Phát huy vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 120)

nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Đối vớimọi quốc gia,cómột nền kinh tế độc lập, tự chủ chính là nền tảng vật chất cơ bản để giữ vững độc lập tự chủ về chính trị và tăng cường độc lập tự chủ của quốc gia. Không thể có độc lập tự chủ về chính trị trong khi bị lệ thuộc về kinh tế. Đối với các nước phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, việc đảm bảotínhđộc lập, tự chủ về kinh tế càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, phát huy vai trò của Nhà nước trong tiến trìnhđẩymạnh hội nhập kinh tếquốc tế ở nước taphải luônchú ý đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập có thể hiểu một cách khái quát là nền kinh tế có vị thế và sức cạnh tranh tốt trong thể chế kinh tế toàn cầu. Đólà nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợplý, hiệnđại, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết, phù hợp, với điều kiệnđất nướcvàxu thế thờiđại; có khả năng phát triển nhanh, bền vững, hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu; có thể tiếp cận, khai thác, kết hợp được tối ưu các nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển bền vững của đất nước trongđó phải dựa vào các nguồn lực trong nước là chính;có những tiềm lực đủ mạnh để có thể đảm bảo độantoàncủa nền kinh tế, ứng phó hiệu quả, ít bị tổn thương trước những biến độngcủa thực tiễn hội nhập, gặt hái được nhữngthành tựu quan trọng chocác mục tiêu tăng trưởng kinh tế; trong bất cứ tình huống nào vẫn có thể duy trì

được các hoạt động bình thường của xã hội, đảm bảo các mục tiêu an ninh, chính trị, giữ vững ổn định trật tự, chủ quyền quốc gia, không để bị lệ thuộc, chi phối,ápđặt bởicác yếu tố, lực lượng bên ngoài.

Đối với nước ta, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là yêu cầu,đòi hỏi tất yếucủa quá trìnhphát triểnđất nước trong xu thế hội nhập hiện nay. Bởilẽ, có đảmbảo được độc lập, tự chủ mớithúc đẩy, duy trìđược sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế, không bị “hòa tan”, không bị “đánh mất mình” trong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế. Có nền kinh tế độc lập, tự chủ sẽ giúpchúng tacó đượcvịthế, tiềm lực kinh tếvữngvàng, giành được thế chủ động, khôngđể bị “lệ thuộc”, “ép buộc”, “chèn ép”,chịu “thua thiệt”trongcác quan hệ kinh tế quốc tế. Hơn nữa, việc xây dựng được một nền kinh tế độc lập, tự chủ còn giúp chúng ta có thể giữ vững được độc lập, tự chủ về chính trị, không bị lôi kéo, khống chế, chi phối bởi các thế lực đối lập,thù địch,đảmbảo an ninh quốc gia,chủquyềnlãnh thổ, v.v…

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biếnđộng, bất ổnkhó lường; nhiều nền kinh tế vẫnđang trong tình trạng khókhăn,khủng hoảng, suy thoái; hệ thốngtàichính, thương mại toàn cầu vẫn có nguy cơ bùng phát những rủi ro gây hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các quốc gia; lạm phát cao ở nhiều nước, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như dầu thô, nguyên liệu diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng cao; cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt; nhiềuvùng miền, quốc gia trên thếgiới đang phải đối mặt giải quyết những mâu thuẫn, xung đột chính trị, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, v.v… thì việc chủ động và tích cực xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có khả năngtrụ vững, chống đỡ, ứng phó tốt trước những biến độngcủa kinh tế toàn cầulạicàng trởnên cần thiết.

Từ thực tế tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế ởnước ta những năm quacó thể thấy, mặc dù chúng ta đã đạt những thành tựu đáng khích lệ cho thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, sức cạnh tranh và tiềm lực kinh tế của đất nước cũng có nhiều cải thiệnđáng kể, songquá trìnhphát triển kinh tế vẫn chứa đựng nhiều vấnđề hạn chế, tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, phức tạp. Nền kinh tế chưa thực sự chủ

độngvà tích cực trong hội nhậpđể có thể tranh thủtối đa những thời cơ, giảm thiểu những thiệt hại. Chất lượng tăng trưởng ở nước ta còn thấp và thiếu tính bền vững. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam vẫn còn yếu so với nhiều nước, kể cả trong khu vực. Nền kinh tế có xu hướngphụ thuộc nhiều hơnvàocác quốc giavànguồn lực bênngoài. Nhiều tiềm năngcủa nền kinh tếchưađược khaithácvà phát huy hếtgiá trị,đónggóp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chungcủa nền kinh tế. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn đang hiện hữu. Trong khiđó, nhiều thế lực thù địch vẫn thường xuyên gia tăng các hoạt động chống phá, cản trở tiến trình phát triển của nền kinh tế nước ta, âm mưu kìm hãm, làm suy yếuđất nước về mặt kinh tế để dễ bề thôn tính về chính trị, thậm chí là xâm hại chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Do đó, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có đủ sức mạnh và tiềm lực để có thể ứng phó hiệu quả trước những biếnđộng, rủi ro của kinh tế toàn cầu, tăng trưởng nhanhchóngvàbền vững,đảmbảođịnh hướng chínhtrị, giữ vững chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc lại càng trở thành yêu cầu, nhiệmvụcấp thiếtđối với nước ta hiện nay.

Đảm bảo tính độc lập tự chủ của nền kinh tế là yêu cầu,đòi hỏi cấp thiết đối với nước ta trong xu thếhội nhập, song điềuđókhông có nghĩalà chúng ta thực hiệnphát triển nền kinh tếbiệt lập,khépkín, bế quantoả cảng, tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu; tự quyết định mọi vấn đề của nền kinh tế không cần quan tâm đến các nguyên tắc, qui định quốc tế, phớt lờ các yêu cầu, đòi hỏi chung của kinh tế toàn cầu. Trong xu thếhội nhập hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cần thiết phải kết hợp chặt chẽ với thúc đẩy nền kinh tế chủ động,tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập, chuẩn bị tốt các điều kiện và nguồn lực, tính toán cẩn trọng những cơ hội cũng như lường trước những khó khăn, thách thức, linh hoạt nhanh nhạy chớp lấy thời cơ, vượt qua thách thức sẽ giúp tiến trình hội nhập mang lại hiệu quả, tạo những tiền đề, điều kiện tốt cho xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có sức mạnh vàtiềm lực ứng phó tốt trước những biến động của thực tiễn. Ngược lại, có được nền kinh tế độc lập, tự chủ,cótiềm lực kinh tế đủ mạnh, năng lực cạnh tranhvà vịthế kinh tế vững chắc cũngsẽ giúpchúng tachủ động hơn trong hội

nhập,cónguồn lực cần thiếtđểhỗtrợ,kíchthíchcác hoạtđộng hội nhậpmạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, đảm bảo được tính an toàn của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập.

Do đó, trong bối cảnh hiện nayở nước ta, phát huy vai trò của Nhànước trongchủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhất thiếtphải gắn liền với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)