Giai đoạn phá sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 130)

- Bản án, quyết định mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ

3. Giai đoạn phá sản doanh nghiệp.

3.1 Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong các trường hợp sau:

+ Hội nghị chủ nợ không thành: chủ doanh nghiệp, đại diện của doanh nghiệp không tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi hội nghị chủ nợ đã hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ hoặc người lao động; không đủ số chủ nợ tham gia hội nghị chu nợ sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu là doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần.

+ Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

+ Doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

- Thứ tự phân chia tài sản + Phí phá sản

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi viêc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. + Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình, nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

+ Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh toán đủ các khoản nợ mà vẫn còn thì phần con lại thuộc về: xã viên hợp tác xã, chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên của công ty, cổ đông của công ty cổ phần, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

3.2 Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Xác định rõ căn cứ tuyên bố phá sản.

- Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo quy định của điều 94 Luật phá sản: (i) Người giữ chức vụ Giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước (ii) chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị , hội đồng thành viên của doanh nghiệp, chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm.

6.2 GIẢI THỂ DOANH NGHIÊP

6.2.1 Khái niệm giải thể doanh nghiệp

- Thủ tục giải thể là một thủ tục mang tính chất hành chính nhằm chấm dứt hoạt động (tư cách pháp nhân) của một doanh nghiệp, giải thể trước hết là công việc nội bộ của doanh nghiệp, nhưng để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, các cổ đông hoặc thành viên của công ty mà nhà nước phải quy định và can thiệp vào các quyết định giải thể của doanh nghiệp. Việc giải thể có thể do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và về cơ bản thuộc quyền tự do của các chủ doanh nghiệp.

+ Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính thực hiện hoặc chấp thuận trong quá trình giám sát việc giải thể doanh nghiệp (cơ quan đăng ký kinh doanh).

+ Nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp rất đa dạng song về cơ bản những nguyên nhân này phụ thuộc ý chí chủ quan của chủ doanh nghiệp.

+ Pháp luật Việt nam quy định rất khác nhau về căn cứ giải thể doanh nghiệp.

+ Điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cho phép giải thể doanh nghiệp: một doanh nghiệp chỉ được cho phép giải thể khi doanh nghiệp đó bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết mọi hợp đồng đã ký kết.

+ Hậu quả pháp lý: giải thể bao giờ cũng dẫn tới việc loại trừ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp trên thương trường bằng cách xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh.

+ Chế tài pháp lý đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm quản lý điều hành doanh nghiệp: giải thể không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm đương chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm quản lý điều hành doanh nghiệp.

6.2.2 Thủ tục giải thể doanh nghiệp

- Các căn cứ để tiến hành giải thể doanh nghiệp.

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi trong điều lệ mà không có quyết định gia hạn.

+ Theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn. + Không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục.

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các trường hợp: (i) không tiến hành các hoạt động kinh doanh trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh, (ii) Ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm liên tục mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan đăng ký kinh doanh, (iii) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 2 năm liên tiếp, (iv) doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cáo yêu cầu bằng văn bản, (v) kinh doanh ngành nghề bị cấm.

+ Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở, lý do giải thể, thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp (thời hạn thanh toán nợ và thanh lý hợp đồng không quá 6 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể), phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, thành lập tổ thanh lý tài sản (quyền và nghĩa vụ của tổ thanh lý tài sản được quy định trong phụ lục kèm theo quyết định giải thể), chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể doanh nghiệp phải được gửi đến cơ quan đang ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người lao động trong doanh nghiệp. Quyết định giải thể phải được niêm yết công khai tại trụ sở doanh nghiệp, và đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp. Quyết định giải thể phải được gửi đến cho các chủ nợ kèm theo thông báo giải quyết nợ (thông báo phải có tên, dịa chỉ của chủ nợ, thời hạn địa điểm, phương thức thanh toán nợ, cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại cua chủ nợ).

+ Thanh lý các tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết nợ của doanh nghiệp, tổ thanh lý phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh. Trình tự thủ tục được quy định như trên

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w