Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy nền kinh tế tích cực hội nhập với việc việc đảm bảo tính độc

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 106)

việc thúc đẩy nền kinh tế tích cực hội nhập với việc việc đảm bảo tính độc lập, tự chủ và định hướng XHCN trong sự phát triển của đất nước

Thúc đẩy nền kinh tếhội nhậpmạnhmẽ vào thểchế kinh tế toàn cầu nhằm gia tăng cơ hội tìm kiếm, khai thác những giá trị, lợi ích to lớn từ hội nhập cho mục tiêuphát triển làlựa chọn đúngđắn,phùhợp vớiđiều kiệnđất nước và xu thếvậnđộng chung của kinh tế nhânloại. Tuy nhiên, tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế, bêncạnh những lợiích to lớn chothúc đẩy kinh tế phát triểnlại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ,thách thức,rủi ro khólường. Một trong nhữngthách thức lớn đối với nền kinh tếnước ta đó làvấnđềchệch hướngchínhtrịtheo xu hướng tư

bảnchủ nghĩa vànguy cơ mất dầntínhđộc lập, tựchủ của nền kinh tế, gia tăng sự lệ thuộc vào các quốc gia phát triển, các tổ chức, hiệp hội kinh tế tài chính quốc tếlớn trongquá trìnhđẩymạnh hội nhập kinh tếquốc tế.

Trước hết, v vấnđềchệch hướngchínhtrị: Quanđiểmchỉ đạo nhấtquán của Đảngvà Nhànước talà phải giữ vữngđịnh hướng xãhộichủ nghĩa, nỗlực thực hiện những mục tiêu cao đẹp của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ tiếntrình hội nhập. Vấnđề đặt ra là, để thực hiện những mục tiêu đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, nâng cao đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dânthì cầnđẩymạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội tiếp nhận những lợi ích to lớn từ hội nhập cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên,chính quá trình mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế hội nhập sâu rộngvào thể chế kinh tế toàn cầulại tiềm ẩn những nguy cơ khiến nền kinh tế nước ta dễ chệch hướng chính trị, bị “lôi kéo” phát triển theo xu hướng tư bảnchủ nghĩa,đi ngượclạimục tiêu, mongước củatoàn dân tộc.

Toàn cầuhoá, hội nhập kinh tế quốc tếthực chấtlà quá trình các quốc gia tư bảnphát triển tăng cường mở rộng thị trường, mở rộng phạm vi, cường độ, qui mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhằm tìm kiếm, khaithác thêmcác nguồn tài nguyên, lao động… từ các quốc gia khác (nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam) để gia tăng lợi nhuận. Quá trình đó đã tạo ra những mối liên hệ ràng buộc, gắn kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế trên toàn thế giới với sự “điều hành”, “dẫn dắt” của các siêu cường quốc tư bản chủ nghĩa phương Tây.Chínhvìvậy, tiếntrìnhtoàn cầuhoá, hội nhập quốc tế cònđược nhiềuhọc giả gọi là tiến trình Mỹ hoá, phương Tây hoá. Với việc nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện quan trọng như vốn, kỹ thuật, công nghệ, trình độ, kinh nghiệm kỹ năng tổ chức quản lý tiên tiến, các tổ chức, định chế kinh tế tài chính quốc tế…, các quốc gia tư bản lớn mạnh cũng đương nhiên nắm giữquyền quyếtđịnh, chi phối, gâyảnh hưởngmạnhmẽ đếncả mạng lưới kinh tế toàn cầu. Tính chất tư bản chủ nghĩa của tiến trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đương nhiên sẽ có những ảnh hưởng, tác động, chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của các quốc gia tham gia hội nhập, lôi cuốn, “dẫn

dắt” các nền kinh tế phát triển theo xu hướng tư bản chủ nghĩa một cách tự nhiên nhấtvàViệt Namcũng khônglà ngoại lệ.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy nền kinh tế hội nhậpmạnh mẽ vào thể chế kinh tế toàn cầu, thanh thủgặt hái nhữngthành quả của tiến trình hội nhập chothúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước phải thực hiệnchính sách phát triển kinh tế mở, tăng cường hợp tác liên kết, thông thương với nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa trên thế giới, nỗ lực triển khai thực hiện đổi mới chính sách phát triển kinh tế theo hướng thị trường, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với đa dạng hình thức sởhữu trong đó có sự thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nước ngoài vàchế độ sở hữu tư nhân - hạt nhân cốt lõi hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này một mặt có thể khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của các thành phần kinh tế, các chủ thể, cá nhân trong nước cho tiến trình phát triển của nền kinh tế, nhưng mặt khác, cũng tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển tự phát nhiều yếu tố, quan hệ kinh tế mangtính chất tư bảnchủ nghĩa.

Hơn thế, trước nhữngthành tựuphát triển“hàonhoáng”vềkinh tế xãhộiở nhiều nước tư bảnchủ nghĩa đãkhiến một bộphận khôngnhỏngười dân, doanh nghiệp đã tỏ ra rất “ngưỡng mộ”, mong muốn nền kinh tế nước ta “đi theo”, “học tập” mô hình phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, thậm chí cònđổ lỗi, chỉ tríchĐảng và Nhànước đãsai lầm, ảo tưởng trong việc định hướng sự phát triển nền kinh tế đất nước theo conđườngxã hộichủ nghĩa viển vông,kìm hãm tiếntrìnhphát triểncủa nền kinh tế.Đâychínhlà điều kiện thuận lợi chocác thế lực thù địch,các tổchức, lực lượngphảnđộng lợidụngđể tuyên truyền,quảng bácho chế độtư bảnchủ nghĩa, xuyêntạcvàtiếnhànhcáchoạtđộng chốngphá, cản trởtiếntrình xây dựng chế độ xãhộixãhộichủ nghĩaởnước ta.

Mặt khác, lợi dụng chính sách thúc đẩy nền kinh tế tích cực hội nhập sâu rộngvào thểchếkinh tếtoàn cầucủa nước ta, các thế lực thù địch,đối lậpcũng luôn tìm cách để “mặc cả”, “đặt điều kiện” thậm chí tạo sức ép trong các quan hệ hợp tác, liên kết đầu tư, ký kết chuyển giao công nghệ, tìm cách đẩy nền kinh tế nước ta phụ thuộc sâu sắc vào sự chi phối của nhiều lực lượng tư bản

quốc tế, lái nền kinh tế nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa phục vụâm mưudùng kinh tế đểthôntínhchínhtrị,làm chệch hướngchínhtrị.

Nhưvậy, vấnđềchệch hướngchínhtrị trongquá trìnhđẩymạnh hội nhập kinh tế quốc tế là điều rất dễ xảy ra và thực sự đáng lo ngại, đòihỏi Nhànước cần tỉnh táo, chủ động nhận thức và có những phương án đối phó phù hợp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa hội nhậpvà định hướngxãhộichủ nghĩa nền kinh tế mộtcáchchủ độngvàhiệuquảnhất.

Vấn đềthứ hai cũng khôngkém phần quantrọng là nguy cơ mất dầntính

độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong tiến trình đẩy mạnh hội nhập mạnh mẽ vào thểchếkinh tế toàn cầu.

Độc lập tự chủ về kinh tế luôn là nền tảng vật chất cơ bản để giữ vững độc lập tự chủ về chính trị và tăng cường độc lập tự chủ của quốc gia, do đó, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bốicảnh hội nhập, tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước, bảo vệlợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu gay gắt là định hướng lớn của Đảng nhằm đảm bảo sự phát triển nhanh chóng, hiệuquả vàbền vữngcủa nền kinh tế, từ đó giúp xác lập vị thế chính trị nhất định trên trường quốc tế và tăng cường an ninh, độc lập tự chủ của quốc gia. Để thực hiện chủ trương của Đảng, một mặtchúng taphải nỗlực thúc đẩy nền kinh tế tích cực tham gia hội nhập, gia tăngcác mối liên kết, hợptác, gắn kết kinh tế với khu vựcvàthếgiới, tăng cườngkhảnăng tiếp cận tốiđacác cơhộiphát triển kinh tế theo kịp xu thế chungcủa kinh tế nhân loại, nhưng mặtkhác phảiđảmbảotínhđộc lập, tự chủ của nền kinh tế, tránh bị lệ thuộc, chi phối bởi các nền kinh tế và yếu tố bên ngoài. Đâylà thách thức không nhỏ của tiếntrình hội nhập đang đặt ra đối với Nhànước Việt Nam hiện nay. Bởilẽ:

Để thúcđẩy nền kinh tế hội nhập sâu sắc vào thể chế kinh tế toàn cầu,Nhà nước phải nỗlực triển khai các biệnpháp mởrộng các quan hệ hợptác, liên kết kinh tế quốc tế,đẩymạnhcáchoạtđộng thuhútđầu tư, tăng cường tiếp cận, khai tháccác nguồn lựcđadạng từbênngoài… Quá trìnhđómột mặtgiúp nền kinh tế nước tacónhững điều kiện, cơhội tốt nhất cho phát triển kinh tế, gặt hái những

thành tựu to lớn từ hội nhập cho mục tiêu tăng trưởng, nhưng mặtkhác cũng dễ khiến nền kinh tế mất dầntínhđộc lập, tự chủ, ngày càngbịphụ thuộc sâu hơnvà nhiều hơn vàocác quốc gia,các thị trườngvà các nguồn lực từ bên ngoài, thậm chí có thể rơivào tình trạngkhủnghoảng, rối ren, suythoái khicác đốitác thực hiện thay đổi các chính sách hợp tác, liên kết kinh tế, cắt giảm đầu tư, hạn chế xuất nhập khẩu,ápdụng những chế tài khắt khe với nền kinh tếnước ta.

Trong bối cảnh hội nhập, các quốc gia có sức mạnh vượt trội về kinh tế, các tổchức, tập đoàn kinh tế quốc tế lớn,các công tyđa quốc gia, xuyên quốc gia trên thế giới, luôn có những tác động, ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ và quyếtđịnhmọi vấnđề của kinhtoàn cầu, khiến chocác quốc giakhác, trongđó cóViệt Nam dường như mấtđitính tự chủtrong việcđềra các chínhsáchđiều hành hay quyết định các vấn đề kinh tế trong nước. Để có thể hội nhập mạnh mẽ vào thể chế kinh tế quốc tế, Nhà nước phải cam kết tuân thủ, thực hiện những nguyên tắc, luật lệ, quiước trong khuôn khổ cácđịnh chếkinh tếquốc tế docác cường quốc, các tổchức tập đoàn kinh tế tàichính quốc tếlớnđề ra, áp đặt mà nhiều khi những nguyên tắc, luật lệ đó lại không thực sự phù hợp với luậtpháp trong nước, thậm chí trong nhiều trường hợp, việc thực hiện, tuânthủ những cam kết quốc tế khắt khe đó còn khiến nền kinh tế nước ta phải chịu thua thiệt, phải chấp nhận từ bỏ một số lợiíchcủa doanh nghiệp, tậpđoàn hay của cảnền kinh tế.

Bêncạnhđótham giavào tiếntrình hội nhậpcũngcó nghĩalà chúng ta tự giác gắn kết nền kinh tếtrongmạng lưới lên kết kinh tế toàn cầu, vậnhành theo “guồngmáy”chungcủa kinh tế thếgiới. Khi đó, mỗi biếnđộngcủa nền kinh tế thế giớiđềucó nhữngtácđộng, ảnh hưởng khôngnhỏ đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt, những biếnđộng từ cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế từ các quốc gia phát triển, những bất ổn của thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu, những biến cố từ những tập đoàn kinh tế tài chính xuyên quốc gia… sẽ đem đến những tác động bất lợi lớn hơn, gây tổn hại nhiều hơn, thậm chí có thể “nhấn chìm” cảnền kinh tếnếu khôngcósự chuẩnbị tốt những điều kiện,đảmbảo sự tự chủvề kinh tế và khả năng sẵnsàng, chủ động ứng phó với các tình huống xấu, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ những hiệu ứng khủng hoảng, suy thoái lan truyềncủa kinh tế toàn cầu.

Hơn thế, quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nỗ lực tăng cường hợp tác, triển khai các biện pháp thu hút các nguồn ngoại lực cho phát triển kinh tế ở nước ta cũng dễ khiếncác quốc gia, các tập đoàn kinh tế lợi dụngđể đặtđiều kiện, tranhthủkhaithác các nguồn lực tài nguyên, khoángsảnquí báu của đất nước, chiếm lĩnh, thâu tóm nhữngđịa bàn,lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế, thậm chí gây sức ép hoặc “áp đặt” những điều kiện kinh tế, chính trị trongquá trìnhkýkếtcác dự ánđầu tư,các chươngtrình trợ giúp, hợp tác, liên kết kinh tế, buộc chúng ta phải tuânthủ những cam kết cólợi cho quốc giađó hoặc phải thayđổi những qui định trong nước theo ýmuốncủa họ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích kinh tế, an ninh,chủquyền của quốc gia, v.v…

Thách thức đặt ra đối với Nhà nước trongquá trình chỉ đạo tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế ở nước ta chínhlà làm saođể vừa cóthể thúcđẩy nền kinh tếtích cực hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế thế giới,chủ động khaithác tốiđa các nguồn lực cho thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, vừađảm bảo tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, không để nền kinh tế bị chi phối, lệ thuộc vào bấtkỳquốc gianào khác, haybịbất cứ một tổ chức, tậpđoàn kinh tế tàichính nào“điều khiển”, “định hướng” đường lối, chính sách phát triển kinh tế đất nước; làm thế nào đểxây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ, có khả năng tận dụng, kết hợp được tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước chomục tiêu phát triển nhanh vàbền vững,đảm bảo được tiềm lực vật chấtđủ mạnhđể cóthể ứng phó một cách hiệu quả, ít bị tổn thương, thiệthại trước những những biến động phứctạp của tiếntrình hội nhập, v.v…

Như vậy, thực tiễn tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay đã và đang đặt rabàitoánkhó đòi hỏi Nhànước phảitìm cáchgiải quyết đó là đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế trong suốt tiếntrình hội nhậpmạnhmẽ vào thể chế kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)