Nhà nước nỗ lực chỉ đạo đổi mới cơ chế kinh tế, thay đổi phương thức quản lý, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế để chủ động

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 97)

phương thức quản lý, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Đổi mới cơchế kinh tế, thayđổi phương thứcquảnlý, điều tiết nền kinh tế thíchứng với xu thế hội nhậpcó ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tế ởnước ta. Nhận thứcrõvấnđề đó, những năm qua,Nhà nước Việt Nam đã tích cực chỉ đạo thực hiện chính sách đổi mới mạnh mẽ cơ chế kinh tế, chuyển từ cơchế kinh tếkế hoạchhoá, tập trung bao cấp mangtính mệnh lệnhhànhchính, quan liêu sang cơchếkinh tế thịtrườngcósự quảnlý của Nhànước, vậnhànhvàtuânthủtheo các nguyên tắc, qui luậtkhách quancủa thị trường. Nhiềuchính sách, chương trình, kế hoạch chỉ đạo quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế theo hướng thị trường đã được soạn thảo, ban hành, triển khai thực hiện và từng bước đã mang lại những kết quả đáng mừng. Quan điểm về chế độsởhữuvà cácthành phần kinh tế cũngđược thayđổi từ chỉkhẳngđịnh sở

hữu toàn dân, sở hữu tập thể và kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể là chủ yếu sang thừa nhận đa dạng hoá các loại hình sở hữuvà các thành phần kinh tế, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thácmọi tiềm năng, thế mạnhcủa mọi thành phần kinh tếcho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội.Nhànướccũng tăng cườngcác chính sáchvà các biệnphápthúc đẩy tự do hoátrong mọihoạtđộng kinh tế thươngmại, hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế; tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước phát huy mọi khả năng,điều kiện, hợptác mởrộngphát triểnsản xuất, kinh doanh, tham gia cạnh tranhlànhmạnh, bình đẳng và văn minh trong khuôn khổ qui định pháp luật, phù hợp với mục tiêu,định hướng chung của nền kinh tế để vừa làm giàu cho bản thân vừa đóng góp cho sựphát triểnxãhội.

Cùng vớiđó,đểnhanhchónghoàn thiện cơchếkinh tế thịtrường,thúcđẩy tiếntrìnhchủ động,tích cực hội nhậpở nước ta, Nhà nước còn nỗlực xây dựng các chính sách và đẩy mạnh triển khai các biện pháp hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó quan tâm nhiều đến thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường công nghệ; tích cực đổi mới, nâng cao năng lực, hiệuquảhệ thống ngân hàng,tíndụng, áp dụng các mô thức quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; thực hiện chínhsách tiền tệ, tín dụng,ngoại hốithíchứng với cơ chế kinh tế thị trường...tạo môi trường kinh tế thuận lợi, hỗtrợcho cácchủ thể kinh tếtự do tham gia,cạnh tranhvà phát triển bìnhđẳng, tích cực phát huy tối đa những nguồn lực sẵncó và nỗlực khaithác triệtđểnhững lợi thế từ bênngoài,đảmbảo cho tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tếdiễn ra thuận lợi, manglại hiệuquảkinh tếcao.

Nhờ những nỗlực chỉ đạo,điềuhànhcủaNhà nước, nền kinh tếnước tađã nhanhchóngđược chuyểnđổi theo môhình kinh tế thịtrườngđịnh hướngxãhội chủ nghĩa với nhữngđặc trưng cănbảnđã và đang dầnđượchoàn thiện.Đến năm 2014,đã có tổng số 45 quốc gia trên toàn thế giới đã công nhận cơ chế kinh tế thị trườngcủa Việt Nam [14], trongđó cónhiều quốc giaphát triển,có vịthế kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản,Thuỵ Sỹ... Việc các nước lớn trên thế giới công nhận cơ chế kinh tế thị trường cho Việt Namđãcho

thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực và hiệu quả cải cách thể chếkinh tế của nước ta.Đâylà điều kiện tốtđể chúng tacóthể chủ động và tích cực hội nhậpmạnhmẽ vàhiệuquả vào thểchếkinh tế quốc tế.

Điđôi với việcđổi mới cơchếkinh tế, những năm quaNhànước Việt Nam cũng chủ động đẩymạnh điều chỉnh, đổi mới các chính sách, công cụ quảnlý, điềuhành kinh tế theo hướngthị trường,hạn chế sựcan thiệp trực tiếpcủa Nhà nước trongcáchoạtđộng kinh tế. Thực hiệnđổi mớimạnhmẽ, thayđổi phương thức điều hành, quảnlý của Nhà nước theo kiểu bao cấp, kế hoạch, mệnh lệnh hành chính quan liêu sang quản lý bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quihoạch, kế hoạchvà các nguồn lực kinh tế khác;tách chức năngquảnlý nhà nước về kinh tế, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước với chức năng kinh doanhcủa doanh nghiệpnhànước, khắc phụctìnhtrạng bộ máyquản lý Nhà nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh thông qua mệnh lệnh hành chính. Nhà nước chỉ thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nắm giữ và điềuhành trực tiếp nhữnglĩnh vực,ngành nghề trọng yếu, cungứng các dịch vụ công quan trọng,quảnlý một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạođảmbảođịnh hướng phát triển kinh tế, an ninh, chủquyền quốc gia, hay những lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp tư nhân không đủ khả năng hoặc không muốnđầu tư.

Bên cạnh đó, để thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường,tạođiều kiện cho chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Nhànước cũng tích cực thực hiện dỡ bỏ những rào cản thương mại và đầu tư, giảm và dần xoá bỏ hàng rào thuế quanvàphi thuế quan nhằm tạođiều kiện thuận lợithúc đẩycác hoạt động trao đổi, hợp tác thương mại, liên kết kinh tế quốc tế. Cụ thể: Trong khuôn khổ WTO, Nhà nước cam kếtràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiệnhành gồm 10.600dòng thuế, thuếsuất cam kếtbình quângiảm 23%, cắtgiảm thuếvới khoảng 3800 dòng thuế. Trong AFTA, bắt đầu thực hiện giảm thuế quan từ năm 1996, đưa mức thuế suất xuống còn 0-5% vào năm 2005 đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN và dựkiến đạt 100% số dòng thuế ở mức 0% vào năm 2015, xoá bỏ các hạn chế về định lượng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN và tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan khác.Tínhđến thờiđiểm

2014, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0%. Dự kiến từ ngày 1/1/2015, sẽ có thêm 1.720 dòng thuế được cắt giảm xuống thuế suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những mặt hàng nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, tập trung vào các nhóm hàng như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa [31]. Trong APEC, về cơ bảnsẽ đảm bảo thực hiện mức thuế suất 0% vào năm 2020.Đối với Hiệp định Việt - Mỹ, thực hiện cắt giảm thuế quan đối với khoảng 400 dòng thuế theo những lộ trình khác nhau [124]. Nhìn chung, lộ trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ những Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết hầu hết về cơ bản đang trong quá trình giảm sâu và sẽ được xóa bỏ thuế quan vào khoảng cuối năm 2020.

Ngoài việc nỗ lực thực hiện đổi mới, cải cách cơ chế kinh tế, thay đổi phương thức điều hành, quản lý nền kinh tế theo hướng thị trường, Nhà nước còn không ngừng triển khaicác chính sách thúc đẩyphát triển kinh tế, tạo tiềm lực kinh tếvững chắc chochủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ởnước ta. Nhà nước xây dựng và chỉ đạo triển khai các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế với những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể trong những giai đoạn, thờikỳ nhất định,ở từng vùng miền,địa phương theo hướngphát huy tối đa các nguồn lực, thế mạnh, tiềm năng của mọi lĩnh vực, ngành nghề, đơn vị kinh tế cho mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế như xây dựng Chiến lược

phát triển kinh tế – xãhội giaiđoạn 2001– 2010, Chiến lược phát triển kinh tế – xãhội giai đoạn 2011 – 2020, Kế hoạchphát triển kinh tế trong từng 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, nhữngmục tiêu cần thực hiện trong 10 năm, 20 nămvà hàngloạt những chươngtrình, kế hoạchphát triển kinh tế ở các vùng miền, địa phương hàng năm, trong đó chú trọng xây dựng kế hoạchchỉ đạophát triển những vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm, đặc khu kinh tế, chiến lược phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn,có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh cao cầnưu tiên,chú trọng đầu tư. Với nhữngchínhsáchchỉ đạo, điềuhành, hỗtrợ,tạođiều kiệnđầu tưnguồn lựccủaNhànước nhưvậy,đến nay

các vùng miền trong cả nước đã có những thành tựu phát triển kinh tế đáng mừng,đónggópvào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo tiềm lực kinh tế tốt, nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của nước ta trên trường quốc tế. Những thành tựuphát triển kinh tế thông qua những sốliệuđáng mừng nhưtăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ2006-2010đạt 7,01%/năm, năm 2012là5,25%và đặc biệt trong năm 2013 khi nền kinh tế toàn cầu gặpkhókhăn trầm trọng, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì GDP của nước ta vẫnđạt 5,4%. Thu nhậpbình quân đầu ngườiở nước ta, chỉ tính từnăm 2006 - 2013đã tăng từ 730 USD lên 1.914 USD. Kinh tế cácvùng miềncónhữngphát triểnđáng kể và ngàycàngđược thu hẹp dần khoảng cách. Xuất nhập khẩu gia tăng, cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt, giai đoạn 2001 – 2010 kim ngạch xuất khẩuhàng hoá tăng trưởng bình quân 17,42%, giai đoạn 2007-2010 xuất khẩu tăng bình quân 14%, nhập khẩu tăng bình quân 11% [130]; bình quân 3 năm (2011-2013) xuất khẩu tăng 22%/năm [40]… đã cho thấy vai trò và hiệuquả quản lý chỉ đạocủa Nhà nước trongđiềuhành tiếntrình chuyểnđổi,phát triển nền kinh tế.Điềunàysẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm các nguồnđầu tư từ bênngoài, gia tăng nhiều hơncác cơ hội tiếp cận, khai thác các giá trịto lớn từ tiếntrình hội nhập chothúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngaycả trong những giaiđoạnkhókhăncủa kinh tế toàn cầu như hiện nay.Ngoài ra, việc xây dựng tiềm lực kinh tếvững chắc sẽ giúp nền kinh tế cũng như hỗtrợ các chủthể tham gia hội nhậpcóthể trụ vững hay dễ dàng hơn trong việc“chèo chống”,ứngphóvới nhữngtácđộng,ảnh hưởng bất lợicủa tiến trình hội nhập,tạo sự chủ độngvà tích cực hội nhập sâu sắc vào thểchế kinh tế toàn cầu. Thực tế những thành tựu duy trì ổnđịnh, phát triển kinh tế, né tránh, giảm thiểu được những tổn thất, thiệt hại do hiệu ứng khủng hoảng, suy thoái toàn cầu trong thời gian qua ởnước ta cũng phầnnào minh chứng cho năng lực và sự nỗ lực chỉ đạo đổi mới cơ chế kinh tế, thay đổi phương thức điều hành, quản lý của Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, tạo tiềm lực kinh tế ngàycàng vững chắcđể chủ độngvà tích cực hội nhập.

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới gặp khó khănkhủnghoảng, suy thoái kinh tếdiễn raởnhiều quốc gia,vùng miền trên thếgiới, thậmchí cảnhững quốc gia cónền kinh tế phát triển lớn mạnh như Mỹ, Anh, Pháp,… gây ra những tác động,ảnh hưởng không tốt, gia tăng nhữngkhókhăn, bấtổnđối với nền kinh tế

Việt Nam,Nhà nướccũngđã có những biệnphápchỉ đạotích cực, mạnhmẽ, sử dụng đồng bộ và linh hoạt hơn các công cụ quảnlý, điều tiết kinh tế để ứng phó với những biến động của thị trường quốc tế như: ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kể cả phải giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, linh hoạt trong điều hành tài chính– tiền tệ để bảo đảm yêu cầu thanh khoản của nền kinh tế, bảo đảm vốn cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu; rà soát, điều chỉnh đầu tư, tập trung vốn cho các dự án, công trình có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, công trình lớn; tăng cường quản lý thị trường,ổn định giá, chống đầu cơ, buôn lậu; bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân; triển khai cácchínhsách hỗtrợ các doanh nghiệp vượt qua giaiđoạnkhókhăn trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới, bất ổn chính trị diễn ra ở nhiều nơi,… Nhờ đó, nền kinh tế nước ta không những không bị suy thoái,khủng hoảng theo hiệu ứng chung của kinh tế thế giới mà còn từng bước gặthái nhữngthành tựuphát triển kinh tế đáng mừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đó cũng phải khẳng định,quá trìnhđổi mới,hoàn thiện cơchếkinh tếtheo hướngthịtrườngởnước ta vẫncòn chậm, ảnh hưởngcủa cơchế kinh tế bao cấp mệnh lệnhhànhchính vẫn còn nặng nề;các nguyên tắcvàqui luật vậnhànhcủa kinh tế thịtrường trên thực tế vẫn chưađược tuânthủ và tạođiều kiện triển khai thực hiện hiệuquả; sự phân biệt đối xử giữacác chủthể, doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế vẫncòn khá lớn; các yếu tố của kinh tế thị trường vẫn chưa được hình thành đầy đủ, thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc, thị trường tài chính phát triển chưa cân đối, thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu, chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, thị trường khoa học công nghệ còn chậm phát triển, thị trường lao động tuy đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn thấp. Phương thức điềuhành,quảnlýkinh tế của Nhànước mặcdù cũngđã được đổi mới,điềuchỉnhđáng kểsong vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt so với yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trường, hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế chưa cao tương xứng với tiềm năng, nguồn lực và lợi thế của

nền kinh tế, v.v…Nhữnghạn chế nàyđã và đang cónhữngảnh hưởng không tốt đến hiệuquả chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế ởnước ta.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 97)