Nhà nước chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo ổn định chính trị – xã hội tạo điều kiện thuận

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 106)

nhân lực chất lượng, đảm bảo ổn định chính trị – xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở đầyđủ, hiện đại; đàotạovà phát triển nguồn nhân lực chất lượng,đồng thời đảm bảo môi trường chính trị - xã hội ổn định, an toàn là những yếu tốquan trọng giúp gia tăng lợi thếso sánhcủa nước ta trongquá trình hợptác, liên kết kinh tếquốc tế, tạođiều kiện chochủ độngvà tích cực hội nhậpmạnhmẽ vàhiệuquả vào thể chếkinh tế toàn cầu. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua Nhà nước đã có những nỗlực chỉ đạo xây dựng,đổi mới,hoàn thiệnđồng bộ cáclĩnh vựcnày.

Trước hết, v xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở: Nhà nước đã tích cực huyđộng các nguồn lực trong nước kết hợp với kêu gọi sự hỗtrợ, đầu tư từ các tổchức kinh tế tàichính quốc tế, các quốc gia trong khu vựcvàtrên thế giới nhằm xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thốnghạtầng giao thông,hạtầng cungứngđiện, hệ thốnghạtầng thông tin, liên lạc, bưuchính, viễn thông) từng bước đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứngngàycàng tốt những yêu cầucủa tiếntrình hội nhập,tạođiều kiện chochủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với tổng mức đầu tư dành cho kết cấu hạ tầng trong những năm vừa qua bình quân khoảng 10% GDP, mức cao so với nhiều quốc gia.

Đối với hạ tầng giao thông, trên cơ sở xác định đây là yếu tố quan trọng nhấtcủa hệ thống kết cấuhạtầng cơsở,đónggóp lớnvào sự phát triển kinh tế – xã hội và cần được đầu tư phát triển đi trước một bước, nhiều năm qua, Nhà nướcđã đề ra nhiềuchínhsách, chươngtrình, kế hoạchchỉ đạocụthể như: khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có; nâng cấp và mở rộng thêm các tuyến giao thông trọng yếu; xây dựng thêm các tuyến đường đường đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; cải thiện, hiện đại hoá hệ thống giao thôngở cáctỉnh, thành phố lớncó vịthế kinh tế, năng lực liên kết hội nhập quốc tế cao; xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhiều cảng sông, cảng biển, sân bay, đặc biệtlàhệthống cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế để phụcvụcho nhu cầu

mở rộng hợptác, hội nhập kinh tế quốc tế, v.v... Nhờ nhữngchính sáchchỉ đạo khá tích cực của Nhà nước, đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông ở nước ta đã được xây dựng, nâng cấpvà ngàycàngđổi mới,hoàn thiện.Mạng lướicác tuyến đường huyếtmạch nối liềncáctỉnhthànhđược xây dựng như:quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 80, quốc lộ 24,... Nhiều tuyến quốc lộ chính yếu, quantrọng nối đến các cảng biển và cửa khẩu quốc tế lớn như quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10, quốc lộ22, quốc lộ51, quốc lộ14B... Các tuyến quốc lộ hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía Nam; các tuyến quốc lộ ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Longcũngđồng thờiđược nâng cấp, xây dựng. Giao thông miền núi, giao thông nông thôn cũng được đầu tư mở rộng, phát triển với hàng ngàn con đường liên huyện, liên xã đãđược mở trên khắpcácvùng miền, tạo ra mạng lưới giao thông trải rộng trên khắp đất nước. Tính đến năm 2011, tổng chiều dài mạng đường bộ Việt Nam có 258.200 km,trong đó đường quốc lộ và cao tốc 18.744 km, đường tỉnh 23.520 km, đường huyện 49.823 km, đường xã 151.187 km, đường đô thị 8.492 km, và đường chuyên dùng 6.434 km. Hiệnchúng tađãcó 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 18.744 km.Hàng loạt cây cầu lớnở hầu khắp các tỉnh thành cũng đã được xây dựng như: cầu Bến Thuỷ, Thái Bình, Yên Bái, Việt Trì, Phong Châu, Mỹ Thuận, Bãi Cháy, Thanh Trì, Bính, Rạch Miễu, Cần Thơ… đã giúp khai thôngcác tuyếnđường huyếtmạchcủacả nước. Nhiều hầm đường bộ như hầm Hải Vân, hầm đèo Ngang, các hầm trên đường Hồ Chí Minh và các tuyếnđường cao tốc lớn như HàNội – HảiPhòng, Hà Nội– Lạng Sơn, Nội Bài– Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, NộiBài– Lào Cai… cũng nhanh chóngđược triển khai thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế và chủ động, tích cực hội nhập. Bên cạnh đó, các tuyếnđường sắt cũng được đầu tư xây dựng, mởrộng nối liềncác vùng miền trongcả nước, tạo thuận tiện cho lưu thông, giao thương hàng hoá với tổng chiều dài 3.143 km trong đó 2.531km chính tuyến, 612 km đường nhánh và đường ga. Ngành hàng không dân dụng cũng có sự phát triển cực kỳ nhanh chóng, mở thêm nhiều đường bay,đầu tưnhiều loạimáy bay hiệnđạiđápứng yêu cầu hội nhậpcủa nền kinh tế (tổng sốmáy bay của các hãng hàng không trong nước là gần 100 chiếc

trong đó Vietnam Airlines có 80 chiếc với 10 máy bay Boing B777, 9 chiếc Airbus A330...). Hệthốngcác sân bay, bếncảng lớncũngđượcNhà nướcđầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng, mở rộng, nâng cấp,tạođiều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại quốc tế như: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cảng hành không Phú Quốc, Phù Cát (Bình Định), Vinh, Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Điện Biên Phủ, Chu Lai... Các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu cũng được đầu tư xây dựng nhanh chóng như: Cảng Cái Lân, Cảng Hải Phòng, Cảng Cửa Lò, Cảng Vũng Áng, Cảng Tiên Sa, Cảng Quy Nhơn, Cảng Nha Trang, Cảng Sài Gòn, Cảng Cần Thơ… và một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng lưu lượng lớn hàng hoá thông qua trong bối cảnh hội nhập cũng được mở rộng, nâng cấp. Đến nay, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 37 cảng biển, với 166 bến cảng, 350 cầu cảng, tổng chiều dài khoảng 45.000m cầu cảng, năng lực thông qua khoảng 350 – 370 triệu tấn/năm. Hình thành các cụm cảng, có cảng cho tàu có trọng tải lớn tới 100.000T, cảng chuyên container và hiện đang triển khai xây dựng thêm các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng bến tại các khu vực khác [27]. Đặc biệt, trong năm 2013, vấn đề xây dựng và phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông đã được Nhà nước chỉ đạo Bộ Giao thông tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp: trong quản lý đầu tư đã khắc phục một số tồn tại như phân bổ vốn đầu tư dàn trải, quy mô và hiệu suất đầu tư chưa hợp lý; công tác kiểm soát chất lượng, tiến độ các dự án đầu tư đã có chuyển biến mạnh mẽ; khởi công 78 và hoàn thành 46 công trình, dự án; nhiều dự án, công trìnhđược đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư; một số dự án trước đây bị chậm tiến độ đã được khắc phục; huy động được lượng vốn lớn ngoài ngânsách chođầu tư các côngtrình giao thông.

Hệ thống hạ tầng cung ứng điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cao trong quá trình đẩymạnh hội nhập,cũng được Nhà nước nỗlực huyđộngđầu tư xây dựng, phát triển.Mạng lưới cung cấp điện quốc gia ở hầu khắp các tỉnh thành, địa bàn trong cả nước từng bước được xây dựng như: đường dây 500 kV siêu cao áp Bắc - Nam dài 1.567 km trong hai năm (1992 đến 1994), tiếp đến là đường dây 500 kV mạch 2 Bắc - Nam. Ngoài ra còn xây dựng nhiều đường dây

500 kV để kết nối lưới điện khu vực, hàng trăm nghìn kmđường dây 220 kV kết nối mạch vòng trong cả nước, hàng trăm trạm biến áp 220 kV, cũng như hàng trăm nghìn kmđường dây 110 kV vàhàng triệu km đường dây 22 kV đưa điện đến mọi miền đất nước vàcác hộ tiêu dùng,đặc biệt là các vùngnúi,hải đảo… Ðến nay, 100% số huyện, 98% số xã, 96% số hộ dân đã sử dụng lưới điện quốc gia. Riêng trong năm 2013, cung cấp hơn 115 tỷ kWh điện, tăng 9% so với 2012.Đầu tư xây dựng với giá trị trên 104.000 tỷ đồng, chiếm 9% tổng mức đầu tư xã hội. Đưa vào 22 tổ máy với công suất hơn 4.300 MW vượt kế hoạch dự kiến khoảng 3.500 MW [89].

Về hạ tầng thông tin, bưu chính, viễn thông, những năm qua Nhà nước cũng đã quan tâmchỉ đạo,đầu tư xây dựng,phát triển nhanh chóng theo hướng ngày càng tiên tiến, hiệnđại, tạođiều kiện cho các hoạtđộng hợptác, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian; cung cấp, hỗtrợ các chủ thể kinh tế tham gia hội nhậpchủ động nắm bắt được mọi thông tinđadạng liên quanđến tiếntrình hội nhậpnói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, nhận thứcđược xu thế, diễn tiến phức tạpcủa quá trình hội nhập, những đặc điểm, thời cơ thuận lợi cũng như những khó khăn thách thức phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để có thể cân nhắc, chủ động lựa chọn, tìm kiếm đối tác chiến lược phù hợp, tính toán phương án, lộ trình mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, hay triển khai các hoạt động ký kết, hợptác, traođổi kinh tế quốc tế manglại hiệu quả cao nhất trong nhữngđiều kiện, thờiđiểm cụ thể. Tínhđếntháng 7 năm 2013, cả nước có 815 cơquan báo chí inấn với hơn 1000 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát thanh, truyền hình, 75 báo và tạp chí điện tử, 1110 trang thông tin điện tử và 382 mạng xã hội. Hạ tầng viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G,mạng việc thông cấp quang… Các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư mạng lưới và cung cấp dịch vụ đúng như cam kết. Thuê bao 2G, 3G tăng 4,3 triệu thuê bao mới. Cả nước hiện có 145,47 triệu thuê bao điện thoại, trong đó cố định chiếm 9,47 triệu, di động đạt 136 triệu thuê bao [18]. Bên cạnh đó, các dịch vụ bưu chính, thư tín, điện tín, chuyểnphát nhanh, thương mại điện tử… cũng đã và đang được thúc đẩy phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vận chuyển, kết nối, giao thương

mạnh mẽ trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ngày càng nhanh chóng, thuận tiện, hiệuquả, tiết kiệm chiphí.

Nhữngthành tựunói trênđãcho thấy vaitrò vànhững nỗlực khôngnhỏ của Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựngvà hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơsở đápứng yêu cầu công cuộcphát triểnđất nước,tạođiều kiện cho nền kinh tế chủ độngvà tích cực hội nhậpmạnhmẽ vàhiệuquả vào nền kinh tếthếgiới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng mừng đó, Nghị quyết số 13- NQ/TW Hội nghị Trung ương 4 khóa XI cũng chỉ rõ “hệ thống kết cấu hạ tầngở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển”. Nhiều công trình xây dựng kết cấuhạtầng chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí cao; công tác quản lý, khai thác, sử dụng, dịch vụ hạ tầng còn yếu, hiệu quả thấp. Hạ tầng giao thôngcòn kém chất lượng và quá tải; nhiều tuyến quốc lộ chưa được đầu tư nâng cấp tương xứng với nhu cầu sử dụng, đã xuất hiện nhiều nút thắt trên các tuyến giao thông huyết mạch; hệ thống đường sắt vẫn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, năng lực hạn chế, hiệuquảkhaithác chưa cao; một sốcảng biển tại các vùng kinh tế trọng điểm đã vàđang quá tải, xuất hiện tình trạng ùn ứ hàng hóa; một số cảng hàng không quốc tế cũng đang hoặc sẽ quá tải trong tương lai gần; giao thông đô thị còn nhiều yếu kém, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn thường xuyên xảy ra; sự kết nối giữa các phương thức vận tải chưa thuận lợi và hiệu quả, đặc biệt giữa đường bộ và cảng biển, đường bộ và cảng hàng không. Hệ thống hạ tầng cungứngđiện vẫncòn thiếu,giá thành cao, công tác bảotrì,bảo dưỡng chưa tốt gây nhiều sựcố “cắt,cúp” điện, ảnh hưởng xấuđến hiệuquả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpvà cả nền kinh tế. Hạ tầng thông tin, viễn thông mặc dù đã phát triển nhưng chưa đi đôi với quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả, v.v… Theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2012- 2013 Việt Namchỉ đứng thứ 119/144 quốc gia về chất lượng kết cấu hạ tầng tổng hợp, trong đó chất lượngđường bộ đứng thứ 120/144, hệ thống cảng biển đứng thứ 113/144; và hệ thống cung cấp điện đứng thứ 113/144. Tình trạng kết cấu hạ tầng kém phát triển được xem là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư của Việt Nam,năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Những hạn chế, yếu kém nói trên chính là một “điểm trừ” trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo “nút thắt” trongquá trìnhđẩymạnh tiến độ vàgia tăng hiệuquảhội nhậpcủa nền kinh tếnước ta hiện nay.

Thứhai, vềvấnđề đàotạo nguồn nhân lực, trên cơsởnhận thứcrõtầm quan trọngcủa chất lượng nguồn nhân lựcđối với việc thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập, nhiều năm qua, Nhà nước đã đề ra những chính sách, kế hoạch và biệnphápcụ thể chỉ đạođàotạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹthuật tiên tiến hiệnđại; nâng caotrìnhđộ, năng lực tổchức,quảnlý sản xuất, kinh doanh; rèn luyện các kỹ năng, tác phong, làm việc theo những chuẩn mựccủa nềnsản xuất công nghiệp, trong cơchế kinh tế thịtrường; nâng caotrình độ ngoại ngữ, tinhọcđápứng yêu cầu mởrộng hợptác, giao lưu thươngmại quốc tế; nâng caoýthức tuânthủ pháp luật trongcáchoạt động hợptác kinh tếquốc tế; rèn luyện phẩm chất đạo đức… nhằm cung ứng cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng,có trìnhđộ chuyên môn cao, tư duy năng động, linhhoạt,nhạybén.

Nhà nước đã không ngừng tăng chi ngân sách cho giáo dục đồng thời huy độngcác nguồn lực cho xãhộihoá giáodục; tiếnhànhđổi mới,cảicách chương trình, nội dunggiáo khoa, giáotrình, phương thức thi cử, kiểm tra; đàotạo nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ giảngdạy các cấp; đa dạng hoá các loại hình đàotạo, chú trọng kết hợpđào tạotrìnhđộ chuyên môn nghiệpvụ, đào tạo nghề với nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học… Nhờ đó, đến nay, chất lượng nguồn nhân lực nước tađã cải thiện đáng kể. Tính đếnnăm2012, cả nước đãcó 4,28 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 24,2 nghìn tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996, đội ngũ này tăng hơn 4,6 lần (trung bình 11,6%/năm), số tiến sĩ tăng hơn 2,6 lần [8, tr.182]. Tỷlệlaođộngđã quađàotạo 7,2 triệu người trong tổng số 49,5 triệu lao động, chiếm 14,6% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước. Tính riêng trong năm 2013, cả nước đào tạo nghề cho hơn 1,7 triệu lao động, trong đótỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo có nơi đạt

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 97 - 106)