Mâu thuẫn giữa đòi hỏi phải nâng cao vai trò của Nhà nước để đáp ứng yêu cầu của tiến trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 118)

đáp ứng yêu cầu của tiến trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với thực trạng năng lực tổ chức, quản lý, điều hành kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém của Nhà nước

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là lựa chọn tất yếu, định hướngđúngđắnphùhợp với xu thế phát triển chung của kinh tếthế giớivàyêu cầucủa công cuộc phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giúp nền kinh tếnước tacóthểtiếp cậnđược nhiều cơhội gặthái những lợiích to lớn từ hội nhập cho mục tiêu phát triển nhanhvàbền vững, nâng cao sức mạnh, năng lựccạnh tranhvà vịthế kinh tế củađất nước trên trường quốc tế.

Để thực hiện chủ trương này, đòi hỏi Nhà nước cần chủ động và tăng cườngphát huy caođộ vaitrò chỉ đạo,quảnlý,điềuhànhtoàn bộ tiếntrình hội nhập, xây dựngvà triển khai hiệu quả các chiến lược, chính sách hội nhập kinh

tế quốc tế phù hợp với điều kiệnđất nước vàbối cảnh thờiđại; tăng cường các hoạtđộngxúc tiến hợptác liên kếtđầu tư,phát triển kinh tế; nỗlực tậndụngmọi thời cơ để khai thác, tiếp nhận các nguồn lực về vốn, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng miền; hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, tạo lập đầy đủ những điều kiện, nguồn lực cần thiết hỗ trợ đắc lực cho cáchoạtđộng hội nhập, dự báoứngphó và giải quyết linhhoạt với những vấnđề phát sinh trong tiếntrình hội nhập, v.v…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy,để thực hiệnđượcmục tiêu, nhiệm vụ đó trong điều kiện thực lựccủa nền kinh tế còn nhiềuhạn chế, yếukém nhưnước talàvấn đềkhông dễ dàng.Đặc biệt, trong bốicảnh nền kinh tếthếgiớiđangcónhiều diễn biến hết sức phức tạp, cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu chưa có những dấu hiệucải thiệnđáng kể,tìnhtrạng mâu thuẫn, xungđột giữa nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới đang gia tăng, khó kiểm soát; kinh tế trong nước cũng đang trải qua giai đoạnkhókhăn, vướng mắc với những dấu hiệu bất ổn như tốc độ phát triển kinh tếchưaổnđịnh, chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệuquảkhai thác vàsử dụngcác nguồn lực chưa thực sựtốt,…như hiện naythì việcđảmbảo yêu cầuchủ động, tích cực hội nhập hiệuquả vào thể chế kinh tế toàn cầu, tranh thủkhaithác,đón nhận tốiđa những thời cơ, vận hội,đồng thờihạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại,phát huy được mọi nguồn lực đa dạng trong và ngoài nước cho thực hiệncácmục tiêu tăng trưởng,phát triển kinh tế ởnước talại càng trởnênkhókhăn, phứctạp,đòihỏiNhànướcphải nỗlựcphát huy tốiđa vai trò của mình để có thể điều hành, chỉ đạo, dẫn dắt nền kinh tế chủ động và tích cực hội nhậpmạnhmẽ và hiệuquả vào thể chế kinh tế thế giới, thu nhận những thànhquả phát triển kinh tếtheo nhữngmục tiêuđã đềra.

Trong khiđó, từthực trạng vaitrò vàhiệuquả quảnlý,điềuhànhcủaNhà nước Việt Nam trong tiếntrình hội nhập kinh tếquốc tếnhững năm qua,cóthể thấy, mặc dù đã cónhiều cốgắng song, so với yêu cầu,đòihỏi của nền kinh tế, năng lực tổ chức, chỉ đạo, điều hành, quản lý kinh tế của Nhà nước hiện vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Biểu hiện: Việc thể chế hóa định hướng

của Đảng vềvấnđề chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế thành những chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình hội nhập cụ thể của Nhà nước vẫn còn hạn chế, chậm trễ. Việc triển khai các chính sách, biện pháp thúc đẩy hội nhập ở một số địa phương, tỉnh thành, ban ngành vẫn chưa thực sự chủ động và tích cực. Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết hợp chủ động và tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, các tỉnh thành, địa phương. Quá trình chỉ đạo các cơ quan, ban ngành,địa phương nỗlực chuẩn bị các điều kiện, hỗtrợ, kích thích các chủ thể kinh tế chủ động và tích cực tham gia hội nhập vào thể chế kinh tế toàn cầu gặt hái những lợi ích to lớn từ hội nhập vẫn chưa thực sự nhanhnhạy, linhhoạt vàhiệuquả. Hệ thống các chínhsách, pháp luật, công cụ quản lý, điều tiết kinh tế của Nhà nước tuy cũng đã có những đổi mới, điều chỉnh, xây dựngvà hoàn thiện nhưng vẫncòn nhiềuhạn chế, bất cập so vớicác chuẩn mực qui định, cam kết quốc tế. Phương thức điềuhành, tổchức, quảnlý kinh tế của Nhà nước vẫn chịu ảnh hưởng nhiều từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá, quan liêu, mệnh lệnh hànhchínhkìm hãm tiếntrìnhtạo lậpvà hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo điều kiện cho nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng vào thể chế kinh tế toàn cầu. Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hoạt động chưa thực sự hiệu quả; trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng tốt yêu cầu, đòihỏi cao của tiến trình hội nhập, v.v… Đây quả những khó khăn, thách thức lớn đang đặt ra đòi hỏi phải được nhìn nhận nghiêm túc đểtừ đó có nhữnggiải pháp,định hướng đổi mới,điềuchỉnh trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam gặt hái những thànhquả phát triển tốtđẹp nhưmongđợi.

Tiểu kết chương 3

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương, định hướng đúngđắncủaĐảng nhằm nâng cao hiệuquảtiếntrình hội nhập,thúcđẩy nền kinh tế phát triển nhanhvàbền vững.Đểthực hiệnchủtrươngđó đòihỏiphảiphát huy cao độvai trò của nhiều lực lượng, chủ thể kinh tế, trongđó không thể thiếu vai trò chỉ đạo, tổchứcđiềuhành quantrọngcủaNhànước.

Những năm qua,Nhànước Việt Namđã cónhiều nỗlực trong việc banhành và triển khai thực hiện nhiềuchínhsáchthúcđẩy nền kinh tếhội nhậpngàycàng sâu rộng vào thể chế kinh tế toàn cầu như: tích cực xây dựng các chiến lược, chươngtrình, kế hoạch, lộ trìnhthúcđẩy tiếntrình hội nhập; tăng cườngcác hoạt động mởrộng hợptác, liên kết kinh tếquốc tế; không ngừnghoàn thiện hệthống pháp luật,cảicách nềnhànhchính quốc giatạo môi trườngpháplýthuận lợi cho hội nhập; đổi mới, điều chỉnh cơ chế kinh tế, thay đổi phương thức điều hành, quảnlý kinh tế theo hướng thị trường đáp ứng yêu cầuđẩy mạnh hội nhập; xây dựng kết cấuhạtầng cơsở,đàotạo nguồn nhân lực chất lượng,đồng thờiđảmbảo ổnđịnhchínhtrị xã hội tạođiều kiện thuận lợi, hỗtrợ tích cực cho tiếntrình hội nhập. Nhờ đó, tiến trình hội nhậpcủa nền kinh tế nước ta đã ngàycàng đi đúng hướng, chủ động, tích cực và hiệu quảhơn vào thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu, thu nhận nhữngthành tựuphát triển kinh tế đángkhích lệ.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện hội nhập mạnhmẽ vào thể chế kinh tế toàn cầu hiện naycũng khiếnNhà nước Việt Namphảiđối mặt với nhữngkhókhăn, thách thức không nhỏ như: mâu thuẫn giữa yêu cầu tích cực hội nhập với đảm bảo tính độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế; mâu thuẫn giữa đòihỏiNhànước phảichỉ đạotạo lập tốt nhữngđiều kiện, nguồn lực hỗtrợ tích cực cho hội nhập với thực trạng hiệuquả điềuhành, quảnlý của Nhà nước về vấnđề nàycòn nhiềuhạn chế; mâu thuẫn giữa đòi hỏi nâng cao vai trò của Nhà nước đáp ứng yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập với thực trạng năng lực tổchức, quảnlý của Nhànước còn nhiều yếukém, bất cập. Những vấn đề này cần được nhận thức rõ để có những giải pháp định hướng giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tếquốc tế ởnước ta trong thời gian tiếp theo.

Chương 4

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 118)