Sự chào hàng (sự đề nghị)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 41)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.1.3.1 Sự chào hàng (sự đề nghị)

- Định nghĩa: sự chào hàng là một sự đề nghị giao kết hợp đồng do bên chào hàng đưa ra cho bên được chào hàng. Việc chào hàng có thể do người bán (chào bán) hoặc người mua tiến hành (chào mua).

- Sự chào hàng cần phải rõ ràng, chính xác.

- Chào hàng phải được chuyển đến cho một hay nhiều người xác định.

- Thời gian hiệu lực của chào hàng. Mỗi sự chào hàng đều phải có thời gian hiệu lực của nó. Đối với người chào hàng thời gian đó là thời gian bị ràng buộc, nghĩa là nếu trong khoảng thời gian này mà người được chào hàng chấp nhận thì người chào hàng phải tuân theo các điều kiện đã được quy định trong văn kiện chào hàng. Đối với người được chào hàng, thời gian này là thời gian để chấp nhận hay không. Cách xác định thời gian hiệu lực của chào hàng.

+ Căn cứ vào thông lệ thương mại quốc tế, có mấy quy tắc sau (các nguyên tắc trên đã được tập quán thương mại, công ước quốc tế về mua bán hàng hoá thừa nhận) : i) Nếu người chào hàng đã quy định một thời gian cụ thể trong chào hàng thì thời gian này chính là thời hiệu của chào hàng. ii) Nếu người chào hàng chưa quy định về thời gian cụ thể thì nó sẽ có hiệu lực trong thời gian hợp lý, không thể được quyết định một cách thuần lý mà phải căn cứ vào các yếu tố cụ thể chính yếu sau: a) đặc điểm của thoả thuận; b) đặc điểm của thương phẩm; c) thông lệ ngành nghề; d) phương thức truyền đạt của sự chào hàng

+ Luật thương mại Việt nam (khoản 1 điều 53): Trong trường hợp thời hạn chấp nhận chào hàng không được xác định, thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là 30 ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng.

- Người chào hàng có thể thay đổi, rút lại chào hàng nếu: i) chào hàng nêu rõ điều kiện được thay đổi, ii) người được chào hàng chưa nhận được chào hàng.

- Sự mất hiệu lực của chào hàng: chào hàng không còn hiệu lực trong các trường hợp sau: + Quá hạn: nếu người được chào hàng chưa chấp nhận trong khoảng thời hiệu thì sau khi hết hạn thời hiệu đó, sự chào hàng ấy hết hiệu lực.

+ Người chào hàng chết hoặc bị giải thể trước khi chào hàng được chấp nhận.

+ Từ chối: nếu người được chào hàng bày tỏ sự từ chối thì việc chào hàng này sẽ không còn hiệu lực nữa, và người chào hàng không bị ràng buộc gì.

+ Sự chào hàng ngược: Chào hàng ngược là công việc của người được chào thêm bớt các điều kiện do người chào hàng đưa ra: giá hàng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và các điều kiện giao dịch khác. Nếu người chào hàng không chấp nhận chào hàng ngược và không muốn tiếp tục cuộc đàm phán, việc chào hàng ấy coi như

không còn hiệu lực ngay từ khi người chào hàng nhận được chào hàng ngược, cho dù thời hiệu vẫn còn. Nếu chào hàng ngược được người chào chấp nhận (sự chấp nhận này được coi là một sự chào giá mới) qua một xác nhận chính thức thì hợp đồng vẫn có thể được thành lập một cách có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 41)