Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 104)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

5.1.1 Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh

Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, song nhiều nhà khoa học đã thống nhất rằng, tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, tranh chấp kinh tế có thể có ở các dạng cơ bản sau:

- Tranh chấp trong kinh doanh: được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là các tranh chấp diễn ra trong các quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương.

- Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương.

- Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương như: tranh chấp giữa Mỹ và EU về nhập khẩu chuối tại WTO.

Có thể nói, trong các loại tranh chấp kinh tế kể trên, tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và do đó trong một số trường hợp khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và khái niệm tranh chấp kinh tế được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau.

Tranh chấp trong kinh doanh là một dạng tranh chấp kinh tế, là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông thường gắn với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản. Do đó, có thể khái quát những đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh như sau:

- Nó luôn gắn liền với những hoạt động kinh doanh của các chủ thể. - Các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các doanh nghiệp.

- Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 104)