Một là, các công trình đã có những nghiên cứu đa dạng, dưới nhiều góc độ khác nhau xung quanh chủ đề hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, từ khái niệm, đặc trưng, bản chất, biểu hiện, đến những tác động, ảnh hưởng của tiến trình này đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung, đến quá trình vận động, phát triển ở từng quốc gia nói riêng. Đây là những tư liệu có giá trị tham khảo tốtđể tác giả kế thừa,kháiquát,làm cơ sở về mặt lý luận cho việc triển khai, phântíchcác nội dung nghiên cứucủa luậnán.
Hailà, các công trình cũngđã tập trung tìm hiểu về vaitrò của nhà nước trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế dưới những cách tiếp cận khác nhau, đưa ra những nhậnđịnh, đánhgiávềxu hướng biếnđổicủa vaitrò nhà nước dưới tác động, ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá, hội nhập. Bên cạnh đó, nhiều học giả đã có những nghiên cứu, phân tích về vai trò của Nhà nước Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập, cũng như chỉ ra một số vấn đề thực tiễn hội nhập đang đặt ra đối với Nhà nước, những khó khăn, thách thức Nhà nước sẽ phải đối mặt trong quá trình lãnh đạo, quản lý nền kinh tế nói chung, ở những lĩnh vực,ngành nghề cụ thể nói riêng, v.v… Trên cơ sở những nghiên cứu của các học giả, luận án tiếp tục đi sâu những phân
tích, lý giải dưới góc độ triết học về tính tất yếu của vai trò Nhà nước Việt Nam với tư cáchlàbộphận quantrọng trong kiếntrúc thượng tầng,cóvaitrò, vị tríto lớn trong hệthống chính trị ởnước ta, trực tiếpđiềuhành, dẫn dắt,chỉ đạo toàn bộ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.
Ba là, một số công trình nghiên cứu của các học giả đã bước đầu có những bàn luận xung quanh khái niệm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế nói chung, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Từ những quan niệm dù còn khá ít ỏi của các học giả, tác giả luậnánsẽ kế thừa và đưa ra quan niệm riêng về chủ động và tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam để làm cơ sở lý luận cho việc phân tích vai trò và những biểu hiện của vai trò Nhà nước Việt Nam trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế cũng như giải quyếtcác nhiệm vụnghiên cứu tiếp theocủa luậnán.
Bốn là, nhiều công trình cũng đã tập trung nghiên cứu, phân tích và khẳng định tính đúng đắn trong các quan điểm định hướng của Đảng về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta nói chung, về thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; tìm hiểu, đánh giá thực trạng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta những năm qua, những thành tựuđã đạtđược trong quá trình hội nhập chothúc đẩy kinh tế phát triển, cũng nhưnhữngkhókhăn,thách thức mànền kinh tế nước ta đã và đang phải đối mặt giải quyết trong quá trình hội nhập. Đâycũng là những tư liệu tốt để luận án dựa vào đó nhận định, đánh giá về vai trò của Nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ ra những hạn chế, yếu kém của Nhànước trong quảnlý,điều tiết nền kinh tế. Trên cơ sở đó luậnán mớicóthể đề xuất những quan điểm, giải pháp mang tính định hướng cho việc nâng cao hơn nữa vaitrò của Nhànước trong chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ởnước ta ngàycàng hiệuquả hơn.