Quan niệm về chủ động và tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Ở nước ta, thuật ngữ “hội nhập kinhtếquốc tế”bắtđầu xuất hiện từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọnlà “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, thuật ngữ “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” mớiđược nêu trong văn kiện, và, phải đến Đại hội X (1996) cảhai thuật ngữ chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế mớichính thứcđược sử dụng trongcác Văn kiệncủaĐại hội.

Trên thực tế, các cụm từ “chủ động hội nhập”, “tích cực hội nhập”, “chủ động hội nhập kinh tếquốc tế”, hay, “tích cực hội nhập kinh tếquốc tế”thời gian gầnđâycũngđã được nhiềuhọcgiảsử dụng trongcácbài viết, hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí…, song, không nhiều các công trình chú trọng phântích,đưa rađịnhnghĩa riêng về cáckhái niệmnày.

Theo từ điển Tiếng Việt:

Chủ độnglà ở trạngtháilàmchủ đượchànhđộngcủamình khôngđể bị tình thếhayđối phương chi phối;trái vớibị động[136, tr.168].

Tích cực là có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, tác dụng thúc đẩy sự phát triển; hay,tỏrachủ động,cónhữnghànhđộng nhằmtạo ra sựbiến

đổi theo hướngphát triển; hoặc,chỉ sựhăng hái,tỏra nhiệttình đối với nhiệmvụ, với công việc [136, tr.947].

Trong cuốn “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướngxãhộichủ nghĩa”do PGS.TSHoàngNgọc Hoà chủbiên,

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là sự chủ động mở cửa nền kinh tế phù hợp với xu thế vận động khách quan của kinh tế thế giớivà điều kiệncụthể cùng với sựnỗlựcphát triển về mọi mặtđểtận dụng thời cơ, vận hội nhằm thu hút, phân bổ và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực trong phát triển kinh tế thông qua tất cả các hình thức phongphú,đadạngcủa quan hệkinh tếquốc tế đươngđại [65, tr.143]. Cuốnsách“Đổi mới và phát triểnởViệt Nam– Một sốvấnđề lýluậnvà thực tiễn”do GS.TS NguyễnPhú Trọng chủbiêncũng đưa ra quan niệm:

Chủ động là tự quyết định đường lối phát triển kinh tế – xã hội nói chung, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; chủ động nắm vữngcác qui luật,tính tất yếucủa sự vậnđộng kinh tế toàn cầu,phát huyđầyđủnăng lực nội sinh, xácđịnh lộ trình, nội dung, qui mô hội nhập kinh tếquốc tế; biết phântích, lựachọn phương thứchành độngđúng, không nóng vội,bị động, tự phát.Tích cực là không chần chừ, do dự màkhẩn trương chuẩnbị,điềuchỉnh,đổi mới từbên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến lược, lộ trình, kế hoạch hội nhập kinh tếquốc tế; không duy trì quálâucácchínhsáchbảo hộ, khắcphục nhanhtìnhtrạngtrìtrệ, tâm lýtrông chờ,ỷ lại [123, tr.262– 263].

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng trong bài viết “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để tạo chuyển biến cơ bản trong giáodục Việt Nam” cho rằng:

Tínhchủ động trong hội nhập là trạngtháicủachủthểtiếp nhậntácđộng của hội nhập để vận động với lộ trình tối ưu theo mục tiêu đặt ra; xác địnhrõ ràng,phùhợpvà đúng thờiđiểmmục tiêu cầnđạtđược; chuẩnbị kỹlưỡng các tiềnđề và điều kiện để đón nhận cơ hội vàsẵnsàng thích nghi vớithách thức; dự báo trướctìnhhình, tính phức tạpcủa hội nhập;

tự chủ,độc lập trong suynghĩ và hành động, lường trước những rủi ro.

Tínhtích cực trong hội nhập là khíacạnh thểhiệnkhảnăngtạo ra những tác động tích cực và lâu dài trong quá trình hội nhập của các chủ thể quốc gia,ngành, tổchức, cơsởhoặccá nhân;nó phảnánh việccácchủ thể triệt để tiếp nhận và khai thác tác động tích cực đồng thời với việc sàng lọc, loại bỏ các tác động tiêu cực của hội nhập; huy động triệt để mọi nguồn lực; thường xuyên, liêntục, khônggiánđoạn hoặc chần chừ, do dựtrong khaithác các nguồn lực để phục vụ cácmục tiêuđặt ra,đặc biệtlàsự nắm bắt nhanhnhạycác cơhội xuất hiện trong hội nhập,nhạy bénvà kịp thời trong nhận thứcvà hànhđộng. [76]

Trên cơ sở những nhận thức chung về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và quan niệmcủa cáchọcgiảvề chủ động,tích cực trong hội nhập,cóthể hiểu một cáchkháiquát,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là việc hoàntoàn tự chủquyết định xây dựngvàtriển khai thực hiệnđường lối, chiến lược,chínhsách hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với xu thế chung của thời đại và điều kiện đất nước nhằm mang lại hiệu quả hội nhập cao nhất, không để rơi vào thế bị động. Còn

tích cực hội nhập kinh tếquốc tế chínhlàviệc khẩn trương, hănghái, nỗlực triển khai các biện pháp, cách thức thực hiện hội nhập mạnh mẽ vào thể chế kinh tế quốc tếnhằm gặthái nhữngthành tựu tốt nhất chothúcđẩyphát triển kinh tế.

Hiểu mộtcáchcụthể hơn,chủ động hội nhập kinh tếquốc tế có nghĩalàtự giác tìm hiểu, nắm vững qui luật, sự vận động tất yếu của kinh tế khu vực và toàn cầu; tự chủxây dựng chiến lược, lộ trình, nội dung, qui mô, cách thức thực hiện hội nhậpphùhợp; quyếtđịnh mởcửa,đadạnghoá,đa phươnghoáquan hệ hợptác kinh tế quốc tế; phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học, dự báo tốt nhữngtình huống thuận lợicũng như khókhăn trong quá trình hội nhập; cân nhắc, tínhtoán xây dựngcác phươngán sẵnsàngứng phótrước những biến động khôn lường từtiếntrình hội nhậpvàvậnđộng mộtcách tự giác với lộ trình, giảipháp tối ưu nhằm phát huyđầyđủnăng lực nội sinh, kết hợp tốt nội lực và ngoại lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu đề ra; xác định rõ ràng, phù hợp và đúng thời điểm các mục tiêu cần đạt được trên cơ sở chuẩn bị, xây dựng chiến lược, kế hoạchvàchương trình cụthể đểbảođảm hiệuquảtiến trình

hội nhập; tự giác thực hiệnđổi mới đồng bộ, toàn diện từbên trong, chuẩn bịkỹ lưỡng các tiền đề và điều kiện, nguồn lực để đón nhậnmọi cơ hội và sẵn sàng thích nghi,ứngphóvớirủi ro, thách thức. Chủ động trong hội nhập cònđược thể hiệnởnăng lực tựchủ,độc lập trong suy nghĩvà hànhđộng, sựsáng tạo và nhạy bén,khảnăngphánđoán những thời cơsắpđến hay lường trước được những rủi ro,thách thức trong tiếntrình hội nhậpđể cóthểphòng ngừa, né tránh hoặc giảm thiểuđến mức tốiđa những tổn thất, thiệthại.

Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế được biểu hiệncụ thể ởviệc nhanh chóng thực hiện những điềuchỉnh,đổi mớitoàn diệnđường lối, chiến lược, phương thức hội nhập chophùhợp với xu thếquốc tế vàthực tiễnđất nước; khẩn trưởng chuẩn bị cácđiều kiện, tiềnđề để cóthể kịp thời nắm bắtmọi thời cơ, vận hội từtiếntrình hội nhập; nỗlực tiếp cậnvàkhaithác tốiđa các nguồn lựcđadạng từ tiếntrình hội nhập, dồn hết“tâm trí và sức lực” thực hiệncác mục tiêuđặt ra trong hội nhập với sựnỗlực kết hợp tốt nhất nội lựcvà ngoại lựcđể thúcđẩy tăng trưởng kinh tế; năng động, nhạy bén nắm bắttìnhhình và kịp thờiứngphó, xử lý,giải quyết nhữngtình huống phứctạpnảy sinh trong tiếntrình hội nhập; tăng cườngđẩymạnh triển khai thực hiệncác biệnphápđổi mớiđồng bộnhiều yếu tố của nền kinh tếchophùhợp với xu thếhội nhập. Tính tích cực trong hội nhập còn phản ánh cảtính trách nhiệm và mứcđộ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểmđể đạtđược mục tiêu trong quá trình hội nhập;thểhiện bảnlĩnh,khả năngquyết đoán, cóthể đưa ra những quyếtđịnhtáo bạo ở những thời điểm cần thiết để chớp lấy thời cơ hay né tránh được tổn thất, thậm chí là cóthể xoay chuyểnđượctình thế, biếnkhó khăn, thách thức thành cơ hội,động lực phát triển.Tích cực hội nhập kinh tếquốc tếthểhiện sựnhanhnhạy, táo bạo, khẩn trương, nỗ lực hội nhập nhưng không nóng vội, hồ đồ; mạnh mẽ, nhanhchóng nhưng vẫnđảmbảo sựthận trọng, vững chắc trong triển khai cáchoạt động hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế nhằm thu nhận nhiều nhất những lợiích từ tiếntrình hội nhập,đồng thờitránhđược nhữngrủi ro, thiệthại không mongđợi.

2.1.2.2. Sự cần thiết phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốctế ởVit Nam hin nay

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 43 - 46)