Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

Trong nhiều năm qua, xung quanhchủ đề hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng đã có không ít các côngtrình nghiên cứu của các học giả. Do nhữngcách tiếp cậnkhác nhau mà nhiềuhọc giả đã có những cách hiểu không giống nhau vềvấnđề này.

Trước hết, vềhội nhập quốc tế,đã cónhiều quan niệmkhác nhauđược đưa ra như: hội nhập quốc tế đơngiảnlà sự tham gia vào quá trình quốc tếhoá, toàn cầu hoá; hội nhập quốc tế là sự liên kết các quốc gia thông qua việc phát triển giao lưu thươngmại,đầu tư, thông tin, dulịch…từ đó hìnhthànhcác cộngđồng an ninh (hợp nhất hay liên bang); hội nhập quốc tế chính là hiện tượng (hoặc hành vi)các nước mởrộngvà làm sâu sắchoáquan hệ hợptác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích [108, tr.22]; hội nhập quốc tế là tiến trình các nước chủ động tăng cường các hoạt động gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ chung về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chứcquốc tế [121]; hay, hội nhập quốc tế là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc [100];…

Trên cơsởquan niệm củacáchọcgiả cóthể rút ra một sốnhậnđịnh sau:

Thứ nhất, hội nhập quốc tế được hiểulà một quá trình vận động của xã hội. Quá trình này làkết quả của sự mở rộng giao lưu hợp tác không ngừng của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực nhờ những thành tựu phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của quá trình phân công laođộngvàchuyên mônhoá ngàycàng cao trong nềnsản xuấttoàn cầu.

Thứ hai, hội nhập quốc tế thực chất là việc các quốc gia tự giác tham gia ngày càng sâu rộng vào mọi mặt của quan hệ quốc tế. Mỗi quốc gia tuỳ thuộc những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… của mình, thực hiện các hoạt động mởrộng hợptác, liên kết, tăng cường sự gắn kết vớicác quốc gia trong khu vực và trên thế giới theo những cách thức, lộ trình khác nhau nhằm đạt những mục tiêuvàlợiíchcụthể của từng quốc gia.

Thứba, hội nhập quốc tế khác với hợp tác quốc tếthông thường bởi sựchia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Các quốc gia tham gia vào tiến trình hội nhập tiếnhành kýkết hợp tác, gia nhậpvàocác tổchức, hiệp hội quốc tế nhằm thực hiện nhữngmục tiêu nhất định của mỗi nước. Trong quá trình đó, các chủ thể hội nhập phải đóng góp xây dựng vàcam kết tuân thủ nghiêm ngặt “luật chơi” chung trong khuôn khổ các qui tắc, hiệp ước, luật lệ,… của các tổ chức, hiệp hội…khu vực vàquốc tế. Cácđịnh chế đóthường docác quốc giacó tiềm lực kinh tế phát triển lớn mạnh đềra, chi phối hoặc thậm chí ápđặt, buộc cácthành viên tham gia tiếntrình hội nhậpphải tuân theo.

Thứ tư, hội nhập quốc tế có thể diễn ra trong từng lĩnh vực (kinh tế, chính trị, vănhoá,xãhội…), hoặc baotrùmtoàn diệnmọilĩnh vựccủađời sốngxãhội với tính chất, qui mô, phạm vi và hình thức đa dạng khác nhau, trong đó hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ và được nhiều quốc gia quan tâm, coi trọng nhất; là trọng tâm, đòn bẩy thúc đẩy các lĩnh vực khác. Ngượclại hội nhập trên các lĩnh vực lại tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hội nhập kinh tế phát triển và thành công hơn.

Khái quát lại, có thể hiểu, hội nhập quốc tế là quá trình các nước tự giác tăng cường các hoạtđộng gắn kết, hợptác với nhau dựa trên cơsởsự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, công nghệ…và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Trong hội nhập quốc tế thìhội nhập kinh tế quốc tế là nội dung cốtlõi, là hạt nhân quantrọng nhất,làcơsở nềntảngcủatoàn bộtiếntrình hội nhập.Đến nay, các học giả cũngcó nhiềucách định nghĩa khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế: hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau [100]; hội nhập kinh tế quốc tế là việccác quốc gia

thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham giacácđịnh chếkinh tế quốc tế, tự dohoá thươngmại,đầu tư, tự do di chuyển vốn, tiền tệ…hình thành mộtthị trường thếgiới thống nhất [4, tr.303]; hội nhập kinh tế quốc tế làtiếntrình nhất thể hoá nền kinh tế thế giới, xoá bỏ những khác biệt và phân biệt về kinh tế [109, tr.49]; hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế mỗi nước, thực hiện thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và các yếu tố sản xuất [19]; hay, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết kinh tế có mục tiêu,định hướng cụthể gắn vớiphạm vi, cấpđộ cũng như điều kiện cụ thể của mỗi nước [108, tr.23]; v.v…

Mặc dù được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song về cơ bản, quan niệm của các học giả đều thống nhất, hội nhập kinh tế quốc tế chính là quá trình tự giác gắn kết nền kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Từ các quan niệm đó của các học giả, có thể hiểu, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trìnhcác quốc gia tự nguyện tham gia, gắn kết nền kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiệc mở cửa và thúc đẩy tự do hoá kinh tế (thươngmại, tài chính,dịchvụ,…),xoá bỏ cácràocản,giảm thiểu sự khác biệt và trở thành bộ phận hợp thành của nền kinh tế toàn cầu nhằm tranh thủ các nhân tố và điều kiện cho phát triển kinh tế theo những mục tiêu, lộ trình, cách thức hội nhập cụ thể ởnhững phạm vi, cấpđộ khác nhau dựa trên những điều kiện thực tế của từng quốc gia.

Trên cơ sở cách hiểu đó, có thể thấy, nội dung chủ yếu của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế được thểhiện:

Mộtlà,các quốc gia tự giác mở rộng quan hệhợptác, liên kết kinh tếquốc tế, gắn kết nền kinh tế và thị trường nước mình với thị trường khu vực và thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế thông qua việc đàm phán, gia nhậpvàtuân thủ cácđịnh chế, tổchức kinh tế quốc tế; kýkếtvà cùng các quốc gia tham gia xây dựngcác “luật chơi chung”, các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu,đồng thờicùngcác nước cam kết thực hiệncác nguyên tắc, hiệp ước, luật lệ, qui định chungđượchìnhthành trongquá trình liên kết, hợptác đó trên nguyên tắc tự dohoá, giảm thiểu nhữngkhác biệt vàsự phân biệtđối xử vì mục tiêu hợptácbìnhđẳngvàlợiíchphát triển chung chomọi quốc gia.

Hai , các quốc gia thực hiện các biện pháp đổi mới, điều chỉnh cơ chế, chính sách trong nước như tiến hành cải cách thể chế kinh tế theo hướng thị trường, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy những thế mạnh của nền kinh tế, điềuchỉnhcác chínhsách, côngcụ quảnlýkinh tế vĩmô,…theo hướng thích ứng tốt nhất với những qui định, cam kết, thông lệ quốc tế nhằm nỗ lực thực hiện mở cửa, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế, thực hiện gắn kết, gia nhập nhanh chóng, sâu sắc và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới theo nhữngmục tiêu và điều kiệncụthể của từng quốc gia.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia có thể thực hiện ở nhiều cấpđộ: đơn phương, song phương hay đa phương:

- Cấp độ đơn phương: mỗi nước tự giác thực hiện các biệnphápđổi mới, cảicách,điềuchỉnh trong nước theo hướng mở cửa, tựdohoákinh tế trên cơsở lấy những tiêuchí phát triển quốc tế làm chuẩn mực vì mục tiêu phát triển riêng của mình chứ chưa phải do sự ràng buộc, qui định, cam kết thực hiện với các định chế, tổ chức kinh tế tài chính quốc tế mà họ tham gia. Điều này thể hiện tính năngđộngcủa nền kinh tế, hấp dẫnđầu tư nước ngoài và tạo những tiềnđề quantrọng chocác quốc gia hội nhập sâu rộngở các cấpđộtiếp theo.

- Cấpđộ song phương: hai nước tiếnhành đàm phán, ký kết hiệpđịnh, thiết lập quan hệ kinh tế trên cơsởnhững nguyên tắc tự do thương mại. Hiện nayhình thức liên kết song phươngnày songhànhcùng với xu hướng hợptác liên kết kinh tế theo khu vực,vùng (liên kếtcủacác nước có lãnh thổcận kề, gần nhau)phát triển khá mạnh, trở thành phổbiếnởhầu hếtcác khu vực trên thế giới, nhấtlàkhu vực Đông và Đông NamÁ. Trên thực tế, những cam kết song phươngnày thường rất dễthông qua (dochỉ đàmphán hai nước) song, quantrọnglà nókhôngđi ngượcmà còn bổsung chocác nguyên tắccủa tự dohoá đa phương,đồng thờilàcơsở thúc đẩy mởcửathịtrường sớmvàcam kết tựdohoá toàn diện hơn.

- Cấp độ đa phương: nhiều quốc gia cùng nhau đàm phán, trao đổi, thành lập hoặc tham giavàocácđịnh chế, tổchức kinh tế khu vực (bao gồm các nước thành viên trong một khu vực địa lý giới hạn) và toàn cầu (bao gồm các thành viên từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới) theo những nguyên tắc, tiêu chí của từng hiệpđịnhđã được các bên cam kết.Nhìn chung, hiện naycácđịnh chế,

tổchức kinh tếkhu vực haytoàn cầu thường vậnhành trên cơsở các nguyên tắc nềntảngcủa Tổchức Thươngmại Thế giới (WTO) [65, tr.63, 64].

Cấp độ hội nhập phụ thuộc vào sự phát triển và chiều sâu những quan hệ hợptác quốc tế và mục tiêu tựdo hoá của các quốc gia trong khuôn khổthế chế khu vựcvà toàn cầu.

Hội nhập kinh tếquốc tế cũngcóthể diễn ra dưới nhiềuhình thức hay còn gọilànhững môhình hội nhập kinh tếquốc tế khác nhau như:

- Hình thức khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi:đây là hình thức liên kết kinh tế trong đó các quốc gia tham gia hiệp định dành các ưu đãi vềthuế quan và phi thuế quan cho hàng hóa của nhau, tạo thành các khu vực thương mại ưu đãi vùng. Trong các thỏa thuận này, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia hiệp định.

- Hình thức khu vực/hiệp định thương mại tự do:ở hình thứcnày, các nước ký kết cam kết cắt giảm, bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan cho tất cả hoặc gần như tất cả hàng hóa của nhau. Việc cắtgiảm, xoá bỏ các ràocảnđó chỉ thực hiện trong thương mại nội khối còn đối với các nước ngoại khối thì các thành viên vẫn duytrìhệ thống thuế quanđộc lậpcủa mình. Do xóa bỏ gần như hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan, nên việc đàm phán để thành lập một hiệp định thương mại tự do rất mất thời gian và qua nhiều vòng thương thảo. -Hình thức liên minh thuế quan:là hình thức kết hợp giữahình thức khu vực thương mại tự do giữa các nước thành viên với việc thực hiện chínhsách thuế quan thống nhất của các nước thành viên đối với hàng hóa từ các nước ngoài khu vực.

- Hình thức thị trường chung:hình thức này có đầy đủ các yếu tố của liên minh thuế quan nhưng cộng thêmcả yếu tố tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn,kỹthuật, công nghệ, lao động,…) giữa các nước thành viên.

- Hình thức hiệp định đối tác kinh tế:đây là hình thức hội nhập kinh tế sâu hơnhình thức hiệp định thương mại tự do.Ở hình thứcnày, ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan còn bao gồm cả tự do hóa dịch vụ, bảo hộ đầu tư, thúc đẩythương mại điện tử giữa các nước ký kết hiệp định.

- Hình thức liên minh kinh tế, tiền tệ: là hình thức liên kết kinh tế trên cơsở một thị trường chung giữa các nền kinh tế với việc phối hợpchính sách kinh tế giữacác thành viênvà sử dụng mộtđơn vị tiền tệ chung. Vớihình thức này, các nước thành viên sẽ phải từ bỏ quyền thực thi chính sách tiền tệ riêng của mình, mà thay vào đó là một chính sách tiền tệ chung của toàn khối do một ngân hàng trung ương chung của khối đó thực hiện.

Mỗi hình thức hội nhậpđều cónhững yêu cầuđòi hỏi vànhững điều kiện chặtchẽnhấtđịnh buộc cácthành viên tham giaphải tuânthủ,đápứng.

Các quốc gia trên cơ sở những điều kiệncụ thể của mình có thể lựa chọn những hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp nhằm thực hiện hiệuquảnhữngmục tiêuđã đềra.

Khái quát lại, tuy có nhiều cách tiếp cận, phân tích khác nhau, song nhìn chung, các học giả, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra được những đặc trưng bản chất, những nội dung cănbảncủakhái niệm hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời cũng cho thấy tính đa dạng, phong phú về mức độ, hình thức, phạm vi, cấp độ của tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tế ở các quốc gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)