Phân loại hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 64)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.4.1.2 Phân loại hợp đồng lao động

- Căn cứ vào hình thức hợp đồng, người ta phân hợp đồng lao động thành ba loại: văn bản, lời nói (khẩu ước), hành vi.

+ Hợp đồng bằng văn bản áp dụng cho các loại hợp đồng sau: i) hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ii) hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên, iii) hợp đồng về coi giữ tài sản gia đình, iv) hợp đồng lao động làm việc trong các cơ

sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy,… với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên.

+ Hợp đồng bằng lời nói: là hợp đồng do các bên thoả thuận mà không lập thành văn bản. Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng cho các loại hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình nhưng không phải là công việc coi giữ tài sản.

+ Hợp đồng lao động bằng hành vi là hợp đồng do các bên tạo nên bằng hành vi của mình. Trong quá trình sử dụng lao động, việc mặc nhiên để người lao động làm việc và trả lương cho họ đồng thời người lao động tự nguyện thực hiện các hành vi lao động chính là hiện tượng của mối quan hệ lao động thực tế.

- Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng có: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

+ Hợp đồng không xác định thời hạn là loại hợp đồng không quy định rõ thời hạn tồn tại, thời điểm kết thúc. Nó được thực hiện từ khi bắt đầu đến khi có một sự kiện làm chấm dứt quan hệ giữa hai bên.

+ Hợp đồng xác định thời hạn là loại hợp đồng ghi rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc của quan hệ hợp đồng. Hết thời hạn này, hợp đồng không có giá trị thực hiện trừ trường hợp có sợ thoả thuận khác. Hợp đồng xác định thời hạn có hai loại: i) hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm, ii) hợp đồng theo mùa vụ có thời hạn dưới 1 năm.

- Căn cứ vào tính kế tiếp của trình tự giao kết có hai loại: hợp đồng thử việc, hợp đồng chính thức.

+ Hợp đồng thử việc là một loại hợp đồng lao động nhưng chưa phải hợp đồng thực thụ. Trong hợp đồng này chỉ tồn tại các điều khoản cơ bản nhất như: công việc, thời hạn thử việc, lương,… và chỉ có ý nghĩa như một loại điều kiện cho việc tuyển dụng lao động. Chính vì vây, mức độ ràng buộc của hợp đồng thử việc chưa cao như một hợp đồng chính thức và các bên có quyền chấm dứt bất kỳ lúc nào mà không thể coi là chấm dứt bất hợp pháp.

+ Hợp đồng chính thức là hợp đồng tạo nên quan hệ lao động. Đây là cơ sở pháp lý cho việc xác lập, duy trì quan hệ lao động. Hợp đồng lao động chính thức bao giờ cũng chặt chẽ hơn hợp đồng thử việc về các điều khoản và sự ràng buộc. Cho nên, muốn chấm dứt một hợp đồng lao động khi đã được giao kết chính thức các bên phải tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

- Căn cứ vào tính hợp pháp của hợp đồng có: hợp đồng hợp pháp và hợp đồng vô hiệu. + Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng đảm bảo các điều kiện của pháp luật.

+ Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đảm bảo được các quy định của pháp luật. Hợp đồng vô hiệu gồm hai loại: i) hợp đồng vô hiệu từng phần: tức là chỉ một phần

hợp đồng bị vô hiệu, phần đó sẽ mất hiệu lực, các nội dung khác vẫn được phép thực hiện. ii) Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: sự vô hiệu toàn bộ tước mất khả năng được phép thực hiện hợp đồng, nếu các bên tiếp tục thực hiện là đã vi phạm pháp luật và phải chịu mọi hậu quả nếu có.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 64)