trong việc tạo lập các điều kiện và môi trường thuận lợi cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Một là, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động mở rộng quan hệ hợptác kinh tếquốc tế, thuhútđầu tưnhằm tạo cơ hội tốt cho chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế.
Mởrộng quan hệhợptác kinh tế quốc tế là đòihỏi tất yếuđể chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Vìvậy,Nhànước cần triển khaitích cực hơn nữa các biện pháp tăng cường mở rộng hợp tác, liên kết quốc tế trên tinh thần đa phương phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ hợptác quốc tế, chuẩnbị tốt những điều kiện cần thiết để gia tăng ký kết các hiệp định hợp tác song phương,đa phương với hầu hếtcác quốc gia lớn trên thế giới, thiết lập sâu hơn vàrộngrãi, nâng tầmcác quan hệ đốitác chiến lược vớicác quốc gia, châulục trên thế giới. Tiếp tục ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc
hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm hơn nữa cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và nội hàm tầm nhìn sau 2015 vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Xây dựng Nghị quyết về việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc. Phát huy vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Chủ tịch Hội đồng thống đốc IAEA 2014. Chuẩn bị tổ chức tốt các hoạt động đa phương quan trọng như Đại hội đồng IPU-132 năm 2015, lộ trình tổ chức Hội nghị cấp cao APEC năm 2017. Tiếp tục nỗ lực vận động các nướcủng hộ taứng cử Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 và Hội đồng Kinh tế - xã hội Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2016-2018. Mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt là Liên hợp quốc, đồng thời tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đối phó với các thách thức trênmọilĩnh vực củađời sốngxãhội, đặc biệtlàvề bảo đảm an ninhchính trị, biên giới quốc gia,chủquyềnlãnh thổ, giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Tiếptục thúc đẩy hoàn tất các đàm phán tự do hóa thương mại then chốt như Hiệp định TPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam– EU, v.v…
Tiếp tục xây dựng các kế hoạch, chương trình Chiến lược xúc tiến đầu tư quốc gia, tăng cường thuhútđầu tưnướcngoài, xây dựng, công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo từng giai đoạn. Tiếp tục rà soát các chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quanđến thủ tục đầu tưvà kinh doanh.Điềuchỉnhvàtriển khai thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ, ưu tiên cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thu hút công ty đa quốc gia liên kết với các doanh nghiệp trong nước về tiêu thụ, cungứng sản phẩm để hình thành các cụm
công nghiệp - dịch vụ, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi nhiều vốn, những lĩnh vực công nghệ kỹthuật hiệnđại, nhữngđịa bànkhókhăn, phứctạp, các lĩnh vực phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhàở xã hội và nhàở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà văn hoá, thể thao…) trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả xúc tiến kinh tế, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và kiên quyết bảo vệ lợi ích kinh tế- thương mại trong nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường rà soát, thanh kiểm tra tiến độ, hiệuquả các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai các dự án, kiên quyết xử lý các trường hợp viphạm hợp đồng, cam kết đầu tư, chậm tiến độ quálâu, hay tham ô, thấtthoát nguốn vốn nhằmtạo tâmlý an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn cả nước để có hướng xử lý đối với từng loại dự án.
Hai là, Nhà nước đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở tạo điều kiện thúc đẩy chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự yếu kém, lạc hậu về kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ hạn chế thu hút đầu tư, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,cản trở các hoạtđộng mở rộng phát triển địa bàn sản xuất kinh doanh… Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần đặc biệt coi trọng sự phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở theo hướng ngày càng tiên tiến, hiện đại, tăng tính hấp dẫn và lợi thế cạnh tranh của môi trường đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhànước cầnchỉ đạo xây dựng vàphát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở. Đặc biệt là những hạ tầng quan trọng phục vụ công cuộc hội nhập
kinh tế quốc tế như: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung ứng điện nước, hạ tầng thông tin viễn thông.
Về hạtầng giao thông: xây dựng các chiến lược dài hạn, quy hoạch cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng của nền kinh tế trong mối quan hệ tổng thể với các vùng và địa phương. Tiếptục xây dựng, nâng cấp,hìnhthànhmạng lướiđường xágiao thông thông suốt, thuận tiện, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn, cáctỉnhthànhđịa phương với nhau. Xemxétưu tiênđầu tưxây dựngcác tuyến đườngtrọng yếu, huyếtmạchở cácđịa phương, vùng miền,các côngtrình dịch vụ công cộng thiết yếu phục vụ cho đời sống cộng đồng, xây dựng hệ thống bến bãi, nhà xưởng, cảng biển chất lượng, đáp ứng yêu cầu dự trữ, luân chuyển, lưu thông hàng hóa, dịch vụlớn, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát tiếnđộ, hiệuquả, chất lượngcác côngtrình, hạngmục,rà soát những công trình xuống cấp cần sửa chữa khắc phục. Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng các công trình hiện có; đẩy nhanh tốc độ xây dựng mới các công trình đường bộ cao tốc, cảng biển cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế, cảng hàng không quốc tế lớn; kết nối mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không với các vùng kinh tế trọng điểm, giải quyết dứt điểm tình trạng “thắt cổ chai” của hệ thống hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng các phương thức thu hút các nguồn vốn đầu tư với nhiều phương thức khác nhau. Có cơ chế chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, những dự án đặc biệt quan trọng, các dự án ở những vùng đặc thù, đảm bảo quốc phòng an ninh, có chế độ ưu tiên miễn giảm thuế, khen thưởng nếu nhà đầu tưvượt tiến độ, tiết kiệm chi phí xây dựng.
Về hạ tầng cung cấp điện, nước: tập trung phát triển mạng lưới điện với công nghệ hiện đại, nỗlực thực hiệncác giảipháp bảo đảm cung cấpđầyđủ và ổn định điện nước cho như cầu sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiếntrình hội nhập. Ưu tiên huyđộngcác nguồn lực cho xây dựng mạng lưới cungứng điện quốc giaphục vụ các yêu cầucủa các công trình, khu vực trọng điểm, hệ thống an ninh quốc gia, đồng thời chủ động ứng phó giải
quyết nhanh những sự cốvề điện,hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho doanh nghiệpvà cácnhà đầu tư.Đẩymạnh phát triển thị trường điện,giảmđộc quyền cung cấp điện,kíchthích tập đoànđiện lực quốc gia nâng cao chất lượng, hiệu quảcung ứngđiện, minh bạch, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng để đảm bảo giá điện hợp lý.
Về hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông: xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, viễn thông theo hướng ngàycàng tiên tiến, hiện đại, phục vụ đắc lực cho các hoạt động hội nhập, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác về các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, những biến động của tình hình kinh tế – chính trị quốc tế; dự báo các xu hướng, những cơ hội hay những thách thức trong tiến trình hội nhập,giúp các chủ thể chủ động nắm bắt để cân nhắc, tính toán lộ trình, cách thức hội nhập hay dự phòng những biện pháp ứng phó trước những tình huống xấu, hay những tác động ảnh hưởng không mong đợi từ những cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế, xung đột chính trị toàn cầu. Tập trung nguồn lực nâng cấp, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin viễn thông hiện đại trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Có các chính thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế choứng dụng và phát triển công nghệ thông tin viễn thông. Tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ thông tin viễn thông lớn. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp công nghệ thông tin viễn thông. Nỗlực thực hiệnmục tiêu xây dựng và phát triển xã hội thông tin điện tử với Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập, tạo thuận lợi hơn chocácchủthể kinh tếtham gia tiếntrình hội nhập.
Ba là, Nhà nước thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đápứng yêu cầucủa tiếntrình hội nhập.
Có được nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụvừa mang tính cấpbách vừa mangtính lâu dài của nền kinh tế trong
xu thế hội nhập. Hơn thế, nguồn nhân lực chất lượng cao,giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về kỹ năng, chuyên nghiệp trongtác phong, nghiêm túc trong kỷ luật lao động… cũng chính là lợi thế cạnh tranh của đất nước khi tham gia hội nhập.
Thực tế tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua cho thấy mặc dù nước ta có nguồn lực lao động dồidào,giá thànhrẻ song chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta lại khá thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập. Nhiều doanh nghiệp rấtkhó khăn trong việctìm kiếm, tuyểndụng được những laođộngcó trìnhđộ,đápứng yêu cầu công việc…
Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,đápứng yêu cầu hội nhập. Nhanhchóng triển khaicác biệnpháp nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, đặc biệt lànhững lao động có có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh, biết vận dụng trình độ, kỹ năng đó vào quá trình lao động, sản xuất nhằm đem lại hiệu quả năng suất, chất lượng cao, đồng thời có tác phong, đạo đức tốt, tính kỷ luật nghiêm túc, trách nhiệm cao trong laođộng. Thực hiệnđịnh hướng, điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu đào tạo các ngành nghề trong các trường đại học theo hướng đa dạng hoá các loại hình, tập trung đào tạo lao động cho những ngành nghề chất lượng cao, thíchứng với yêu cầu hội nhập. Mởrộng và đa dạnghoá các hình thứcđàotạo trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá trình độ đội ngũ giảng viên đại học. Triển khai mạnh mẽ các biện pháp huy động các hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài trong đào tạo nghề trình độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế; có cơ chế hữu hiệu để lựa chọn và gửi các sinh viên xuất sắc để đào tạo sau đại học theo các chương trình tại các trường đại học, cơ quan nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước; hỗ trợ một phần kinh phí đối với các doanh nghiệp cử lao động học tập nâng cao trìnhđộ đào tạo tại nước ngoài. Có chính sáchưu tiênđào tạo các lĩnh vực mà thị trường lao động cần như: laođộng tay nghề bậc cao, kỹ sư công nghệ phần mềm, thông tin, điện tử, viễn thông, chuyên gia trongcác ngành công nghiệp công nghệ cao, v.v…
Bên cạnh việc tập trung phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ nguồn nhân lực đáp ứng tiến trình hội nhập, Nhà nước cũng cần đổi mới, banhành cácchínhsách thu hút, trọngdụng nhântài với những chế độ đãi ngộ thoả đáng về lương,điều kiệnlàm việc, vị trí công việc, thực hiện quitrình tuyển dụng, bổ nhiệm công khai, minh bạch, hợp lý, khách quan theo trình độ, năng lực người lao động… để kích thích người lao động tự giác, tích cực nâng caotrìnhđộ mọi mặt,rèn luyệnkỹnăng, phẩm chất,kỷluậtphùhợp với yêu cầu cácnhàtuyểndụng, sử dụng laođộng,đồng thời thôithúchọ phát huy nhữngtài năng, thế mạnh về trìnhđộ,kỹnăngcủamình, nâng cao hiệuquảlaođộng.
Bốn là, Nhànước nỗlực thực hiệncác biệnpháp đảm bảoổn định trật tự, an toàn xãhội, tạo môi trường tốt thu hútđầu tư, thúc đẩy tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tế.
Sẽ khó có thể thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh xã hội mất ổn định, trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo. Hơn thế, việc khôngđảmbảođược môi trườngxãhộiổnđịnhcòn thể hiện vai trò, năng lực yếu kém của nhà nước và sẽ là “điểm trừ”, hạ thấp sức cạnh tranhcủa nền kinh tếtrongquá trình tham gia hội nhập.
Vì vậy,để thúc đẩy tiếntrình hội nhập,đưa nền kinh tế gia nhập sâu hơn vào thể chế kinh tế toàn cầuđòihỏi Nhànước cần nỗ lực phát huy vai trò điều hành, quảnlý xã hội, thực hiện các biện pháp giữ vững hòa bình, đảm bảoổn định chínhtrị, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực