hành,chỉ đạo nhằm giúpcác quốc gia gặt hái nhiềuthành tựu nhất, hạn chế thấp nhất những rủi ro, thiệthại. Quantrọng hơn nữa, theo các học giả, tiến trình hội nhậpđi kèm với nó là hàng loạt những vấn đề phức tạp nảy sinh như khủnghoảng, suythoái kinh tế, phânhoá giàunghèo, tệ nạnxãhội, ô nhiễm môi trường… mà bản thân cơ chếtự điều tiếtcủa thịtrườngtoàn cầu không thể hoặc “không quan tâm” giải quyết, đòihỏinhànướcở các quốc giaphảiđứng ra can thiệp,điềuhành,gánhvác.

Vậy, thực chất vai trò của nhà nước ởcác quốc gia trong bốicảnh toàn cầu hóa, hội nhậpsẽ ra sao? Vaitrò củanhànước sẽbị giảm thiểu, triệt tiêu hay vẫn duytrì và ngàycàng gia tăng trong tiếntrình hội nhập?...

Trước hết, cần khẳng định,trong xu thếtoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vai trò của nhà nướcởcác quốc gia sẽthayđổi. Bởilẽ, trong bốicảnh thờiđại mới, chủthể quản lý xã hội khôngđơn thuần chỉlà nhà nước hay chính phủquốc giamà còncó các tổ chức kinh tế- tài chính quốc tế lớn và nhiều tổ chức phi chính phủ khác. Bất cứ quốc gia nào trong điều kiện toàn cầu hoá đều phải chịu sự quản lý của ba chủ thểnày dù muốn hay không,dùtrực tiếp haygián tiếp. Các chủ thể quản lý đó tác động, can thiệp vào từng quốc gia lớn nhỏ với mức độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau nhưng đều có vai trò nhất định trong việc giải quyết các vấn đề chung mang tính toàn cầu nhằm duy trì trật tự chính trị, kinh tế quốc tế. Mỗi chủthể tham gia quản lý xã hội theo nhữngcách thức,phạm vi khác nhau:

Về phương diện quyền uy: nhà nước ở các quốc gia thực hiện quản lý, điều hành xã hội thông qua bộ máy bạo lực, cưỡng chế, dựa trên hệ thống hiến pháp, pháp luật mang tính pháp qui nghiêm ngặt, buộc mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội phải tuân theo. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế hay các tổ chức phi chính phủ khác lại thực hiện quản lý thông qua những nguyên tắc, hiệp ước, qui tắc, điều lệ… được xây dựng dựa trên sự đồng thuận, tự nguyện giữa các quốc gia hoặc giữa các công dân. Những hiệp ước, thông lệ quốc tế đó có sức mạnh rất lớn, là khuôn mẫu chung buộc các quốc gia thành viên khi tham gia tiến trình toàn cầu hoá, hội nhập phải tuân theo, không có ngoại lệ.

Về phạm vi quản lý, điều hành: nhà nước chỉ thực hiện vai trò quản lý, can thiệp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình. Các tổ chức quản lý toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ thì có phạm vi ảnh hưởng, tác động, can thiệp rộng hơn rất nhiều, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà nhiều quốc gia, thậm chí trên phạm vi toàn cầu.

Như vậy, có thể thấy, vai trò can thiệp, ảnh hưởng, chi phối của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đối với nền kinh tế toàn cầu là không nhỏ. Cùng với quá trình vậnđộngcủa tiến trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, qui mô, hiệu quảvà phạm vi tácđộng của các tổchức nàyđối với các quốc gia sẽngày càng gia tăng.Điềunàyđãkhiến một số họcgiảcho rằng, nhà nước quốc gia sẽdần mất đi vaitrò, năng lực quản lý, điều hành nền kinh tế; nhà nước quốc gia sẽ dần bị bất lực trong xu thế cạnh tranh với các nhân tố quản lý xã hội mới; nhà nước quốc gia sẽ bị thay thế bởi một“nhà nước xuyên quốc gia”,“nhànướctoàn cầu”, v.v…

Thực tế đã cho thấy, đúng là trong một số lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, vai trò của nhà nước ở các quốc gia đang phần nào bị thu hẹp. Với sự gia tăng vai trò của các tổ chức kinh tế- tài chính, sựtăng cường hoạtđộng ngày càng mạnh mẽvà hiệu quảcủa các tổchức quốc tếliên chính phủ, các lực lượng xuyên quốc gia đang tác động, chi phối ngày càng tinh vi đến hoạtđộng của nhà nước. Nhà nước sẽ không còn giữ được vai trò điều hành, quản lý nền kinh tế độc tôn nữa mà sẽphải“chia sẻ”quyền lực cho các tổchức liên quốc gia. Bởi lẽ, khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, các quốc gia đều phải thực hiện những cam kết, hiệpước, thông lệ quốc tế chung do các tổ chức quốc tế đưa ra, mặcdùtrên thực tế, những định chế chung này không phải bao giờ cũng phù hợp hay thống nhất với những chủtrương, chính sáchđãđược nhà nước ở các quốc gia ban hành, qui định, thậm chí có thể ảnh hưởngđến lợi ích kinh tếcủa quốc giađó. Song,đểhội nhập vào nền kinh tếtoàn cầuvàtranhthủ được những lợiích to lớncủa hội nhập, các nhà nước buộc phải điều chỉnh, sửa đổi những chính sách, qui định thậm chí cả những điều luật trong nước theo những qui định chung đó, tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc,điều luật do các tổchứctàichính kinh tếquốc tế ban hành nếu không muốn bị loại ra khỏi “cuộc chơi” toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, tiến trình toàn cầu hoá với cơ chế mở cửa, tự do hoá thương mại, tuân theo các qui luật điều tiết của cơ chế thị trường, xoá bỏ những ràocản nộiđịa cũng buộc các nhà nước phải tự hạn chếsự can thiệp của mình vào các hoạtđộng kinh tế. Ngay cả những lĩnh vực trước kia tưởng chừng thuộc quyền tự quyết, tự điều phối riêng của nhà nước như việcđịnh ra các chính sách và mục tiêu kinh tế, chính sách thuế, chính sách quản lý các hoạt động kinh tế,…cũng chịu sự tácđộng, chi phối khôngnhỏ bởi các tổ chức quốc tế, các lực lượng liên quốc gia.

Tuy nhiên, nếuvìthế màphủ nhận hoàn toàn vai trò quản lý của nhà nước, cho rằng vai trò của nhà nước ở các quốc gia sẽ ngày càng bịxói mònđến mức triệt tiêu thì lại thể hiện một cách nhìn phiến diện về vấnđề này. Bởi lẽ, thực tế cũng chỉ ra vô số vấn đề sẽ không thể được giải quyết nếu thiếu sự tác động, quản lý, điều hành của nhà nước. Như đãphân tích, tiến trìnhtoàn cầu hoá, hội nhập quốc tế có thể đem đến cho các quốc gia những tác động rất phức tạp, nhiều chiều, cả tích cực và tiêu cực, cả thời cơ lẫn thách thức… Để có thể vừa

tranh thủ được những cơ may thuận lợi, vừa tránh khỏi những tổn thất, rủi ro trong hội nhập là việc rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của toàn xã hội trongđó không thể thiếu vai trò quan trọng của nhà nước trong việc hoạch định vàtổchức thực thi những chính sách phát triển kinh tế xã hội,quản lý,điều tiếtphát triểnsản xuất, mởrộng hợptácđầu tư…Bêncạnhđó, hàng loạt các vấnđề nảy sinh trong bốicảnh hội nhập mà bản thân cơ chế tự điều tiết của kinh tế thị trường toàn cầu bất lực hoặc không quan tâm giải quyết, buộc phải nhờ đến sự can thiệp, tác động của các nhà nước như vấn đề di dân tự do khó kiểm soát, tình trạng phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh quốc gia, vấnđềan sinhxãhội…

Như vậy, không thể và cũng không đủ lý do để kết luận vai trò của nhà nước sẽ suy giảm, trái lại, vai trò đó ngày càng phải được tăng cường phát huy hơn nữa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn hội nhập. Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc hoạchđịnh và chỉ đạo thực thi các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia; quyếtđịnh mức độ tham gia hội nhập của quốc gia vào tiến trình toàn cầu hoá; là công cụ hữu hiệu trong việc điều hoà các quan hệ lợi ích đa dạng trong xã hội, thúc đẩy tăng cường thịnh vượng công, giữ gìn trật tự ổn định chính trị- xã hội.

Thực tế cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, suy thoái kinh tế, diễn raởnhiều nước và những nỗ lực thực hiệncácchínhsách cứu vãn,phục hồi nền kinh tế một cách có hiệu quả của nhà nước, chính phủ ở nhiều quốc gia trong những năm qua càng chứng tỏ và tái khẳng định vai trò to lớn của nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Và, hiện nay, nhànước ở các quốc gia vẫnđang tiếptục triển khai nhiều biệnphápđiềuhành, can thiệpđể giúpcác quốc gia phòng tránh hoặc thoát khỏi sự suythoái, khủnghoảng kinh tế, mất ổn địnhchínhtrị – xãhội, v.v…

Từ những phân tích cả về mặt lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định, trong bốicảnh toàn cầuhoá, hội nhập quốc tếhiện naynhà nước vẫncóvai trò quan trọng, giữ vị trí trung tâm, chi phối, điều tiết mọi quá trình kinh tế – xã hộiở các quốc gia.

2.2.2. Vai trò củaNhànước Việt Nam trong chủ động và tích cực hộinhập kinh tếquốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)