Phát huy vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phải trên cơ sở thực lực phát triển kinh tế của đất nước

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 123 - 124)

nhập kinh tế quốc tế phải trên cơ sở thực lực phát triển kinh tế của đất nước

Mọi chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung,thúc đẩy tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng đều cầnphải căn cứ vào điều kiện hiện thực của nền kinh tế thì mới mang lại hiệu quả thiết thực. Do đó, việc phát huy vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế cũng cầnphải dựa trên thực trạng, tiềm lực,khảnăng phát triển kinh tế của đất nước; nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan thực lực của nền kinh tế, những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục cũng như những thách thức có thể phải đối mặt; xác định, dự báo những vấn đề thực tiễn trong nước và quốc tế đang đặt ra cần phải ứng phó giải quyết, chỉ ra những điểm yếu nhất, khó khăn nhất của tiến trình phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập, v.v… Việc đánh giá đúng và đầyđủ thực lực phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình hoạch định và triển khai các chính sách thúc đẩy tiến trình chủ động và tích cực hội nhậpmạnh mẽ và hiệu quả vào thể chế kinh tế thế giới. Đánhgiá sai hoặc không đầy đủ về thực trạng, năng lực phát triển kinh tế đất nước rất dễ khiến chúng ta phạm phải những sai lầm mang tính ảo tưởng, chủ quan trong nhận thức và hành động, đề xuất và triển khai những chính sách hội nhập vượt quá khả năng của nền kinh tế; chỉ đạo thực hiện những biện pháp, cách thức hội nhập không phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế thời đại; không khai thác được những thế mạnh, tiềm năng của nền kinh tế; không đánh giá được những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế; không nhìn thấy những “điểm tối”, những “khoảng mờ”, những khâu yếu trong tiến trình phát triển của nền kinh tế để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những

phương án, biệnphápđốiphó,giải quyết phùhợp, dẫnđến hiệuquả tiếntrình hội nhập không đạt được như mong muốn, thậm chí còn có thể gặp phải những rủi ro, thấtbại, tổn thấtkhólường.

Vì vậy, để phát huy vai trò của Nhà nước trongchủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệuquả tiếntrình hội nhập nhất thiếtphải căn cứ vào thực lực phát triển của nền kinh tế. Chỉ trên cơ cở những phân tích, nhậnđịnh, đánh giávề thực trạng năng lực, trình độ phát triểncủa nền kinh tế, đồng thời chỉ ra những “nút thắt”, hạn chế, vướng mắc cần phải tháo gỡ, Nhà nước mới có thể xây dựng được những chiến lược, chính sách, kế hoạch, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với điều kiện hiện thực của nền kinh tế, đề ra những mục tiêu hội nhập cụ thể, lựa chọn những biện pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tiếntrình hội nhậpcủa nền kinh tế vào thể chế kinh tế toàn cầu một cách chủ động và tích cực nhất. Tương tự, từ việc phân tích, đánh giá thực trạng, năng lực phát triển của nền kinh tế, Nhà nước cũng sẽ có những chính sáchthúcđẩy, nâng cao hơn nữa sức mạnh, tiềm lực kinh tế của đất nước, đảm bảo cho nền kinh tế có đủ khả năng,điều kiện vật chấtđể chủ động và tích cực tham gia tiến trình hội nhập, trụ vững, ứng phó tốt trước những biến động đầy phức tạp của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, khi đã nắm được thực lực phát triển, tiềm năng kinh tế của đất nước, Nhànước sẽ cóthể chủ động và tích cực triển khai các phương án xây dựng, tạo lập các điều kiện, nguồn lực cần thiết cho tiếntrình đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào thể chế kinh tế quốc tế phùhợp nhất, hiệuquảnhất, mang lại những thành tựu tốt nhất cho thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theođúngmục tiêuđã được định hướngđó làxây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đảm bảotínhđộc lập, tự chủ và định hướngxã hội chủ nghĩacủa nền kinh tếtrong tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)