Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia tạo môi trường thuận lợi cho chủ động

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 91)

cải cách nền hành chính quốc gia tạo môi trường thuận lợi cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Trước hết cần khẳng định, tạo lậpđược môi trường pháp lý thông thoáng, minhbạch, thuận tiệnlàyếu tốquantrọngtạođiều kiện chochủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế ởnước ta. Với chức năngcủamình,Nhànước Việt Nam cóvaitròquantrọng trong xây dựngvà hoàn thiện hệthống vănbảnpháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướngđảm bảotínhđầyđủ, rõ ràng, chuẩnxác, dễ thực thi. Hệthốngpháp luậtđókhông chỉ phùhợp với nguyên tắc, yêu cầu,mục tiêuphát triểncủa nền kinh tế mà cònphảiđápứngcác qui tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế, làcôngcụhữu hiệuđể Nhànước thực hiệnquảnlý,định hướng,điều tiết,thúc đẩycáchoạtđộng hội nhập kinh tếquốc tế. Hệthốngpháp luậtđó phải đảm bảotính chuẩnxác, rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúpcác chủthể kinh tế cả trong và ngoài nước dễ dàng tuânthủ, thực thi trongquá trình tham gia hội nhập, hạn chếnhữngkẽhở tạođiều kiện cho cho sự lách luậtlàm ăn phipháp, nhưngđồng thời cũng phải tránhđược tình trạngcác chủ thể kinh tế phải chịu cảnh“một cổ nhiều tròng”, phải thực thi nhiều qui định, luật lệ chồng chéo, bất hợp lý ảnh hưởngđến hiệuquả sản xuất kinh doanhvàtâmlý củacácnhà đầu tư.

Xác địnhrõtầm quantrọngcủa việc xây dựngvà hoàn thiện hệ thốngpháp luật đối với quá trình thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập sâu rộngvào thểchếkinh tế toàn cầu, những năm qua,Nhànướcđãkhông ngừng nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hànhvà chỉ đạo thực thihàng trăm văn bảnpháp luật dưới dạng Bộluật, Luật,Pháp lệnh (kể cả Luật và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung), đặc biệt là hệ thống văn bản, qui phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tếtheo hướngngàycàngthíchứng tốt hơn vớicác yêu cầucủa tiến trình hội nhập, tạo khuôn khổ, hành lang pháp lý thuận lợi hỗ trợ tích cực cho tiếntrìnhchủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đó là chưa kể hàngloạt văn bản pháp luật dưới các hình thức Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của các Bộ, Ngành có liên quan trực tiếp đến tiếntrình hội nhập ở nước ta như Bộ

Công Thương, BộKế hoạch– Đầu tư, Bộ Ngoại giao... Bên cạnhđó, Nhà nước cũng thường xuyêncónhữngđiềuchỉnh, thayđổi cho phùhợp với yêu cầu thực tiễn trên tinh thầnđảm bảo cho các hoạt động hội nhập diễn ra theo khuôn khổ pháp luật quốc gia nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, định chế quốc tế; vừa đảm bảo lợi ích cho các chủ thể kinh tế nhưng cũng phải phù hợp với mục tiêuphát triển chungcủađất nước; vừa hỗtrợ,tạođiều kiện, hướng dẫncác chủthểtham gia hội nhập chấphành, tuânthủ đúngpháp luật, vừa quảnlý,giám sátcác hoạtđộng hội nhập trong khuôn khổ pháp luật, tránhtìnhtrạnglách luật, lợidụngkẽhở củapháp luậtđể trục lợi,làmăn phipháp.

Với sự chỉ đạotích cực củaNhà nước, về cơ bản, đến nay, chúng tađãxây dựngđược hệthống vănbảnpháp luật từng bước có tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch phục vụ ngàycàng hiệuquảcho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tếquốc tế nói riêng. Theo báo cáo của các Bộ, Ngành, tính từ ngày 01-01-2009 đến 31-3-2013, số lượng vănbản quiphạm pháp luật do các cơ quan nhà nướcở Trung ương ban hành là5.206, trongđó có62 luật và 7 nghị quyết của Quốc hội; 14 pháp lệnh và 06 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 222 lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; 498 nghị định của Chính phủ; 379 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 10 nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; 3.605 thông tư và 473 thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 89 văn bản pháp luật (62 luật và 14 pháp lệnh, 07 nghị quyết của Quốc hội, 06 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).Ở các địa phương, theo thống kê chưa đầy đủ, từ 01-4-2005 đến ngày 31-7-2013, ở cấp tỉnh đã ban hành 7.419 nghị quyết của HĐND; 20.553 quyết định của UBND; 3.189 chỉ thị của UBND. Chính quyền cấp huyện đã ban hành 25.625 nghị quyết của HĐND; 47.919 quyết định của UBND; 7.626 chỉ thị của UBND.Ở cấp xã,đã có 126.163 nghị quyết của HĐND; 39.419 quyết định của UBND và 6.534 chỉ thị của UBND được ban hành [7]. Chỉ tính trong ba năm (2011-2013), Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 45 luật, pháp lệnh; Chính phủ đã ban hành gần 500 văn bản quy phạm pháp

luật, trong đó nhiều văn bản liên quan trực tiếp đến việc tạo lập, củng cố môi trường đầu tư kinh doanh bìnhđẳng,thúcđẩyquá trình hội nhậpởnước ta.

Nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế đã đượcbảnhành nhưLuậtĐầu tư

nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật cạnh tranh, Luật Thuế, Luật Giá, Luật Các tổ chức tín

dụng, Luật Ngân hàng, Luật Thuế giá trị gia tăng,… và hàng loạt Pháp lệnh, Nghị định, Quiđịnhpháp luật theo hướngtạođiều kiện hỗtrợvềmặtpháplýtốt nhất cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế như: Pháp lệnh đối xử tối huệ

quốc, Pháp lệnh trọng tài thương mại, Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng

hóa nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh ngoại hối, Pháp lệnh kết và thoả

thuận quốc tế,Nghị định về quảnlýxuất nhập khẩu,…

Công tác chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản, nghị định hướng dẫn, qui định chi tiết thihành luật,pháp lệnh nhằm góp phầnhoàn thiện môi trườngpháp lý kinh doanh thuận lợi và hướng dẫn, tổ chức thực thi luật một cách hiệu quả trong suốt tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế ởnước tacũng không ngừngđược cải thiệnvà có những chuyển biến tích cực như: Nghị định hướng dẫn thi hành LuậtGiá, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Bảo vệ môi trường, các Luật thuế,...

Bêncạnhđó,Nhà nướccũngtích cựcchỉ đạo thiết lập và hoàn thiệncác thể chế, định chế pháp lý như: tòa án, trọng tài kinh tế, hệ thống kiểm toán quốc gia hòa nhập với hệ thống kiểm toán quốc tế; phát triển hệ thống cung cấp,giảiđáp, tư vấn thông tin, dịch vụ pháp lý;tích cựccải thiệnnăng lực hướng dẫn, thực thi pháp luật của các cơ quan hành chính, v.v…

Những nỗ lực đó củaNhànướcđã và đang từng bước giúp cho môi trường pháp lý ở nước ta ngàycàng phù hợp với các quy định, chuẩn mực của các thể chế liên kết kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, tạo niềm tin và độ an toàn pháp lý trong đầu tư kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài mở rộng đầu tư và tăng cường hợp tác kinh doanh thươngmại,thúcđẩychủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế.

Nhà nước cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng nỗ lực tiến hành sửa đổi, điềuchỉnh nhiều bộluật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và Luật Đầu tưcông…. Nhanhchóngrà soát,bãi bỏnhững vănbản, qui phạm pháp luật khôngcònphù hợp hoặc cản trở cáchoạtđộng hợptác, mởrộngphát triểnsản xuất kinh doanh thương mại, cạnh tranh lành mạnh trong quá trình hội nhập nhằm hoàn thiện khung khổpháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, bình đẳng tạo điều kiện chochủ độngvà tích cực hội nhập sâu rộngvào thểchếkinh tếthế giới.

Những chỉ đạo tích cực của Nhà nước trong nhiều năm qua đã và đang mang lại những thay đổi, phát triển đáng kể trong việc tạo lập hệ thống pháp luật, khuôn khổ pháp lý theo hướng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn những cam kết, thông lệquốc tế,tạo khuôn khổ,hành langpháplýthuận lợi cho tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tế ởnước ta.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập mạnhmẽ và hiệuquả hơn nữa vào thể chế kinh tế toàn cầu cóthể thấy hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫncòn tồn tại những yếu kém, bất cập và cần phải tiếp tục chỉ đạo, điều chỉnh, hoàn thiện. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực trạng kém chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong “chín không”: Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực [91]. Hệ thống vănbảnpháp luật tuyđã được bổsung, xây dựng, ban hành thường xuyên nhưng so với yêu cầucủa tiếntrình hội nhậpthìvẫncòn thiếutính toàn diện,tính đồng bộ, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, khó áp dụng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật và phù hợp với các qui tắc, định chế quốc tế. Chất lượng nhiều văn bản pháp luật chưa cao, thiếu tính chặt chẽ, hiệu lực thực thi không cao,còn nhiềukẽhở tạo cơhội chocáchành vilách luật,trục lợi, viphạm pháp luật khiến cho số lượng văn bản pháp luật phải điều chỉnh, sửa đổi ngày càng nhiều, thậm chí một số luật, pháp lệnh chỉ ban hành trong một thời gian ngắnđã phải thu hồi, huỷ bỏ do bất cập với thực tiễn.Tìnhtrạng nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành với nhiều hình

thức, cấpđộhiệu lực khác nhaucũngđang gâykhókhănvà gia tăng chi phí tuân thủchocác doanh nghiệp,chủthểkinh tế. Tính cụ thể, công khai, minh bạch của nhiều luật còn thấp, những sai phạm về hình thức văn bản vẫn xảy ra. Việc công bố, đăng tải, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật chưa được các cơ quan nhà nước chấp hành kịp thời và nghiêm chỉnh; việc xây dựng pháp luật còn thiếu tính dân chủ, tính đại chúng, cứng nhắc và nhiều bất cập. Nhiều văn bản pháp luậtcòn mangtính chồng chéo, mâu thuẫn gâykhókhăn chocác chủthể, doanh nghiệp trong việc thực thi, ảnh hưởng không tốtđến tâmlý cácnhà đầu tư. Tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn chưa được khắc phục, nhiều luật đã có hiệu lực thi hành, nhưng nghị định, thông tư hướng dẫn chưa hoàn thành,cókhi lại phải chờ đến khi sửa đổi, bổ sung, v.v…

Những hạn chế nói trên cho thấy thực tế môi trường pháp lý hiện nay ở nước ta chưa thực sự đáp ứng tốt những yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước và đảm bảo cho nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập mạnh mẽ và hiệuquả vào thểchếkinh tếquốc tế.

Bêncạnh việcđiềuchỉnh,hoàn thiện hệthốngchínhsách,pháp luật,để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, một vấnđề cũng rất cần thiếtlà phải tiến hành đổi mới, cải cách nền hành chính quốc gia đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tiến trình hội nhập. Vấn đề này đã được Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện từ nhiều năm, và hiện đang được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để tạo những thay đổi đột phá cho hoàn thành mục tiêu phát triển nhanhvàbền vữngcủacủa nền kinh tếtrongquá trình hội nhậpởnước ta.

Những năm qua, Nhà nước đã nỗ lực thực hiện cải cách hành chính theo hướng xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong sạch, hiệu quả; giảm thiểucácthủ tụchànhchính phiềnhà,đơngiảnhoá thủ tụcvàqui trình cấpphép đầu tư, kinh doanh, bãi bỏ các loại phí và lệ phí không phù hợp... nhằm hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế trong hoạt động kinh doanh, hợp tác kinh tế quốc tế. Công tác cải cách hành chính được Nhà nước chỉ đạođẩy mạnh trên cả bốn nội dung: cải cách thể chế hànhchính, cải cách bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cải cách hành chính công. Nhiều biện pháp đã đượcNhà nước triển khaichỉ đạo thực hiện như: thành lập Ban chỉ đạo Cải cách

hành chính của Chính phủ; triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, 2011 - 2020 với nhiều yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch, phương án, chươngtrình cải cách hành chính theo tinh thầnquán triệtcácmục tiêu, nhiệmvụ, yêu cầucủa chươngtrình tổng thể cảicáchhànhchính; xác định cụ thể nội dung công việc, phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành,cũng như các biện pháp khắc phục những tồn tại yếu kém trong công táccảicáchhành chính... Nhờ đó, đến nay, hệthống hành chính của nước tađã có sự cải thiện đáng kể về năng lực, hiệu quả hoạt động; thủ tục gọn nhẹ và thông thoáng hơn, từ đó, góp phần cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được triển khai ở nhiều cấp và nhiều khâu thủ tục hành chính. Việc ứngdụng công nghệ khoahọc kỹthuật tiên tiến hiệnđạivàocác khâu giải quyết các thủ tục hành chính ngày càng được quan tâm, tăng cường theo hướng đơn giảnhoá, minhbạchhoá các quiđịnh,trình tự,thủ tụchànhchính,giảm phiềnhà, tiết kiệm thời gian, công sứcvàchiphíchocác chủthể kinh tế, góp phần đổi mới cơ bản mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và người dân, doanh nghiệp. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, rèn luyệntác phong, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền trong lĩnh vực hành chính công cũngđược chú trọng thực hiện. Những vấn đề bức xúc về thủ tụchànhchính,đặc biệt trong nhữnglĩnh vực đấtđai, xây dựng, đầu tư, đăng kýkinh doanh,thủ tục hải quan, thuế, xuất nhập khẩu… đã được rà soát, sửa đổitheo hướng đơn giản hoá, minhbạch, thuận tiện, loại bỏ những thủ tục hành chính phức tạp, gây phiền hà, bước đầu tạo lập lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động phục vụ của các cơ quan công quyền. Theo báo cáo tổng kết thực hiện chương trình cải cáchhành chính giai đoạn 2001 – 2011, cả nước đã có gần 97% các xã, hơn 98% các huyện và trên 88% các sở ban ngành cấp tỉnh triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các bộ, ngành và các địa phương đã rà soát hơn 5.500 thủ tục hành chính, kiến nghị bãibỏ, hủy bỏ hơn 450 thủ tục, sửa đổi, bổsung trên 3.700 thủ tục theo hướng tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, 288 thủ tục được thay thế,đạttỷlệ đơngiảnhoá81% [15].

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 85 - 91)