các chiến lược, chương trình, kế hoạch để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Để chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế,phát huy tốt nội lực,đồng thời khaithác tốiđangoại lực chothúcđẩy tăng trưởng kinh tế, một trong những điều quan trọng là cần phải xây dựng được những chiến lược chương trình, kế hoạch hội nhập phù hợp,đúng đắn, linh hoạt đồng thời tổ chức triển khai thực hiện những chươngtrình, kế hoạchđómộtcách hiệuquảtrong thực tiễn.
Nhận thức rõ điềuđó, những năm qua,Nhà nước đãnỗlực xây dựng, ban hành các chiến lược, chương trình, kế hoạchđể chỉ đạo tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế với những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ hội nhậpcụ thể của đất nước trong từng giai đoạn trên cơ sở những quanđiểmđịnh hướngcủa Đảng qua các kỳ Đại hội, nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước ta chủ động và tích cực hội nhập ngàycàng sâu rộngvào nền kinh tế toàn cầu, gặthái nhữngthành tựu quantrọng cho công cuộcphát triểnđất nước.
Ngay từ Đại hội IX, quán triệt quanđiểmcủaĐảng vềvấnđề chủ động hội nhập kinh tếquốc tế, đặc biệtlàNghị quyết số 07-NQ/TWngày 27 tháng 11 năm 2001của Bộ Chính trịvề hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướngchínhphủ đã ban hành Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 về Chương trình hành
động của Chính phủ đﱢ triển khai thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của Nghị quyết 07 với tinh thần khẩn trương, tích cực nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và của cả nền kinh tế, nâng cao vị thế của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; tuyên truyền,giáodục, nâng cao nhận thức vềhội nhập kinh tếquốc tế... [114].
Đặc biệt, kểtừ Đại hội X, triển khai quanđiểmchỉ đạocủa Đảng quyết tâm đưa nền kinh tế chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, gặthái nhiều hơn
nữa những thành tựu to lớn từ hội nhập cho mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển vữngmạnh theo định hướngxãhộichủ nghĩa, Nhà nước đãkhẩn trương ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động đẩy mạnh tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Từ đó đến nay, nhiềuChỉ thị, Nghịquyết, Chươngtrình, Kế hoạch quantrọng nhằm thể chế hoá quan điểm của Đảng đã ra đời có tác dụng định hướng, chỉ đạo,thúc đẩymạnhmẽ tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế ởnước ta theo hướng chủ độngvà tích cực hơn.Cụthể:
Ngày 29 tháng 06 năm 2006, Quốc hội raNghị quyết số56/2006/QH11 về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006 – 2010 nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2001– 2010, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và giảipháp lớn của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006 – 2010 như: phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch đồng bộ cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng hơn với khu vực và thế giới, tận dụng điều kiện thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế những tác động bất lợi trong hội nhập để tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh [67].
Tiếp đó, ngày 09 tháng 10 năm 2006Chính phủ ban hành Nghị quyết số
25/2006/NQ-CP về Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006– 2010 với những nội dung cơ bản: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động và tạo bước ngoặt trong hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, khẩn trương triển khai các đề án nghiên cứu về những tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển.
Trên cơsở đó, Chínhphủ chỉ đạolãnhđạo các Bộ, Ngành, địa phương trực tiếp xây dựng Chương trình hànhđộng của Bộ, ngành, địa phương mình trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm;xây dựng, rà soát, sửađổi, bổsung các quy hoạch, chính sách, chương trình, đề án, văn bản pháp quy theo sựphân công của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, đồng thời tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hànhđộng này trong thực tế đảmbảo hiệuquảcao nhất [37].
Tiếptụccụthể hoáquanđiểmchỉ đạocủaĐảng về đẩymạnhchủ động,tích cực hội nhập kinh tếquốc tế, ngày 05/02/2007 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X ra Nghị quyết số 08-NQ/TW “Vềmột sốchủtrương, chính sách lớnđểnền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” trong đó xác định rõ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay là thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước… đồng thờiđưa ra những định hướng cụ thể nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế ởnước tangàycàngchủ độngvà tích cực hơn [6].
Ngay sau đó, ngày 27 tháng 02 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16//2007/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới trong đó cụ thể hóa các nhiệm vụcơ bản giao cho các Bộ, Ngành và các địa phương triển khai thực hiện như:quán triệt nhận thức sâu sắc quanđiểm củaĐảng về hội nhập kinh tế quốc tế, những cơhội và thách thứcđặt ra khi Việt Nam là thành viên của WTO, phát huy ý chí tự lực tự cường huyđộng nội lực, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế- xã hội màĐại hội lần thứ X của Đảngđãđề ra,đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới,bảođảm môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho mọi chủ thể tham gia thị trường; xây dựngvà phát triểnđồng bộ các yếu tốkinh tế thịtrường; nâng cao nănglựccạnh tranhcủa nền kinh tế[38].
Ngày 28 tháng 5 năm 2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 22/NQ-CP Ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng với các nội dung chủ yếu: Các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, tiếp tục thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, đồng thời tăng cường các biện pháp đưa các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu,ổn định, bền vững, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước [39].
Bên cạnh những Chỉ thị, Nghị quyết lớnđó, Nhà nước còn banhành nhiều Quyếtđịnh,Nghị định, Chươngtrình, Kế hoạch cụthểnhằmchỉ đạo,xúc tiếnquá trình hội nhập kinh tếquốc tế ởnước tachủ độngvà tích cực hơn như:Quyếtđịnh số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;Chỉ thịsố 15/2007/CT-TTg, ngày 22 tháng 6 năm 2007củaThủtướng Chính phủ Về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam;Quyếtđịnh số 174/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2007của Thủ tướngChínhphủvềKiện toànỦy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế;Quyết
định số 236/QĐ-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”; v.v…
Gần đây nhất, ngay trong năm 2014, ngày 14/5/2014, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 31/NQ-CP phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số22/NQ-CP vềhội nhập quốc tế trongđó xácđịnhrõmột trong những nội dung quan trọngcủa Chương trình hành động là vấnđềhội nhập kinh tế quốc tế với những nhiệmvụ cụthể cần thực hiện như xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020, thực hiện lồng ghép các định hướng chiến lược về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính– tiền tệ; xây dựng định
hướng nâng cao hiệu quả tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các định chế kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ quốc tế… Đặc biệt, ngày 10/7/2014, Chính phủtiếp tục ra Nghị quyết 49/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động
của Chínhphủtiếptục thực hiệnNghịquyết Trungương 4,KhoáX vềmột số chủ
trương,chínhsách lớnđểnền kinh tế phát triển nhanhvàbền vững khi Việt Nam
là thành viên của Tổchức Thươngmại Thếgiới.Nghịquyết nêurõ, chương trình hành động nhằm thực hiện các mục tiêu tiếp tục thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách lớn đã đề ra tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa X trong bối cảnh nước ta đang triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 trong đó trọng tâm là tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế, thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chươngtrìnhhànhđộng cũng nêurõnhững nhiệmvụ vàcông việc cụthểcần triển khai thực hiện trong thời gian tới đểnâng cao hiệu tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tế,thúcđẩy nền kinh tế phát triển nhanhvàbền vững.
Trên cơsởnhữngChỉ thị,Nghịquyếtđó,Nhànướcchỉ đạo, hướng dẫncác Bộ,Ngành,địa phương xây dựngvàtriển khai thực hiện những chươngtrình, kế hoạch,đề án hội nhập kinh tếquốc tế cụthể hàng năm theo chức năng, nhiệmvụ của từng đơn vị,địa phương,đồng thời thường xuyên tổng hợpbáocáotìnhhình thực tế, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh những chính sách, thay đổi phương thức, cách thức thực hiện hội nhập cho phù hợp với những biến động của thực tiễn trongvà ngoài nước nhằmthúcđẩy tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tế chungcủa cảnướcngàycàngchủ động,tích cựcvàhiệuquả hơn.
Những nỗlực lớncủaNhà nước trong việchoạchđịnhvà chỉ đạo triển khai các chiến lược, chínhsách hội nhập kinh tế quốc tếnhững năm qua đãmanglại cho tiếntrình hội nhậpcủa nền kinh tếnước ta những kếtquả đángkhích lệ. Nền kinh tế đãtừng bướcchủ độngvà tích cực mởrộngcác quan hệ hợptác, liên kết kinh tế quốc tế, khaithácngàycàng nhiềucác cơhội từ hội nhập,đồng thờichủ
động vượt qua những khó khăn, thách thức, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ tiếntrình hội nhập,ứng phóngàycàng hiệu quảvới những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, gặtháiđược những thành tựu quan trọng cho phát triển kinh tế, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, thế và lực của nền kinh tế ngày càng vững mạnh, uy tín của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, đời sốngmọi mặtcủa nhân dân không ngừngđượccải thiện.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, quá trình xây dựng, ban hành những chính sách, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đôi khi vẫn còn lúng túng, chậm trễ. Việc chỉ đạo xây dựng chiến lược tổng thểquốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn dài với những mục tiêu, định hướng, chỉ đạorõ ràng cụ thể cho từng lĩnh vực, ngành nghề, địa phương vẫn chưa được hoàn thành. Hơn thế, chủtrương thúc đẩy nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, như đã phân tích,có ý nghĩa rất lớnđối với quá trình phát triểnđất nước theo nhữngmục tiêuđã định, góp phần quan trọng thúc đẩy tiếntrình hội nhậpmạnhmẽ và toàn diện trên cáclĩnh vựckháccủa nền kinh tế, songđến nay những vănbản,nghị định tập trungchỉ đạocụ thể, rõ ràng về vấn đề này, cũng như cácnghịquyết,chỉ thị, chươngtrình, kế hoạch triển khaicụthể chủ trương chủ độngtích cực hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn chậm được ban hànhcũng như tổchức triển khai thực hiện mộtcách hiệuquả. Bêncạnhđó, vấn đề chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình hội nhập kinh tếquốc tế ởmột số địa phương, bộ, ngành,đơnvị cũng chưa thực sự chủ động,tích cực, manglại hiệuquảcao nhưmongđợi. Thực trạngnày có ảnh hưởng khôngnhỏ đến hiệuquả quá trìnhthúcđẩy nền kinh tếnước tachủ độngvà tích cực hội nhậpvào thể chế kinh tế toàn cầu, gặt hái nhữngthành tựu tăng trưởng,phát triển kinh tếtheo nhữngmục tiêuđã đềra.