- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
5.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm
- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
- Đặc điểm
+ Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Nó có quyền phán quyết như toà án, quyết định của trọng tài được cưỡng chế thi hành.
+ Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thoả thuận và tài phán. Cụ thể, thoả thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thoả thuận. Do đó, về nguyên tắc thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật. Các đương sự có thể lựa chọn bất kỳ lúc nào, bất cứ trọng tài Ad-hoc nào hoặc bất cứ trung tâm trọng tài nào trên thế giới. Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích công, pháp luật của nhiều nước chỉ thừa nhận thẩm quyền của trọng tài trong lĩnh vực luật tư.
+ Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự rất cao: các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn quy tắc trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp…. Phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khai.
+ Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực thi hành đối với các bên. Nếu một trong các bên không thi hành thì có quyền yêu cầu toà án công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài.
+ Có sự hỗ trợ của toà án. Sở dĩ cần phải có sự hỗ trợ của toà án bởi vì phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước, do đó, cần phải có một cơ quan nhà nước hỗ trợ, đó là toà án. Có thể nói rằng không có sự hỗ trợ của toà án thì trọng tài chỉ là vô nghĩa. Theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam thì toà án
hỗ trợ để đảm bảo thi hành thoả thuận trọng tài, hỗ trợ cho trọng tài trong việc chỉ định trọng tài viên, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, kiểm tra, giám sát đối với các quyết định của trọng tài (huỷ quyết định trọng tài). Ví dụ: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu các bên không đồng ý thì có quyền làm đơn gửi toà án tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Khi xét đơn yêu cầu, toà án không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam (căn cứ để huỷ quyết định trọng tài ).
+ Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai dạng cơ bản: trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.
i) Trọng tài vụ việc (trọng tài Ad-hoc): là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết các tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong những tranh chấp đó. Đặc điểm cơ bản của trọng tài vụ việc là không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc và không lệ thuộc vào bất cức một quy tắc xét xử nào. Về nguyên tắc, các bên khi yêu cầu trọng tài Ad-hoc xét xử có quyền lựa chọn thủ tục, các phương thức tiến hành tố tụng. Trọng tài vụ việc là hình thức tổ chức đơn giản, khá linh hoạt, mềm dẻo về phương thức hoạt động nên nói chung phù hợp với những tranh chấp ít tình tiết phức tạp, có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và các bên tranh chấp có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, cũng như kinnh nghiệm tố tụng. Trên thực tế, số lượng vụ việc giải quyết bằng trọng tài Ad-hoc không nhiều.
ii) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế): là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức, trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Phần lớn các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều tổ chức theo mô hình này dưới các tên gọi như: trung tâm trọng tài, uỷ ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia. Thông thường cơ cấu tổ chức của trọng tài gồm: bộ phận thường trực (Ban quản trị và phòng thư ký), các hội đồng trọng tài (được thành lập khi có vụ việc). Ngoài ra còn có bộ phận giúp việc. Đặc điểm cơ bản của trọng tài thường trực là có quy chế tố tụng riêng và được quy định rất chặt chẽ. Về cơ bản, các đương sự không được lựa chọn thủ tục tố tụng.