Khái niệm, phân loại phá sản

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 121)

- Bản án, quyết định mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ

CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

6.1.1.1 Khái niệm, phân loại phá sản

a) Khái niệm phá sản

Phá sản dù được lý giải rất khác nhau về xuất xứ, song khái niệm này đều được sử dụng để chỉ sự đổ vỡ trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại đang bắt buộc chúng ta phải nhìn nhận phá sản là một hiện tượng xã hội tiêu cực khi xem xét các tác động của chúng trên các phương diện sau:

- Về mặt kinh tế: Sự phá sản của một doanh nghiệp trong điều kiện ngày nay đếu đưa đến những hậu quả tiêu cực. Nhiều doanh nghiệp phải gánh chịu những hậu quả to lớn khi những đối tác làm ăn của mình bị phá sản. Khi quy mô của doanh nghiệp phá sản càng lớn, tham gia vào quá trình phân công lao động của nghành nghề đó càng sâu rộng, số lượng bạn hàng càng đông, thì sự phá sản của nó có thể dẫn tới sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp bạn hàng theo "hiệu ứng Domino" - phá sản dây truyền.

- Về mặt xã hội, phá sản doanh nghiệp để lại nhièu hậu quả tiêu cực cho xã hội. Trước hết, phá sản doanh nghiệp làm tăng số lượng những người thất nghiệp và làm cho sức ép về việc làm ngày càng lớn, đặc biệt là các đô thị lớn và các khu công nghiệp. Trên thực tế, gánh nặng giải quyết việc làm, đào tạo lại nghề cho những người thất nghiệp và trợ cấp thất nghiêp…lại được chuyển giao cho nhà nước. Mặt khác, tỷ trọng người thất nghiệp cao do phá sản đem lại luôn ẩn chứa những nguy cơ bất ổn định về mặt xã hội và nếu như không giải quyết kịp thời sẽ trở thành nguyên nhân của các tệ nạn xã hội.

- Về mặt chính trị, phá sản dây truyền sẽ dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế quốc gia, thậm chí là khủng hoảng kinh tế khu vực và đây là nguyên nhân dẫn đến những khủng hoảng sâu sắc về chính trị.

Phá sản với tính cách là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần phải được hạn chế và ngăn chặn tới mức tối đa. Nói cách khác, phá sản phải được xem là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất của nhà nước đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Để ngăn chặn và kiểm soát một cách có hiệu quả những hậu quả bất lợi của việc phá sản doanh nghiệp, cơ chế phá sản hiện đại đã chủ động can thiệp bằng pháp luật từ khi "doanh nghiệp có những dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản". Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là các tiêu chí xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được quy định rất khác nhau không chỉ ở các quốc gia khác nhau mà còn ở các giai đoạn phát triển khau nhau của một nền kinh tế.

Nếu căn cứ vào nội dung của các tiêu chí xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực tiễn điều chỉnh pháp luật về phá sản của các nước trên thế giới hiện nay đã và đang tiếp tục sử dụng 3 tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí định lượng: theo tiêu chí này một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không thanh toán được một món nợ đến hạn có giá rị tối thiểu được ấn định trong luật phá sản. Ví dụ: Luật của Anh là 50 bảng, luật Singapore là 2000 đô la Singapore…. - Tiêu chí "kế toán": tiêu chí này được thực hiện thông qua sổ sách kế toán của doanh nghiệp mắc nợ. Nếu như các sổ sách kế toán của doanh nghiệp cho thấy tổng giá trị tài sản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản có thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. So với tiêu chí định lượng, tiêu chí này đã phản ánh chính xác hơn tình trạng tài chính của doanh nghiệp mắc nợ và do đó nó cho phép thu hẹp hơn phạm vi những doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản.

- Tiêu chí định tính "mất khả năng thanh toán": quan tâm trực tiếp đến tính "tức thời của việc trả nợ", khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp mắc nợ mà không dành sự quan tâm của mình đến số lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp mắc nợ. Ở góc độ tài chính kế toán, tiêu chí này chỉ xem xét chủ yếu đến dòng tiền của doanh nghiệp mắc nợ khi đánh giá khả năng thanh toán của họ. So với hai tiêu chí trên, tiêu chí này đã làm cho khả năng mở thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp đến sớm hơn để có thể có những giải pháp "phục hồi" hoặc cho phá sản doanh nghiệp đó một cách kịp thời để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ, ngăn chặn hiện tượng phá sản dây truyền.

Phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của pháp luật phá sản hiện đại, luật phá sản Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ 15 tháng 10 năm 2004, đã đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tại điều 3 như sau: "Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản". Tuy nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ phải là hiện tượng khách quan và nằm ngoài sự mong đợi của chủ doanh nghiệp.

Phân loại phá sản là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Việc phân loại phá sản một cách khoa học sẽ giúp chúng ta xác định được phạm vi và mức độ can thiệp cần thiết của nhà nước bằng pháp luật đối với các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết một vụ phá sản.

Trên thực tế, tuỳ thuộc vào mục đích và mức độ xem xét, có nhiều cách phân loại khác nhau. Ở đây chỉ đề cập tới hai dạng phân loại chủ yếu thường gặp là: Phá sản trung thực và phá sản man trá; phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc.

- Sự phân biệt phá sản trung thực và phá sản man trá dựa trên bản chất quan hệ kinh tế, nhìn dưới góc độ nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản.

+ Phá sản trung thực là hậu quả khách quan và trực tiếp của tình trạng không thích ứng của doanh nghiệp mắc nợ trước các đòi hỏi khắt khe và nghiệt ngã của thương trường. Doanh nghiệp có thể bị phá sản bới nhiều nguyên nhân mang tính khách quan như: thiên tai, địch hoạ, bị ảnh hưởng của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, những chênh lệch về tỷ giá hối đoái, sự chuyển đổi xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng,… và cả những nguyên nhân chủ quan như: sự yếu kém trong năng lực quản lý, đièu hành, cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp bị mất cân đối nghiêm trọng, bị mất uy tín trên thương trường,…

+ Phá sản man trá hoàn toàn là hậu quả của những thủ đoạn, hành vi gian dối, có sự sắp đặt từ trước của chủ doanh nghiệp mắc nợ lợi dụng cơ chế phá sản để chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ.

- Sự phân biệt phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc dựa trên cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp lý, cụ thể căn cứ vào chủ thể đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.

+ Phá sản tự nguyện là do chủ doanh nghiệp mắc nợ tự đề nghị khi thấy doanh nghiệp hoàn toàn mất khả năng thanh toán, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ.

+ Ngược lại, phá sản bắt buộc được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các chủ nợ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mắc nợ.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w