Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tạo lập tốt những điều kiện, nguồn lực cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với thực trạng

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 114)

nguồn lực cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với thực trạng hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Nhà nước về vấn đề này chưa cao

Để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhanh chóng gặt hái những thành tựu quan trọng cho công cuộc phát triển đất nước, Nhà nước cần

tăng cườngphát huy vaitrò củamình trong việcchỉ đạotạo lập nhữngđiều kiện, nguồn lực cần thiết như: xây dựng môi trường pháplý thông thoáng, thuận tiện hỗtrợ tích cực chocác hoạtđộng hội nhập; triển khaicácchínhsách tăng cường mởrộng hợptác, liên kết kinh tếquốc tế, thuhútđầu tư;cảicách,đổi mới cơcấu kinh tế vàphương thứcquảnlý,điều tiết kinh tếtheo hướngthịtrường;thúcđẩy phát triển kinh tế các vùng miền; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tiên tiến hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đủ tiêu chuẩn cung ứng cho thị trường trongđiều kiện hội nhập,cũng như đảm bảo môi trường xãhội chínhtrị ổn định, hoà bình, ứng phó giải quyết linh hoạt các vấn đề nảy sinh trong tiến trình hội nhập, v.v… Thiếu những điều kiện, nguồn lực quan trọng đó thì nền kinh tế nước ta không thể hội nhập mộtcáchchủ động,tích cựcvàhiệuquả vào thể chế kinh tế toàn cầu, tranh thủ những cơ may, vận hội từ hội nhập để mở rộng,phát triển sản xuất, kinh doanh, chủ động tiếp cận, khaithác tối đa những thời cơ, vận hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, né tránh,giảm thiểuđến mức thấp nhất nhữngrủi ro, thiệthại trongquá trình tham gia hội nhập.

Tuy nhiên, việc tạo lập được những điều kiện đó một cách hiệu quả trên thực tế không phảilà vấnđề đơngiản, nhấtlà trong điều kiện một quốc gia có nền kinh tế chưa thực sự phát triển, nhiều yếu tố của nền kinh tếvẫnđang trong thờikỳ chuyểnđổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoátập trung bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường với nhiều vấn đềtồnđọng phức tạp, nan giải, tiềm năng và thực lực kinh tế của đất nước còn nhiều hạn chế như nước ta thì việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp đổi mới, cải cách, điều chỉnh các yếu tố của nền kinh tế để tạo lập các điều kiện cần thiết đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đa dạng của tiến trình hội nhậpsẽ càng khó khăn hơn đối vớiNhànước Việt Nam.

Những năm qua,Nhànướcđãrất nỗlựcchỉ đạo triển khai nhiềuchínhsách và biện pháp nhằm tạo lập những điều kiện, nguồn lực cần thiết cho tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế ởnước ta. Song, trên thực tế, những thành tựuđạtđược trong lĩnh vực này thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực sự đápứng tốt yêu cầuthúcđẩy nền kinh tế chủ độngvà tích cực hội nhậpmạnhmẽ vàhiệuquả vào thểchếkinh tế toàn cầu.

Đơn cử như, để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng,hoàn thiện khuôn khổ pháplýminhbạch, thôngthoáng, thuận tiện,phùhợp vớicác tiêuchí, chuẩn mực quốc tế làyêu cầu hết sức cần thiết. Song vấnđềthực hiệnđược điềuđótrên thực tế lại vô cùngkhókhăn, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực phối kết hợpcủa nhiều cơ quan, ban ngành với sự chỉ đạođiều hànhsát saocủa Nhànước với những lộ trìnhcụ thể từ rà soát những vănbảnpháp luật khôngcòn phùhợp, những quiđịnh chồngchéo, những bộluật cần sửađổi,điềuchỉnh, khắc phụcđộvênhcủa những vănbảnpháp luật trong nước với những nguyên tắc luật pháp quốc tế đến việc chỉ đạo nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm luật,tínhtoán hiệuquả, mứcđộ khảthicủa từng dự án luật, v.v… Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng những hạn chế của hệ thống chính sách pháp luật ở nước ta hiện nay, có thể thấy, mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng tập trungchỉ đạođổi mới,điềuchỉnh, hoàn thiện hệ thống chínhsách, công cụ pháp luật, song nhìn chung quá trình triển khai thực hiện trên thực tế vẫn còn chậm, hiệu quả đạt được chưa đáp ứng tốtcác yêu cầu, đòihỏicủa tiến trình hội nhập. Hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta vẫn chưa thoátkhỏitình trạng vừa thiếu, vừa yếu, chồngchéo, thiếu tínhđồng bộ, tínhổnđịnh, tính minhbạch, còn nhiều kẽ hở trong qui địnhvà thực thi pháp luật tạođiều kiện cho những kẻ cơ hội lợi dụng lách luật, trục lợi, làm ăn phi pháp. Nhiều qui định pháp luật trong nước chưa phù hợp với những chuẩn mực, thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế trong quá trình thực thi pháp luật khi tham gia hội nhập. Với thực trạng hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế như vậy thì việc tạo dựng, hoàn chỉnh hệ thốngpháp luật đápứng yêu cầuchủ động và tích cực hội nhập, tạo môi trườngpháp lý thông thoáng, hiệu quả, thuận tiện, hỗtrợ tích cực cho các chủ thể, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn cần nhiều thời gian và những nỗlực lớn từ phíaNhànước,các cơquan, bộ,ngành hữu quan.

Tương tự, việc mở rộng, thiết lậpcác mối quan hệ đốitác chiến lược, toàn diện thực sự, gắn kết chặtchẽ, hỗtrợ tích cực cho nền kinh tếtrong tiếntrình hội nhập; thực hiện đổi mới, hoàn thiện cơ chế kinh tế theo hướng thị trường đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tự do hoá mọi hoạt động hợp tác, trao đổi, xúc tiến thương mại quốc tế;thúc đẩyphát triển kinh tế tạo tiềm lực vật chất vữngvàng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hệ thống kết cấuhạ tầng tiên

tiến, hiệnđại,đầyđủ, thuận tiện,cảicách hệ thốnghànhchính công năngđộng, hiệuquả… cũng là những công việc rất cần thiết để tạo điều kiệnthúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thực tế đãcho thấy, vaitrò củaNhà nước trong việc thiết lậpcác quan hệ hợp tác, đối tác quốc tế chiến lược, trọng yếu với các quốc gia vẫn còn những hạn chế; quá trìnhhoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường vớiđầyđủ những yếu tố cấuthành vẫn chậmđược thực hiện;trìnhđộ, chất lượng nguồn nhân lực ởnước ta còn thấp, không đồngđều, chưa đápứng yêu cầu hội nhập; hệ thống kết cấu hạtầngcòn thiếu, chất lượngvàhiệuquả phục vụ các hoạtđộng hội nhập chưa cao; bộ máyhành chính còn rườm rà, phức tạp, nhiều thủ tục gây phiềnhà cho các chủthể kinh tế, doanh nghiệp trongquá trình tham gia hội nhập; v.v… Đây lànhữngkhókhăn, trở ngại lớnđangcản trở tiếntrìnhchủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ởnước ta.

Như vậy, thực tiễn đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với Nhà nước Việt Nam hiện nay trong việc tạo lập những điều kiện, nguồn lực cần thiếtvàtriển khai thực hiện những biện pháptích cực để thúc đẩy nền kinh tế chủ độngvà tích cực hội nhập mộtcách hiệuquả vào thểchế kinh tế toàn cầu, gặthái nhữngthành tựuphát triển kinh tế tốtđẹp theo nhữngmục tiêu lớnmànền kinh tế đã đềra.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 114)