Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước đáp ứng yêu cầu chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 139 - 145)

Với tư cáchlàbộphậntrọng yếu trong hệ thốngchínhtrị, Nhànướccóvai trò rất lớn trong việc chỉ đạo, điềuhành,thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tiến trình nàycũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao đối với Nhà nước để có thể đảm đương, gánh vác, giải quyết những vấnđềvôcùng phức tạp, nangiảicủa nền kinh tế trong xu thế hội nhập. Mặcdù những năm quaNhànước cũng đã cónhiều cốgắng thực hiệnđổi mới cơ cấu tổchức, thayđổi phương thức hoạtđộng, nâng cao trìnhđộ đội ngũ cán bộ công chức Nhànước theo hướng ngàycàng đáp ứng tốtcác yêu cầucủa cơ chế kinh tế thị trường và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng năng lực quản lý, điều tiết kinh tế còn nhiều hạn chế, yếukém củaNhànước, cóthể thấy hiệuquả quá trìnhđổi mới,hoàn thiện cơ cấu tổchức, phương thức hoạt động, năng lực trình độ đội ngũ cán bộcông chức của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưađápứng yêu cầucủa tiếntrình đổi mới nền kinh tế để chủ động và tích cực tham gia vào tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế, gặt hái những thành tựu như mong đợi. Vì vậy, trong thời gian tới,

cầntích cực thực hiệnđổi mới, kiện toàn tổ chứcvà hoạtđộngcủa bộ máy Nhà nước theo hướng trong sạch, vững mạnh, tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng tối đa các yêu cầu, nhiệm vụ của tiếntrình thúc đẩy nền kinh tế hội nhậpmạnhmẽ vào thểchếkinh tế toàn cầu.

Th nht, tiếp tục đổi mi cơ cu, t chc bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gn, hiu quả đápng yêu cu tiếntrình hi nhp.

Đổi mới cơcấu, tổchức bộ máyNhànước chophùhợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập là đòi hỏi thiết thực để nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Những năm qua, Nhà nước cũng đã quan tâm, triển khai nhiều biện pháp đổi mới, kiện toàn cơ cấu, tổ chức bộ máy Nhà nước và thực tế đã thu được những kết quả đáng khích lệ: phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước cũng được đổi mới, điều chỉnh lại chophù hợp với yêu cầuhoàn thiện bộ máyNhànước tinhgọn, vữngmạnh, có năng lực điềuhànhquảnlýhiệuquả để cóthể đảm đươngtrọngtrách lớn,gánh vác khối lượng công việcđồsộ của tiếntrình hội nhập. Tuy nhiên, bêncạnhđó, quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước vẫn còn không ít hạn chế, chưa đạt yêu cầu tinh gọn, hiệu quả, bộ máy Nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, chức năng, nhiệm vụ của một số cơquan, banngành còn chồng chéo, thẩm quyền, trách nhiệm của nhiều bộ ngành, cũng chưa thực sự rõ... Vì vậy, trong thời gian tới, Nhànước phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thực hiệncác giảipháp nâng cao hiệuquả đổi mới cơ cấu, tổchức bộ máy Nhànướcđápứngđòihỏicủa thực tiễn như:

Đổi mới, hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy Nhà nước tinh gọn, ít đầu mối, vận hành thông suốt, hoạt động nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máyNhànước gọnnhẹvề đầu mối, chủyếu gồm các bộ và cơ quan ngang bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bao quát được hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước vĩ mô ở cấp trung ương và một số bộ đơn ngành đối với những ngành, những lĩnh vực mũi nhọn, chiến lược, đòi hỏi phải

có sự quản lý, điều hành tập trung, ưu tiên như lĩnh vực kinh tế, an ninh, quốc phòng… Nghiên cứu, sắp xếp lại để liên kết,sáp nhập hình thành một số bộ và cơ quan ngang bộ có mối quan hệ hữu cơ, như: Xây dựng với giao thông vận tải; du lịch với thương mại... Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổchức, banngành nhằm khắc phục triệt đểsự trùng lắp, hoặc bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý như hiện nay. Tăng cường phối hợp giữa các bộ,cơ quan ngang bộ; bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đồng thời bảo đảm sự quản lý thống nhất của Trung ương; không nhất thiết ở Trung ương cótổ chức nào thì ở địa phương cũng có tổ chức đó, căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Trungương, địa phương có thể lập (hoặc không lập) tổ chức sau khi được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền. Phân định và làm rõ các quy chế pháp lý khác nhau đối với các loại cơ quan, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của sở, ban, ngành, phối hợp với các bộ liên quan, tránh tình trạng quản lý chồng chéo, tranh công, đổ tội, đùn đẩy trách nhiệm; tăng cường giám sát và đánh giá công việc của cơ quan và công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhất là quyền thẩm định, phê duyệt, cấp phép, v.v…

Thứ hai, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thng hành chính theo hướng xây dng mt nn hành chính trong sch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế.

Có nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại và hiệuquả là yếu tố quantrọnggiúp nâng cao năng lựccạnh tranhvàlợi thế sosánhcủa nền kinh tế trongquá trình hội nhập kinh tếquốc tế.

Những năm qua và đặc biệt thời gian gầnđây, Nhà nước Việt Nam đãrất nỗ lực trong việc hoạch định và triển khai các biện pháp đổi mới, nâng cao năng lực, hiệuquả nềnhànhchính quốc gia và thực tế là chúng tađã đạtđược nhiềuthành tựuđáng ghi nhận tronglĩnh vực này. Tuy nhiên,để hoàn thiện thể chế hànhchính theo những tiêu chí đápứng yêu cầu tiếntrìnhchủ độngvà tích cực hội nhập của nền kinh tế, vẫncòn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhiều giải pháp hữu hiệu cần triển khai thực hiện.

Trước hết cần tiến hành đổi mới, tạo sự chuyển biến thực sự trong tư duy và nhận thức về vai trò, chức năng của hệ thống hành chính từ “quản lý”, “cai trị” sang “quản trị”, “phục vụ” theo quan điểm màChủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy: Chính phủ phải là đầy tớ của nhân dân, các cơ quan của Chính phủ đều là công bộc của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ dân, không được có thái độcửa quyền,háchdịch,sách nhiễu, gây phiềnhàcho nhân dân [82, tr.64-65].

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo đơn giảnhoá, gọn nhẹ, công khai, minh bạch, kịp thời phát hiện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong tuân thủ các qui định thủ tục hành chính. Tích cực rà soát, cải cách các thủ tục hànhchính rườm rà, bãi bỏ triệt để các loại giấy tờ phức tạp, không cần thiết vừa cản trở các hoạt động kinh tế - xã hội vừa dễnảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trongquá trình thực hiện; đảmbảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong mọi khâu giải quyết thủ tục hành chính; tập trung cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục vay vốn tín dụng; cải cách hành chính trong hoạtđộng xuất nhập khẩu và đầu tư, xoá bỏcác thủtục, quiđịnhhànhchính rườm rà, không phù hợp với các cam kết quốc tế, cản trở tiến trình hội nhập. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" giữa các sở, ban, ngành có chức năng quản lý nhà nước và các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết thủ tục cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều khâu, nhiều công đoạncủa công tác hành chính, tăng cường hơn nữa việc triển khai các chương trình phần mềm giải quyết các thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian và chi phí hành chính, hạn chế được nhiều

hiện tượng tiêu cực trong các khâu chấp hành thủ tục hành chính, tiến tới xây dựng nềnhànhchính hiệnđại, tiên tiến,lànhmạnh, hiệuquả.

Chấnchỉnhkỷ cương,kỷ luật, tăng cường công tác thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của cán bộ công chức như thói hách dịch, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, khódễ để đòi hối lộ, v.v…

Th ba,đẩy mạnh nâng cao trình độ, năng lc, phm cht của đội ngũ cán bộcông chứcNhànướcđápứngđòihỏicủa tiếntrình hội nhập.

Quá trình đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước đáp ứng yêu cầucủa sự phát triển kinh tế và chủ động,tích cực hội nhậpsẽ khó mang lại hiệuquả như mong đợi nếu không gắn liền với việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta. Bởi lẽ, đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước chính là lực lượng quan trọng triển khai thực hiện các chính sách chỉ đạo, điều hành của Nhà nước về các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, vấnđề hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có tư duy năng động, nhạybén, có phẩm chất đạo đức trongsáng, biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu… là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả việc thúc đẩy nền kinh tế chủ độngvà tích cực tham gia hội nhập, triển khai thực hiện thành công các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củađất nước.

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ cán bộ công chức đối với tiến trình hội nhập của nền kinh tế, nhiều năm qua, Nhà nước cũng đã ban hành các chính sáchvà chỉ đạo xây dựng,hoàn thiệnđộingũ cán bộcông chức. Trìnhđộ, năng lựccủađộingũ cán bộcông chứcngàycàngđược nâng cao,kỹnănggiải quyết công việc ngàycàng hiệu quả, linh hoạt, tác phonglàm việc ngàycàng chuyên nghiệp… từng bước đápứng các yêu cầu hội nhậpcủa nền kinh tế. Tuy nhiên, trước những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của tiến trình hội nhập, có thể thấy chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước còn nhiều hạn chế, yếu kém, đòi hỏi Nhà nước cần tăng cường nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để khắcphục.Cụ thể:

Nhà nước cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng, phẩm chất, tác phong, kỷ luật cho đội ngũcán bộ công chức Nhà nước đápứng yêu cầu thực thi công vụ trong điều kiện hội nhập với hiệu quả, chất lượng cao, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động hội nhập diễn ra thuận tiện. Tiếp tục đềra cácchính sáchvà yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ hiện đại. Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển cán bộ công chức để rèn luyện, nâng cao kỹ năng hoạt động, giải quyết công việc thực tiễn trong tiến trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ởnước ta.

Có chính sách hợp lý trong việc bố trí, sử dụng, quy hoạch cán bộ, bảo đảm “đúng người, đúng việc”, xây dựng những tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ để lựa chọn, đề bạt, lấy hiệu quả công việc làm cơ sở để đánh giá, bố trí, sắp xếp hợp lý cán bộ.

Đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng, lựa chọn cán bộ có đức, có tài trong các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc căn cứ vào trình độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc làm trọng, chứ không chỉ dựa vào bằng cấp, học hàm, học vị; chú trọng tuyển lựa cán bộvừa có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu hội nhập, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc; tạo cơ hội công bằng cho mọi ứng cử viên trong quá trình tuyểndụng.

Cần có chiến lược tìm nguồn, đào tạo công chức đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài; đào tạo theo định hướng, theo yêu cầu và tiêu chuẩn của nhà nước đặt ra đối với cán bộ công chức. Đẩymạnhcác chính sách xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu cấp chiến lược ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước. Có chính sách phù hợp với đội ngũ chuyên gia, chính sách thu hút người tài vào làm việc trong cơ quan của hệ thống chính trị; thu hút cán bộ trẻ, có trình độ đại học về công tácở cơ sở; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên ưu tú ở địa phương.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ đồng thời đẩy mạnh thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc với những sai phạm của cán bộ, công chức. Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát hoạt động đối với bộ máy nhà nước, của cán bộ công chức. Gắn chính sách tinh giản biên chế với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tiến hành cương quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, gắn với chống lãng phí, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ, làm giàu bất chính nhằm xây dựng được bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả thíchứng vớicác yêu cầucủa tiếntrình hội nhập.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 139 - 145)