- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có những tính chất của một công ty đối nhân là các thành viên quen biết nhau, vừa có tính chất của công ty đối vốn theo đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai loại:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trên thế giới, thoạt tiên các công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ ra đời là kết quả pháp lý đặc biệt của quá trình phát triển của các công ty trách nhiệm hữu hạn khi toàn bộ tài sản của một công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều chủ, vì những lý do nhất định (thành viên chết hoặc ra khỏi công ty), đã chuyển vào tay một thành viên duy nhất. Ở Việt nam, luật doanh nghiệp cũng thừa nhận loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn do một thành viên góp vốn thành lập. Tuy nhiên, thành viên này phải là một tổ chức (một cá nhân không được phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mà chỉ có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn). Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tránh hiện tượng lạm dụng trách nhiệm hữu hạn để chiếm dụng vốn, để lừa đảo các tổ chức tín dụng và bạn hàng, luật doanh nghiệp đã có những quy định hạn chế quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cụ thể như sau (điều 48): i) không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty (chủ sở hữu chỉ có quyền thu hồi vốn bằng cách bán lại một phần công ty cho người khác), ii) không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đên hạn phải trả
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân. Địa vị pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm của công ty, của các thành viên công ty. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.
Đặc điểm về thành viên: bị giới hạn về số lượng thành viên (không quá 50 người), thường là những người quen biết. Việc xác định một mức tối đa số lượng thành viên nhằm nhằm tạo thêm điểm khác biệt về mặt pháp lý giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Đặc điểm về vốn: tính hoàn thiện về vốn thấp hơn so với công ty cổ phần.
- Cấu trúc vốn: vốn không được chia thành các phần bằng nhau, vốn góp không được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau, phải góp đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết
- Luân chuyển vốn: Khả năng chuyển nhượng vốn bị một số hạn chế (điều 32): muốn chuyển nhượng vốn thì phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện, chỉ được chuyển nhương cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết.
- Cơ chế huy động vốn: không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn, chỉ được phép phát hành trái phiếu. Để huy động vốn phải kết nạp thành viên mới hoặc buộc các thành viên phải tăng vốn góp, hoặc dùng lợi nhuận để tăng vốn, hoặc vay ngân hàng,…
Đặc điểm về tổ chức quản lý: đơn giản hơn so với công ty cổ phần. - Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý trong công ty TNHH có hai thành viên trở lên
+ Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành viên, không phụ thuộc vào số vốn góp của từng thành viên. Thẩm quyền của hội đồng thành viên.
a) Về kinh doanh.
Quyết định phương hướng phát triển công ty.
Ban kiểm soát Giám đốc Chủ tich hội đồng
thành viên Hội đồng thành viên
Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại bản điều lệ của công ty.
Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớnhơn 50% tổng giá trih tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại bản điều lệ của công ty.
b) Về tài chính
Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phuowng thức huy động vốn.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
c) Về tổ chức và quản lý công ty.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hộ đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại bản điều lệ công ty.
Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc, kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại bản điều lệ công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
Quyết định thànhlập chi nhánh, văn phòng đại diện
Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
+ Chủ tịch hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch hội đồng thành viên để chuẩn bị các chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên, chủ toạ các phiên họp và giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc.
+ Giám đốc. Hội đồng thành viên có quyền lựa chọn một thành viên hoặ người không phải là thànhviên để bổ nhiệm làm giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Nếu bản điều lệ công ty không qui định chủ tịch hội đồng làm đại diện pháp nhân, thì giám đốc là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các nghĩa vụ của mình, có thể bị bãi miễn hoạc cách chức theo các qui định tại điều lệ công ty.
+ Ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát do điều lệ công ty quy định
Hình 2.3. Mô hình tổ chức quản lý trong công ty TNHH một thành viên