Tiếp tục đổi mới chính sách, công cụ, phương thức điều hành, quảnlýkinh tế củaNhànước chophù hợp với sự phát triển nền kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 139)

thịtrường trong xu thếhội nhập

Đổi mới các chính sách, công cụ, phương thức quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước là một trong những công việc quan trọng cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quảnlý Nhà nước, tạođiều kiện thuận lợi cho chủ động và tích cực hội nhập kinh tếquốc tế ởnước ta.

Những năm qua, Nhà nước đã tập trung nhiều biện pháp tiến hành điều chỉnh các chính sách chỉ đạo, điều hành nền kinh tế, sử dụng các công cụ hỗ trợ, điều tiết sự phát triển kinh tế và đổi mới phương thức quảnlý nền kinh tế, theo hướng chuyển từ phương thức điều hành theo cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp tràn lan sang phương thức quảnlý kinh tế vĩ mô theo cơ chế thị trường,tạođiều kiện chocácchủthểkinh tếtựdo hợptác, traođổi, liên kết sản xuất kinh doanh, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, cạnh tranh bình đẳng và thu nhận những nguồn lợi theo khả năng, điều kiện và những đóng góp trên thực tế của bản thânvàoquá trìnhphát triển kinh tế. Nhờ đó, nền kinh tế đã có những thayđổi khởi sắc với nhiềuthành tựuphát triển kinh tế đáng mừng. Tuy nhiên, để chủ động và tích cực hội nhậpmạnh mẽ hơn nữa vào thể chế kinh tế quốc tế,Nhànước cầncónhữngchínhsách, biện pháp,cách thức tổchức, quản lýnền kinh tế tích cực, hiệuquả hơn.

Mt , Nhà nước cn tiếp tục đổi mi, hoàn thin, nâng cao cht lượng, hiệu quả hệ thống chính sách điều hành, quản kinh tế vĩ mô cho phùhp vi yêu cuchủ độngvà tích cc hi nhp.

Hệ thống chính sáchđiềuhành kinh tế vĩmô là cơ sở quan trọng để Nhà nước thực hiệnchỉ đạo tiếntrìnhphát triển kinh tế trong cơchế thịtrường,chủ độngvà tích cực hội nhập. Vìvậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tập trung đổi mới,hoàn thiện nhằm khắcphục nhữnghạn chế, bất cậpcủa hệthốngchính sáchquảnlýkinh tế ởnước ta hiện nay.

Tăng cường tổng kết đánh giá hệ thống chính sách kinh tế, chỉ ra những chính sách không còn phù hợp với thực tiễn hội nhập hay không mang lại

hiệuquả thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo nhữngmục tiêuđã đề ra. Lọc bỏ hoặc điều chỉnh những chính sách chỉ đạo, điều hành kinh tế thích ứng với yêu cầu,đòihỏicủa nền kinh tế thị trường, tạođiều kiện chochủ độngvà tích cực hội nhập kinh tếquốc tế.

Sửa đổi, hoàn thiện, xây dựng, banhành mớicác chínhsáchthúcđẩyphát triển kinh tế theo hướng vừa đápứng đòi hỏi của thực tiễn hội nhập,đồng thời đảm bảo các yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa và tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Đổi mới cácchínhsáchđầu tư (đặc biệtlà đầu tư nướcngoài), hợp tác quốc tế, khai thác các nguồn lực mở rộng hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh đảm bảo cân đối lợi ích quốc gia và lợi ích các chủ thể, doanh nghiệp. Chínhsách đẩymạnhvànâng cao hiệuquả hoạtđộng xuất nhập khẩuphảichú ý điềuchỉnh theo hướng tăng cường hơn nữa xuất khẩu,giảm nhập siêu, thâm hụtcán cân thươngmại. Xem xét các nội dungcủa các chínhsách phân bổ, sử dụngcác nguồn vốnxã hội một cách hợplý, hiệuquả cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấuhạ tầng cơ sở,đầu tư chocác vùng kinh tế trọngđiểm, mũi nhọn của cảnước, những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh,đảm bảo an ninh tài chính quốc gia tránh thấtthoát,lãng phí. Điềuchỉnhchính sáchđãi ngộ,ưuđãi thỏa đáng hơn nữa cho các doanh nghiệpđầu tư sản xuất kinh doanhvào những vùng,địa bàncó điều kiệnkhó khăn, những lĩnh vực đòi hỏitrìnhđộ kỹ thuật, công nghệcao, nguồn vốn lớn.Đổi mớichínhsáchthúc đẩytạođiều kiệncạnh tranh bình đẳng cho các chủ thể kinh tế; chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các doanh nghiệp trong nước xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia thị trường quốc tế; chính sách bảo vệ hàng hoá trong nước và lợi ích của các doanh nghiệp Việt trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế; chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ thể trong những tình huốngkhókhăn, bất lợicủaquá trình tham gia hội nhập kinh tếquốc tế, v.v…

Ngoài việc tổng kết, đánh giá, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách điềuhành, quảnlý kinh tế đáp ứng tiếntrình phát triển kinh tế thị trường,Nhà nước cũng cần tăng cường triển khaimạnhmẽ các biệnpháp tổchức, triển khai hiệuquả cácchínhsáchđótrong thực tế để đảmbảo yêu cầuthúc đẩy nền kinh

tế chủ động và tích cực tham gia hội nhập, gặt hái những thành tựu phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năngvàlợi thế củađất nước.

Hai là, Nhà nước cần tiếptục sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế để quản , điu tiết, đảm bảonđịnh kinh tế vĩ mô, thúc đẩy chủ động và tích cực hội nhập kinh tếquốc tế.

Phát triển kinh tế thị trường là định hướng đúng đắn nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với đặc trưng của thể chế kinh tế mở, tự do hoá, phụ thuộc và cạnh tranh gay gắt, tiếntrình nàycũng dễ nảy sinh nhiều vấnđềphứctạpảnh hưởngđến trật tự ổnđịnh kinh tế vĩmô,tác động xấu đến hiệu quả tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước ta. Vì vậy, những năm qua, Nhà nước đã phải thực hiện các biện pháp điều hành, nỗ lực phát huy vai trò của các công cụ đòn bảy kinh tế quan trọng như công cụ tài chính– tiền tệ,tỷ giá, ngânhàng– tíndụng, côngcụ thuế,lãi suất, côngcụ điều hành giá…, vàthực tế là đã thuđược thành tựu khảquan,đảm bảo được sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để chủ độngvà tích cực hội nhậpmạnhmẽ hơn nữa vào thể chế kinh tế toàn cầu, tranh thủkhaithác được tốiđa những nguồn lực quantrọng cho thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóngvà bền vững theo những mục tiêu đã định, đòihỏi Nhà nước cần tiếp tục sử dụng và nâng cao hiệu quả các biệnphápvà công cụ đòn bảy kinh tế để quảnlý, điều tiết nền kinh tếvậnhành theocác qui luậtcủa kinh tế thịtrườngcósự quảnlý củaNhànước.

Tiếp tục điều chỉnh và triển khai thực hiện kết hợp chặt chẽ, linh hoạt chính sách tài chính, tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Sử dụng hiệu quả hệ thống ngân hàng, tín dụng tạo điều kiện, hỗ trợ các khoản vay cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thúc đẩy mở rộng, phát triển sản xuất, hoặc cứu trợ các chủ thể, doanh nghiệp kinh tế trong những tình huống khó khăn khẩn cấp, chịu ảnh hưởng của thiên tai hay chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng, suy thoái của kinh tế toàn cầu như hiện nay. Công cụ điều hành tỷ giá cũng cần được sử dụng linh hoạt, hiệu quả và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, đảm bảo lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, hỗ trợ

tăng trưởng kinh tế. Chính sách lãi suất cũng cần điều chỉnh, tính toán, kiểm soát chặtchẽ, duy trì ổnđịnh mặt bằnglãi suất cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗtrợ tích cực cho sự tăng trưởng, phát triểncủa nền kinh tế.

Tăng cường cải cách, điều chỉnh chính sách thuế theo hướng đảm bảo tính hợp lý, công bằng vớimọi chủthể kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình cho phù hợp với cam kết, qui định quốc tế để kích thích đầu tư, thúc đẩy mở rộng, phát triển các quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế. Sử dụng linh hoạt công cụ thuế để điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện, khuyến khích phát triển các ngành nghề sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Tiếptục thực hiện giảm thuế nhiềuloại đối với những chủ thể, doanh nghiệpđầu tư vào những địa bàn khó khăn, miền núi, nông thôn hay phát triển sản xuất kinh doanh những lĩnh vực, sản phẩm thiết yếu lợi nhuận thấp, chiphí đầu tư cao.Đặc biệt cần nỗlực đẩy mạnh thực hiệnáp dụng thuế chống bán phá giá,đặc biệt là đối với những mặt hàng, sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh, bìnhđẳng chocác doanh nghiệp,sản phẩm cùngchủngloại trong nước, v.v…

Tiếptục đổi mới, hoàn thiện côngcụ điềuhành giátheo hướng tôn trọng, tuân thủ theo các nguyên tắc, quy luật hình thành, vận động của giá cả trong nền kinh tế thị trường nhằm bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát giá độc quyền, khuyến khích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thực hiệnchính sách giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết chặt chẽcủa Nhà nước đối với các hàng hoá điện, than, xăng dầu và dịch vụ công. Những hàng hóa, dịch vụ còn độc quyền không để doanh nghiệp tự định giá. Tăng cường kiểm tra chi phí sản xuất, giá thành, giá bán của các loại hàng hóa khi có sự biến động về giá. Coi trọng kiểm soát chi phí, giá thành của các hàng hóa dịch vụ độc quyền. Xây dựng và quản lý quỹ bình ổn về giá, đặc biệt đối với các loại hàng hóa thiết yếu, quan trọng đối với sản xuất và đời sống như điện, xăng dầu,… Tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá (đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá...), thường xuyên

theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu. Từ đó có những biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm những vi phạm pháp luật về quy định giá, lũng đoạn giá, gây mấtổnđịnh kinh tế,ảnh hưởngđến hiệuquảtiếntrình hội nhập.

Ba , Nhà nước cn tiếp tục đổi mi mạnh mẽ phương thc quản , điu tiết nn kinh tế củaNhànước tchng vi cơchế kinh tế thịtrườngđể chủ độngvà tích cực hội nhập.

Đổi mới phương thức quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường là vấn đề quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập mạnh mẽ vào thể chế kinh tế thế giới. Do đó, để tạođiều kiện thuận lợi chochủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước cần tiếp tục nỗ lực đổi mới phương thức quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế theo những hướng sau:

Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, quản lý của Nhà nước theo hướng tôn trọng nguyên tắc tự do hoá trong cơ chế kinh tế thị trường, xoá bỏ sự can thiệp một cách trực tiếp, sâu sắc, “thô bạo” của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thông quacác biệnpháp mệnh lệnhhànhchính, bao cấp, kế hoạch quan liêu, kìm hãm tính sáng tạo, tự chủ của mọi chủ thể trong triển khai các hoạt động kinh tế như thời gian trước đây, chuyển sang phương thức quảnlý thông qua các chiến lược, kế hoạch, hệ thống pháp luật và các công cụ điều tiết kinh tế vĩ môkhác.

Nhà nước cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng định hướng, dẫn dắt, tổchức, quảnlý, điều tiết, hỗtrợ, thúcđẩy nền kinh tế tăng trưởngvà phát triển nhanhchóngvà ổnđịnh trongquá trìnhđẩymạnh hội nhập kinh tếquốc tế thông qua việc ban hành các chiến lược, chương trình, kế hoạch chỉ đạo tiến trình hội nhập, thiết lập khuôn khổ pháp luật, tạo hành langpháp lý thuận tiện cho các hoạt động hội nhập; cung ứng các dịch vụ công đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập; xây dựng và triển khai các chính sách định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng và tạo lập những điều kiện, nguồn lực cần thiết cho sự chủ động và tích cực hội nhập, nâng cao sức mạnhvà vịthếkinh tếquốc gia.

Thực hiện triệt để việc phân định rõ chức năngđiềuhànhquản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước với chức năng trực tiếp quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hạn chế tối đa sự can thiệp vào quyền tự chủ của các đơnvị, tổchức, doanh nghiệp kinh tế, nhằmphát huytính sángtạo, năngđộngvàsự đónggópđadạngcác nguồn lựccủacácchủ thể vào quá trìnhphát triển kinh tế củađất nước.

Tiếp tục tăng cường vaitrò quản lý, điều tiết các hoạt động hội nhập,tạo cơ hội hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các chủ thể kinh tế tham gia tiến trình hội nhập, đồng thời đẩy mạnh quản lý, giám sát việc tuân thủ các qui định luật pháp, chấphành nghiêmchỉnh các nguyên tắc, “luật chơi” chung của cơ chế kinh tế thị trường, đồng thời tích cực khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ thể kinh tế tích cực thực hiện nhữngmục tiêu chung của nền kinh tế theo định hướngxãhộichủ nghĩa.

4.2.3. Tiếptục đổi mới, hoàn thiện bộ máyNhànước đápứng yêu cầuchủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 139)