Nội dung, hình thức của hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 56)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.2.1.4 Nội dung, hình thức của hợp đồng tín dụng.

Hình thức của hợp đồng tín dụng: trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, pháp luật quy định mọi hợp đồng tín dụng đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý (điều 51-Luật các tổ chức tín dụng).

Nội dung của hợp đồng tín dụng: là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện và phù hợp với pháp luật. Các điều khoản này phản ánh những quyền, nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên tham gia hợp đồng. Theo quy định của điều 51, nội dung của hợp đồng tín dụng phải bao gồm các điều khoản cụ thể sau đây:

- Điều kiện vay vốn: khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thoả mãn thì mới được chấp nhận vay vốn. Chẳng hạn: bên vay phải có năng lực chủ thể, có tài sản cầm cố, thế chấp, hoặc có bảo lãnh,… - Đối tượng hợp đồng: các bên thoả thuận về số tiền vay, lãi suất, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn

- Thời hạn sử dụng vốn vay: các bên phải ghi rõ trong hợp đồng về ngày, tháng, năm trả tiền hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày ký hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng thoả thuận trước về thời gian gia hạn.

- Phương thức thanh toán tiền vay: đây là điều khảon rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Vì thế các bên phải thoả thuận rõ rằng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng hay trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn.

- Mục đích sử dụng tiền vay: các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Việc thoả thuận điều khoản này được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng. Đồng thời, để đảm bảo lợi ích của cả hai bên và đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, pháp luật quy định rằng trong thời gian sử dụng vốn, các bên có quyền thoả thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi.

- Giải quyết tranh chấp

Ngoài ra, nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều khoản bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thoả thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành một hợp đồng phụ đình kèm theo hợp đồng chính. Trong thực tế các bên thường ký kết một hợp đồng phụ (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh) theo thể thức luật định nhằm thể hiện rõ ý chí của mình trong việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 56)