Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 33)

Tổng quan các công trình nghiên cứu có thể thấy, trong thời gian qua, khá nhiều học giả đã quan tâm nghiên cứu, luận bàn xung quanh chủ đề hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, cũng như vai trò

của nhà nước trong quá trình hội nhập với những giá trị tham khảo đã được ghi nhận. Tuy nhiên, chođến nay, dưới góc độtriếthọc, khôngcó nhiều công trình tập trung phân tích, nghiên cứu sâu về mặt lý luận vấn đề chủ động và tích cực trong hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, lý giải sự cần thiết hay yêu cầu phải kết hợp chủ động và tích cực trong quá trình hội nhập ởnước ta. Đặc biệt, chưacó các côngtrình nghiên cứu lớn, hay các luận văn, luậnán…hướng vào luậnbàn trực tiếp, phân tích, tìm hiểu, làm rõvấnđềvaitrò của Nhà nước trong chủ độngvà tích cực hội nhập nói chung hay vai trò của Nhànước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Những nghiên cứu hiện nay về vai trò của Nhà nước Việt Nam cũng chủ yếu đề cập, phân tích vai trò chỉ đạo, thực hiện các chức năng nói chung của Nhà nước, vai trò điều hành kinh tế vĩmô của Nhà nước trong bối cảnh hội nhập, hay, vai trò của Nhà nước trong quản lý chỉ đạo những lĩnh vực cụ thể như bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chức năngxãhội, v.v…

Trong khi đó, vấnđề chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế là chủ trương,định hướng lớncủa Đảng,là nội dungtrọng tâm, nhiệm vụcănbảncủa công cuộc phát triển đất nước hiện nay nhằm tạo cơ sở nền tảng kinh tế vững chắc, đưa nước ta hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện và hiệu quả vào thể chế kinh tế thế giới, chủ động và tích cực gặt hái nhiều hơn nữa những thành tựu quan trọng cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện mục tiêu đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo. Nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc triển khai, chỉ đạo thực hiệncác chủtrương,định hướngđó củaĐảng trong thực tiễn.

Vì vậy, rất cần thiết phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấnđề chủ động, tích cực hội nhậpnói chung,chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, cũng như vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế… này làm cơ sở lý luận dẫn dắt, định hướng cho hoạt động thực tiễn ở nước ta trong quá trình đẩy mạnh hội nhập sâu rộngvào thểchế kinh tế toàn cầu nhưhiện nay.

Với mong muốn đó, trên cơ sở kế thừa những giá trị của các công trình, bài viếtđãcông bố, luậnánsẽ tiếptục triển khai nghiên cứucác nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá các quan niệm về hội nhập kinh tếquốc tế;đưa ra quan niệm riêng về chủ động,tích cực hội nhập kinh tếquốc tế;đồng thời phân tíchtính tất yếuphảichủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ởViệt Nam.

Thứ hai, phân tích, làm rõ vai trò của Nhà nước Việt Nam trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tếquốc tế.

Thứ ba, đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam trong chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế, đồng thời chỉra một sốvấnđềthực tiễn đang đặt rađối vớiNhànước hiện nay.

Thứ tư, đề xuất quan điểm và một số giải pháp mang tính định hướng phát huy vai trò của Nhà nước Việt Nam trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhvà vị thế kinh tế đất nước, góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam giàu, mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.

Tiểu kết chương 1

Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày nay đã trở thành xu thế tất yếu của nhân loại, do đó, những năm qua đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu xung quanh chủ đề này. Các công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích, lý giải hàng loạt các vấn đề liên quan đến chủ đề hội nhập dưới các cách tiếp cận khác nhau như: đưa ra những quan niệm đa dạng về khái niệm hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích những tác động, ảnh hưởng của tiếntrình hội nhập đến sự phát triểncủa kinh tế toàn cầucũng như đối với các quốc gia; bàn luận về vai trò và xu hướng biến đổi của nhà nước trong hội nhập; phân tích những chủ trương của Đảng về vấn đề hội nhập; đánhgiá vai trò của Nhà nước Việt Nam trong điều hành, quảnlý nền kinh tế trong điều kiện hiện nay; v.v… Trên cơ sở những nghiên cứucủa các học giả, luận án khái quát, tổng hợp, chắt lọc để thu nhận những giá trị về mặt khoa học phục vụcho việc triển khaicác nội dungcủa đề tài.

Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, có thể thấy, cho đến nay, dưới góc độ triết học, những công trình nghiên cứu chuyên sâu, phân tích, làm rõ về mặt lý luận vấnđề chủ động và tích cực hội nhập ở nước ta, đặc biệt là về vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế còn rất ít ỏi. Điều nàysẽ có ảnh hưởngđến hiệuquảtriển khai thực hiệnchủ trương, định hướng lớn của Đảng về đẩy mạnh chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện ở nước ta trong thời gian tới. Vì vậy, cần thiết phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và triển khai chỉ đạo thực tiễn tiến trình hội nhập cho phù hợp, đúng đắn, mang lại hiệu quả cao, gặt hái nhiều hơn nữa những thành tựuphát triển kinh tế lớn hơn.

Chương 2

CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ỞVIỆT NAM – TÍNH TẤT YẾU VÀVAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 33)