Xu thế khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế trong thế giới đương đạ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

đương đại

Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng ngày nay đã trở thành xu thế phát triển tất yếu đối với mọi quốc gia trong tiến trình phát triển chung của nhân loại. Trên thực tế, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay chưa phát triển, dùgiống hay khác nhau về chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội, dù tự giác hay không tự giác, sớm hay muộn đều bị cuốn hút vào vòng xoáy của xu thế toàn cầuhoá, hội nhập, trước hếtlàtrong lĩnh vực kinh tế.

Vấnđề nàyđã được C.Mác và Ph.Ăngghen đềcập, dự báo sớm từ những thập niên giữa thế kỷ XIX khi phân tích sự phát triển kinh tế hàng hoá trong chủ nghĩa tư bản, rằng, “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới” [81, Tr.77];và, dưới sự bành trướng, khống chế, chi phốicủachủ nghĩa tư bảnthì:

Thay cho tình trạng cô lập trước kiacủa các địa phương vàdân tộc vốn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự

phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc… Tính chất hẹp hòi, phiến diện dân tộc ngàycàng không thểtồntạiđược nữa [81, Tr. 80-81]. Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục. Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó [81,Tr. 81].

Đúng như dự đoáncủa các nhà sáng lậpchủ nghĩa Mác, sự phát triển mạnh mẽcủa lực lượng sản xuất với hàng loạt nhữngphát minh khoa học lớnvànhững thành tựuphát triển vượt bậc về công nghệ, thông tin (tronglĩnh vực điện tử, tin học, viễn thông, tự độnghoá,mạng Internet…)đãlàm thayđổihoàntoàn nềnsản xuấttoàn cầu,thúcđẩy phân công laođộngvàsựchuyên mônhoá sản xuất quốc tế sâu sắc, gia tăng xu thếquốc tế hoá cáchoạtđộng kinh tế,hìnhthànhcác mối quan hệhợptác, liên kết xuyên quốc gia với tốc độ ngàycàng nhanhchóngvà phạm vi ngàycàng mởrộngtạo nên sựgắn kết,phụthuộc lẫn nhaungàycàng chặtchẽgiữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia, châulục trên thế giới,hìnhthành nền kinh tế toàn cầu với những mối quan hệ, liên kết chằngchịt, phongphú,đadạng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, quá trình gắn kết, nhất thể hoánền kinh tế thế giới cũng diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Nềnsản xuất thế giớicó xu hướng trở thành dây chuyềnsản xuất thống nhất, một “công xưởng sản xuất” toàn cầu mang tính chuyên môn hoá cao độ, trong đó, mỗi khâu, mỗi mắt xíchcủa quitrình sản xuất có quan hệ ràng buộc, liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng to lớn, chi phối lẫn nhau. Không gian và khoảng cáchđịa lýgiữa các quốc giangàycàng thuhẹp, thế giới dường nhưkhông còn ranh giới, tạođiều kiện cho sự traođổi hợptác thươngmại giữa các khu vực và quốc tế phát triển, gia tăng luân chuyểncác dònghàng hoá, dịchvụ, công nghệ, kỹthuật, vốn, laođộng xuyên quốc gia.

Bêncạnhđó, sự phát triểnmạnhmẽ hệ thốngcác công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia với mạng lưới các công ty con dầy đặc, rải khắp nhiều quốc gia liên kết thành một mạng kinh doanh toàn cầu, dẫn dắt chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn thế giớicũng không ngừng thúc đẩy gia tăngcác hoạtđộng thươngmại,đầu tư, chuyển giao công nghệ… phát triển vàlan rộng trênphạm vitoàn cầu.

Cùng vớiđó, sự hìnhthành và gia tăng nhanh chóngcácđịnh chế, tổchức kinh tế tài chính quốc tế (như WB, IMF, WTO,…) để quản lý, điều hành toàn bộ các quá trình liên kết kinh tế quốc tế theo những khung khổ pháp lý, luật định chung cũng khiến các quốc gia ngày càng phải chịu sự ảnh hưởng, tác động, chi phối,ràng buộc nặng nềtrongcác nguyên tắctoàn cầu.

Trong bối cảnh đó, mối quan hệ giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng trở nên gắn bó và sự phụ thuộc lẫn nhau cũng ngày càng lớn khiến cho xu hướng liên kết, hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế trở thành tất yếu, bất luận qui mô, hình thức, phương thức vậnhành, thể chế điều hànhcủa mỗi nền kinh tế làtươngđồng haycósự khác biệt.

Trước sức mạnh của làn sóng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế như vậy, các quốc giacũng không thểduytrìmột nền kinh tế khépkín, tựcô lập trong một nước hoặc thậmchítrong mộtnhómcác nước,mà phải thayđổichínhsách mởcửa, hợp tác, hội nhập kinh tếquốc tếvớicác nước, tự giác gắn kết nền kinh tếvớicác nước vàkhu vực, tăng cườngcáchoạtđộng liên kết, traođổi,xúc tiến thươngmại,xoá bỏ cácràocản,giảm thiểu sự khác biệtvà trở thành bộphận hợpthànhcủa nền kinh tế toàn cầu nhằm tranhthủ các nhân tố và điều kiện chophát triển kinh tế theo những cách thức,mục tiêu, lộ trìnhphùhợp vớiđiều kiện, bốicảnh từng nước.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang đến chocác quốc gia rất nhiều những lợi ích như: tạo cơ hội cho các chủ thể kinh tế các nước mở rộng thị trường, phát triển các đối tác quốc tế, thu hút đầu tư, tiếp cận đa dạng các nguồn lực từbênngoài,học hỏi kinh nghiệm, trìnhđộ quảnlýtổchức sản xuất, kinh doanh,thúc đẩy phát triểnthương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế đểtừ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh

nghiệp nội địa; gia tăng cơ hội nâng cao trình độ vàchất lượng nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia thông qua các chương trình hợp tác phát triển giáo dục- đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến; tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; gia tăng cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cho người lao động; v.v…

Mỗi quốc gia, tuỳ theo năng lực, điều kiện và mục tiêu của mình có thể tiếp nhận những giá trị khác nhau từ tiếntrình hội nhập. Những quốc gia lớn, có nền kinh tế phát triển thông qua hội nhập có thể mở rộng hơn nữa thị trường, địa bàn, qui mô sản xuất, gia tăng đầu tư, tìm kiếm thêm nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm, tranhthủkhai thác tài nguyên, tậndụng nguồn nhân lực giá rẻ từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc chưa phát triển. Họ mong muốn và tăng cường khích lệ, thúc đẩy các quốc gia nhanh chóng thay đổi chính sách kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với bên ngoài, tham gia hội nhập sâu rộng vào tiếntrình hợp tác kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các dự án, chương trình hợp tác, liên kết sản xuất, trao đổixúc tiến thương mại. Ngược lại, các nước kém phát triển hoặc chưa phát triển nếu tham gia hội nhập, gắn kết nền kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới có thể tranh thủ được nhiều nguồn lợi từ bên ngoài như hỗ trợ về vốn; tiếp nhận chuyển giao, ứng dụngcác thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hiệu quả vì mục tiêu đẩy nhanh tốcđộtăng trưởng kinh tế theocách thức“đi tắt,đónđầu”.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế không phải chỉ là “cỗ xe màu hồng” luôn mang đến những điều tốt đẹp. Bên cạnh vô sốnhững cơ may đó, tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế cũng khiếncác quốc giaphảiđối mặt với muônvàn những khó khăn, thách thức (đặc biệt các quốc gia có nền kinh tế nhỏ bé, kém phát triển) như dễ bị thua thiệt, tổn thất nặng nề trong cơ chế cạnh tranh gay gắt, khốc liệtcủa thương trường quốc tế;phải chấp nhận, hứng chịu nhiều thiệtthòi thậmchí làbất công từ nhữngđịnh chếkinh tế tàichính quốc tế(thường docác quốc gia lớn, cónền kinh tế phát triểnđềra, chi phối, ápđặt theo hướngcó lợi cho họ); gia tăng sự phụ thuộc vào các quốc gia lớn và thị trường bên ngoài

khiến nền kinh tế của các quốc gia dễ chịu nhiều tổn thương bởi những ảnh hưởng, tácđộng từ những cuộc khủng hoảng, suy thoáicủacác nền kinh tế lớn hay trước những diễn biến bấtổnkhó lường của kinh tế toàn cầu; nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường trong quá trình đẩy mạnh hợp tác, liên kết kinh tếquốc tế;v.v…

Hội nhập kinh tế quốc tế, như vậy, vừa là thời cơ, vừa là thách thức, vừa chứa đựng những cơmay, thuận lợi nhưngcũngđưađến nhữngrủi ro,khókhăn khôn lường. Có lẽ điềuđó đã khiến một sốquốc gia còn e ngại, chần chừ chưa dám mạnhbạo, quyết tâmđẩymạnh hội nhập sâu rộngvà mạnhmẽ vào thể chế kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy, mặc dùhội nhập kinh tế quốc tế là quá trình có tính hai mặt như vậy, song việc khai thác, tậndụngđược nhiều hay ít những cơmay,hạn chế đượcđến mứcđộ nào nhữngrủi ro,thách thức từ hội nhập,đưa nền kinh tế phát triển ra sao lạiphụthuộc rất lớnvào sựnhận thức và hànhđộng của từng quốc gia. Đã có nhiều quốc gia đạt được những thành tựu to lớn, có được những bứtphá ngoạnmục trên conđườngphát triển kinh tế,tạodụngđược vị thế quốc tế đáng nể do biết tranh thủ tận dụng tốt những cơ may, vận hội từ tiến trình hội nhập, ứng phó, xử lý tốt trước những tác động bất lợi hay những biếnđộngcủa kinh tếthếgiới (như Hàn Quốc,Đài Loan, Singapo…).

Trong bốicảnh hiện nay, hội nhập kinh tếquốc tế vẫnlàlựa chọn tốiưuđối với hầu hết các quốc gia trên thếgiới nếu không muốnbị tụt hậu,bị đẩy rangoài quĩ đạophát triển chungcủa nền kinh tế toàn cầu. Việc “quay lưng”, “tẩy chay”, không tham gia tiếntrình hội nhập, cố tìnhđi ngược xu hướng chungcủa thờiđại sẽ khiến các quốc gia không những bị cô lập, tự tước đi những cơ may, vận hội tiếp nhận các nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nền kinh tế nhanh chóng rơi vào tìnhtrạngtrì trệ, tụt hậu sâu so với tiếntrìnhphát triển chung của nhân loại, mà hơn thế còn mất đi những điều kiện, khả năng ứng phó hiệu quả trước nhữngtácđộng,ảnh hưởng bất lợi từ tiếntrình hội nhập quốc tế, không tạo được tiềm lựcđể cóthể “chèo chống”,đốiphó,giải quyếthàngloạt những vấnđề toàn cầuđang hàngngàyhàng giờ nảy sinh, lantràn,ảnh hưởngđếnmọi quốc gia như ônhiễm môi trường,dịch bệnh lây lan, di dân tự do,khủng bốquốc tế…cho dùquốc giađó cótham gia tiếntrình hội nhập hay không.

Do vậy, dù muốn hay không, dù thừa nhận hay không thừa nhận, dù chấp nhận hayphảnđối, hội nhập kinh tế quốc tếvẫnlàxu thế tất yếucủa kinh tếthế giớiđươngđại.Và,đối vớicác quốc gia, hội nhập kinh tếquốc tếvẫnlàmột yêu cầu khách quan, một đòi hỏi không thể né tránh, một xu thế tất yếu trong tiến trìnhphát triển. Thực tếcho thấy, đến nay, hầu hết mọi quốc gia trên thế giớiđã và đang tích cực tham gia vào quá trình này, nỗlực triển khaicácchínhsách hội nhập nhằm đạtđược hiệuquảhội nhập cao nhất, thu được nhiều lợiích nhất cho thúcđẩyphát triển kinh tế.

2.1.2. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế - đòihỏi tất yếuđối với sự phát triểnởViệt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)