Nhà nước tăng cường chỉ đạo mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại, tích cực tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, cam kết tuân thủ và

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 85)

đối ngoại, tích cực tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, cam kết tuân thủ và xây dựng các định chế kinh tế quốc tế để chủ động và tích cực hội nhập

Mởrộng quan hệhợptác kinh tế đối ngoạilà yếu tốquan trọng,tạo cơhội đưa nền kinh tế gia nhập ngày càng sâu rộng vào thể chế kinh tế toàn cầu.

Những năm qua,Nhà nước Việt Nam đãkhông ngừng triển khai các chínhsách mởrộng quan hệhợptác quốc tế,đẩymạnh thiết lập quan hệhợptácổnđịnh lâu dài vớicác quốc gia, châulục trên thếgiới, tham gia tích cực vào tiếntrình hợp tác quốc tế vàkhu vực theo phương châm“đadạnghoá,đa phươnghoáquan hệ đối ngoại”, chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cườngcác quan hệ trao đổi, xúc tiến thương mại, hợp tác sản xuất, thu hút các chươngtrình, dự án hợp tác kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài, tham gia đàm phán, ký kết các hiệpđịnh, qui chế quốc tế và tích cực tham giacác tổchức kinh tế tàichính quốc tế nhằm tạođiều kiện chocác chủ thể kinh tế trong nước cócơhội hợptác, trao đổi, liên kết với các đối tác kinh tế nước ngoài, khai thác những nguồn lực, lợi ích to lớn từ các quốc giacónền kinh tếphát triển,học tập kinh nghiệm tổchức, điềuhành,quảnlý sản xuất kinh doanh hiệu quả, đồng thời tranh thủ tiếp nhận cácthànhquảchuyển giao khoahọc, công nghệ kỹthuật tiên tiến hiệnđại từ các quốc giaphát triển,v.v…

Tính đến năm 2012, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế; có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế giới [84].Chúng tacũng thiết lậpđược quan hệ bình thường và đầy đủ với tất cả các nước lớn trong G8 (8 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Canada và Nga), trong đó nhiều nước đã trở thành đối tác chiến lược. Các cơ quan đại diện của Việt Namở nước ngoài cũng tăng lên 91 cơ quan với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái

đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diệnvà đối tác chiến lược với nhiều quốc gia phát triển, tăng cường hợptác vớicác nước,các tổchức quốc tếnhằm thúcđẩycác vấnđềthuộc lợiích chiến lược của nước ta trên nguyên tắc hợp tác vì hòa bình,ổn định để phát triển và đóng góp vào hòa bình, phồn thịnh của khu vực, vì phát triển của các dân tộc trên thế giới [130].

Chỉ riêng trong năm 2013, Việt Nam đã thiết lập thêm 5 quan hệ đối tác chiến lược (Italy (1/2013); Thái Lan (6/2013); Indonesia (6/2013); Singapore

(9/2013) và Pháp (9/2013)) và 2 quan hệ đối tác toàn diện (Mỹ,Đan Mạch), nâng tổng số quan hệ đối tác chiến lược lên 13 quốc gia gồm Nga (2001), Ấn Độ (2007), Nhật Bản (2006); Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Ý, Thái Lan, Inđônêxia, Singapo, Pháp (2013) và quan hệ đối tác toàn diện với 11 quốc gia trongđó có Úc (2009); Niudilân (2010), Đan Mạch, Hoa Kỳ (2013),ngoài racònlà đối tác chiến lược theo lĩnh vực với Hà Lan.

Như vậy, đến nay, Việt Nam đã xác lập được quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) và những đối tác quan trọng trên thế giới như: Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, những quan hệ nòng cốt trong ASEAN nhưIndonesia, Singapore, Thái Lancũng như quan hệ với các nước bạn bè truyền thốngở khu vực Châu Phi, Mỹ La tinh vẫn tiếp tục không ngừng được củng cố và mở rộng [11]. Trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của các nước đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, Việt Nam đãđược đặtở vị trí quan trọng trong chính sách của các nước đối với châu Á – Thái Bình Dương, Liên hợp quốc và các tổ chức liên chính phủ. Việc thiết lậpđượccác quan hệ đốitác chiến lược và toàn diện với các quốc gia lớn, đặc biệt là xây dựng được quan hệ với các nước thành viên thường trực Hộiđồngbảo anlànhững quốc giacótiềm lực kinh tế phát triển, có tầm ảnh hưởng mạnh trên thế giới cũng như tại khu vực không chỉ manglại cho nền kinh tế nước ta những lợiích to lớn trongcác quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, mà còn giúp chúng ta gìn giữ môi trường hoà bình,ổnđịnhđể phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, cho nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu lớn thông qua tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng,tạo cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường và mở rộng cho xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào thị trường các nước, cân bằng cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những năm qua, Nhà nước đã tích cực,chủ động chuẩnbị và tiếnhànhđàmphán,kýkếtcác hiệpđịnh hợptác kinh tế, thương mại quốc tế song phương, đa phương. Đến nay, chúng ta đã ký kết

trên 90 Hiệp định thương mại song phương, hơn 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.., tham gia thiết lập Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước trong khuôn khổ của 8 Hiệpđịnh thươngmại tự do FTA khu vực bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực thương mại tự do ASEAN + (Ấn Độ, Australia- New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), Hiệp địnhđối tác kinh tế Việt Nam – Nhật bản và Hiệpđịnh thương mại tự do song phương Việt Nam – Chi Lê. Cùng với 8 hiệp định FTA đang có hiệu lực, Việt Nam cũng đã thiết lập được mạng lưới 56 đối tác FTA để tạo nền tảng quan hệ với tất cả các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Hiện chúng ta đang tích cực triển khai đàm phánmột số hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực có tầm cỡ với một số đối tác lớn như Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Líchtenxtên và Aixơlen), đàm phán FTA với Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Bêlarút và Cadắcxtan), ký tắt với EU Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện (PCA),đàm phán Hiệpđịnh tự do với EU,Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ,…[85]

Với tinh thần nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập,

Nhànướccũng không ngừngtạo dựngcác mối quan hệ gắn kết chặtchẽvới các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy các chủ thể kinh tế tích cực và chủ động tham gia hội nhập, mở rộng thị trường,phát triểncác quan hệhợptác kinh tếquốc tế, gia tăngkhả năng tiếp cận, khai thác các nguồn lợi to lớn từ tiếntrình hội nhập.Tính đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC,ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU…), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp,…[30]. Bêncạnh đó,chúng tacũng cóquan hệ tích cực vớicác tổchức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới…, tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới như Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác Á– Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC);tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng như Lưu vực Mêkông mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào– Cămpuchia, v.v…

Không chỉ tích cực xây dựng, mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường gia nhậpcác tổchức, hiệp hội hợptác kinh tếthươngmại khu vựcvà toàn cầu nhằmtạo niềm tinvàsựthuận lợi trongquá trình hợptác, liên kết kinh tếvới cácđốitác nước ngoài, nhiều năm qua,Nhànước đãrất nỗlực cam kết, tuânthủ thực hiện các định chế, nguyên tắc, thông lệ quốc tế, đồng thời chủ động, tích cực tham giađónggóp, xây dựngcác qui tắc, chuẩn mực luật pháp kinh tế quốc tếtheo hướng cânđối giữa cácnghĩavụquốc tế vàlợiích quốc gia, trongđó chú trọngbảo vệlợiích tốiđa cho các chủthểkinh tế trong nước, giảm thiểu sự “ép buộc” trongcác quan hệ kinh tế quốc tế, hỗtrợ cácchủthểkinh tếtrong nướccó thể dễ dàng hơn trong việc tuân thủ, thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập,tránhbịphân biệtđối xử,“chènép”, bịthua thiệt, hoặcphải chấp nhận những sự cạnh tranh bấtbìnhđẳng trongcác quan hệkinh tếquốc tế.

Bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại, Nhà nướccũng không ngừng tăng cường triển khai các biện pháp thuhútđầu tưnước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo tạo những điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất, thôngthoáng nhất, đãi ngộnhất cho các nhà đầu tư ngoài nước (ưuđãi về thuế, về hạtầng cơsở…),đặc biệtlà đối với nhữngđầu tư vào nhữngngành,lĩnh vực trọng điểm, đòi hỏi nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao. Nhờ đó, hàng năm, rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nhiều chương trình hợptác, dự án hỗtrợ từ nhiều tổchức, quốc gia trên thế giớiđã được Nhà nước tiếp nhận, ký kết mang lại động lực lớn cho nền kinh tế, kích thích các chủ thể kinh tế tích cực, nỗlực,chủ động chuẩnbị cácđiều kiệnđể đón nhận cơ hội mở rộng hợptác,phát triểnsản xuất kinh doanh, tranhthủ tốiđa những nguồn lợi từ hội nhậpđểgặthái nhữngthành công.Đến nayđã có trên 80 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, quần đảo Virgin thuộc Anh, Hồng Kông, Malaysia và Mỹ là những đối tác đạt trên 10

tỷ USD vốn đăng ký còn hiệu lực. Tính đến tháng 6-2013, Việt Nam có 15.067 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỷ USD, chiếm khoảng 48,6% [93]. Vốnđầu tưtrực tiếp nước ngoàiđãcónhững đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế(tỷ trọng đóng góp FDI vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 20% vào năm 2013); bổ sung nguồn vốn quan trọng chophát triển kinh tế (năm 2012 khoảng 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng vốnđầu tư xã hội; tỷ lệ tươngứngcủa năm 2013là 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22%); khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước; gia tăng kim ngạch xuất khẩu góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân thương mại của Việt Nam (chiếm khoảng 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012và 66,9% năm 2013); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn 2001-2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD) [11, 112].

Nhờ những chính sách, biện pháp chỉ đạo điều hành tích cực đó của Nhà nước,đến nay quan hệ hợptác kinh tếquốc tế của nước tađãkhông ngừngđược mở rộng và tăng cường. Việt Nam cũng là quốc gia được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về những nỗlực thực hiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đây chínhlà những điều kiện thuận lợi để Nhà nước thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập sâu rộngvà mạnhmẽ hơnvào thểchếkinh tế toàn cầu, gặt hái nhữngthành tựuphát triểnđất nước theo nhữngmục tiêuđã đềra.

Tuy nhiên, bêncạnh nhữngthành tựuđáng mừngđó, thực tế cũng cho thấy, quá trìnhchỉ đạo triển khai chínhsách mở rộng quan hệ hợptác quốc tế ở nước tacũng chưa thực sự được thực hiện mộtcách tích cực và chủ độngở hầu khắp các tỉnh thành, địa phương, đơn vị. Việc triển khai mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ởmột sốnơi, trong một sốthờiđiểm còn mangtínhbị động,bịlôi cuốn theo tình thế, hoặc vì chấphànhmục tiêu chính trị. Vấnđề nâng cao nhận thức vàthực hiệncác cam kết quốc tế ởnhiều nơicũng chưađược thực hiện tốt. Một số mối quan hệ đối tác quốc tế mặc dù đã được thiết lập nhưng thực sự cũng chưa đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ, đặc biệt là trong những giaiđoạn, thời kỳ đất nước phảiđối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn cần sự hỗtrợ tích cực từ những mối quan hệ đối tác chiến lược hay toàn diện như hiện nay. Hơn

nữa, sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức đa phương khu vực vàquốc tế, đặc biệt là các định chế quốc tế lớn cũng như đóng góp xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện những nguyên tắc, định chế kinh tế quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, mấy năm gần đây có dấu hiệu suy giảm. Một số địa phương chưa thực sự chú trọng hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài. Niềm tin vàsức hấp dẫnđối vớicác nhà đầu tư nước ngoàicòn thấp,đặc biệtlà đối vớicácnhà đầu tư Âu,Mỹ,các doanh nghiệp lớn (đến nay, Việt Nam mới chỉ thu hút được trên 100 trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới). Các dự án đầu tư nước ngoài FDI chủ yếu mới chỉ tập trung ở những vùng miềncó điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm;chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, giá trị gia tăng thấp chưa có sự chuyển giao công nghệ cao (trên 80% doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5% - 6% sử dụng công nghệ cao, 14%ở mức thấp và lạc hậu) [104], dođóchưa thực hiện đượcmục tiêucủa nền kinh tế làchủ động hướng các nhà đầu tư phát triểnở địa bàn khó khăn, nhữnglĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Đặc biệt, trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, thực tế đã chỉ ra nhiều vấn đề cho thấy vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế: nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng các thủ thuật chuyển giá, nâng khống giá trị góp vốn, giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, chi phí quản lý, trả lương, đào tạo,… tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách; khôngít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản rồi bỏ trốn, để lại nhiều hệ lụy như nợ thuế, vốn vay ngân hàng, lương công nhân,…; nhiều dự án FDI chậm triển khai, giãn tiến độ, hoặc chưa bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng. Theo báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước, có tới 720/870 doanh nghiệp FDI có vi phạm về thuế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo thống kê của các địa phương, đến hết tháng 5-2013, đã có tới 518 doanh nghiệp có vốn FDI bỏ trốn [104]. Các doanh nghiệp FDI có thể chèn lấn doanh nghiệp trong nước, đồng

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 85)