Phát huy vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 118 - 120)

nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển

Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển không chỉ là quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng mà còn là vấn đề hệ trọng đối với đất nước, dân tộc ta. Do đó, đi đôi với tích cực thúc đẩy nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ vào thể chế kinh tế toàn cầu nhằm gặt hái những thành tựu quan trọng cho công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững thì Nhà nước luôn phải chú ý vấn đề đảm bảođịnh hướng chính trị của nền kinh tế, nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa trong từng chính sách, chiến lược, kế hoạch, biện pháp triển khai tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Như đã phân tích, với điều kiện của một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, sức cạnh tranh và vị thế của nền kinh tế còn thấp so với tiềm năng và lợi thế của đất nước, nhiều nguồn lực của nền kinh tế chưa được khai thác, phát huy và kết hợp hiệu quả với các nguồn lực bên ngoài như nước ta hiện nay thì việc chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương, định hướng, chỉ đạo đúng đắn, phù hợp của Đảng và Nhà nước nhằm tranh thủ nhiều hơn những cơ may, vận hội, tiếp cận, khai thác những lợi ích to lớn từ tiến trình hội nhập cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranhvà vị thế kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, quá trình tăng cường mở rộng

quan hệ hợptác kinh tếquốc tế, gắn kết nền kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới, gia nhập sâu rộng vàocác tổchức, hiệp hội, diễn đàn hợptác kinh tế quốc tế đó đã tạođiều kiện cho nhiều yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có cơ hội gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập, “hoà mình”, “gắn kết” vào nền kinh tế thế giới cũng khiến nền kinh tế nước ta phải “chấp nhận”, “hứngchịu” sự chi phốicủa các nền kinh tế lớn, các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn kinh tế tài chính tư bản quốc tế thông qua việc cam kết tuân thủ những qui định, nguyên tắc kinh tế quốc tế mang tính tư bảnchủ nghĩa nặng nề, trong nhiều trường hợp việc thực hiện những qui định quốc tế đó có ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu và nguyên tắc phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta. Ngoài ra,vì nhữngmục tiêu chính trị, nhiều thế lực thù địchcũng muốn lợi dụng tiếntrình hội nhậpđểlôikéocác nước theo xu hướng phát triểncủa kinh tế tư bản chủ nghĩa, ngăn chặn và cản phá xu hướng phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa,dùng các chiêu bài lợi ích kinh tế để “mặc cả”, đánh đổi thể chế,định hướngchínhtrị của nước ta.

Nhưvậy,quátrình tích cực hội nhậpmạnhmẽ vào thể chế kinh tếquốc tế cóthể đemđến cho nền kinh tế nước ta những cơ hội phát triển lớn nhưng nếu không cẩn trọng rất dễ dẫn đến chệch hướng chính trị, đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng tư bảnchủ nghĩa, không thực hiện được các mục tiêu cao đẹp của chế độ xã hội xãhội chủ nghĩa mà toànĐảng toàn dân ta luôn hướng tới,đó làchế độ xãhộidân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

Vì thế, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải luôn chú ý đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong mọi chính sách, chiến lược, kế hoạch chỉ đạo nền kinh tế tham gia hội nhập, xác định rõ những mục tiêu cao

đẹp mà nền kinh tế cần hướng tới khi hội nhập; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong mọi hoạt động triển khai mở rộng hợptác kinh tế quốc tế, thu hútđầu tư, tiếp nhậnvà chuyển giao công nghệ, ký kết dự án hợp tác thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, cũng như trong cam kết tuân thủ thực hiện các nguyên tắc, hiệp ước, định chế quốc tế, không vì những lợi ích kinh tếtrước mắtmà đánhđổimục tiêuchínhtrị, đi ngượclại nguyệnvọngcủa dân tộc; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong từng chính sách thúc đẩy các chủ thể kinh tế chủ động, tích cực tham gia hội nhập, kết hợp tốiđa lợi ích cá nhân với lợi ích đất nước, có ý thức trách nhiệm đóng góp tích cực vào sự phát triển thịnh vượng, văn minh chungcủa nền kinh tế, v.v…

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 118 - 120)