Phân loại doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 34)

+ Căn cứ vào hình thức tồn tại, ta có: i) Công ty nhà nước, ii) Công ty cổ phần nhà nước, iii) công ty cổ phần có vốn chi phối của nhà nước, iv) công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, v) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên.

+ Theo tiêu chí cơ quan quản lý, chia thành doanh nghiệp trung ương (do Chính phủ hoặc các bộ và cơ quan ngang bộ quản lý) và doanh nghiệp địa phương (do uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý).

+ Tuỳ theo quy mô, ta có: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Theo mức độ vốn sở hữu của nhà nước: doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước

+ Cũng có thể chia doanh nghiệp nhà nước thành tổng công ty và các công ty nhà nước độc lập.

2.3 THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

2.3.1 Thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân

2.3.1.1 Điều kiện thành lập

• Điều kiện về chủ thể: điều 9 LDN: Những trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan mình

- Cán bộ công chức.

- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ (thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, trưởng, phó các phòng ban nghiệp vụ, trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện) trong doanh nghiệp nhà nước.

- Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tnoà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả,….

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, giám đốc, thành viên HĐQT, HĐTV của doanh nghiệp bị tuyên phá sản không được thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm.

- Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam. • Điều kiện về ngành nghề

- Cấm kinh doanh:

- Kinh doanh có điều kiện: kinh doanh xăng dầu, thuỷ sản,…

- Có giấy phép, chứng chỉ hành nghề: y, dược, pháp lý.

- Các ngành nghề khác.

• Điều kiện về tài sản: nhà kinh doanh có quyền đầu tư tất cả các loại tài sản mà pháp luật không cấm. Doanh nghiệp thuộc nhóm có vốn pháp định: vốn đầu tư dủ vốn pháp định. Doanh nghiệp không thuộc nhóm này: vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tự khai báo.

• Điều kiện về tên gọi, trụ sở.

2.3.1.Quy trình thành lập

Hình 2.4 Quy trình thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân

CHỦ ĐẦU TƯ(CÔNG TY, DNTN) (CÔNG TY, DNTN) Chuẩn bị hồ ĐKKD Hồ sơ ĐKKD Điều lệ công ty Danh sách thành viên, cổ đông Xác nhận về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề (nếu có) UBND tỉnh hoặc Toà hành chính Phòng ĐKKD cấp tỉnh (Sở KHĐT) Kết thúc thành lập doanh nghiệp Cấp GCN ĐKKD (≤ 15 ngày)

Thông báo bổ sung HS không hợp lệ (≤ 7 ngày) Không cấp GCN ĐKKD (sau 15 ngày) ≤7ngày Không đồng ý cấp Đồng ý cấp Không hợp lệ Khiếu nại

2.3.2 Thành lập doanh nghiệp nhà nước

2.3.2.1 Thành lập công ty nhà nước

Hình 2.5 Quy trình thành lập công ty nhà nước

2.3.2.2 Thành lập mới CTCP nhà nước, CTTNHH nhà nước một thànhviên, CTTNHH nhà nước hai thành viên trở lên. viên, CTTNHH nhà nước hai thành viên trở lên.

Sáng lập viên thành lập mới công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên (Khoản 1 điều 11)

Thủ tục thành lập mới công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp .

Thẩm định (2.1) Điều kiện thành lập CTNN (điều 8) Quyết định thành lập CTNN (quyết định dự án thành lập CTNN) Người đề nghị thành lập mới CTNN (khoản 1 điều 7) Lập hồ sơ thành lập

Xây dựng đề án thành lập mới CTNN (khoản 3 điều 7) gồm các nội dung chủ yếu: sự cần thiết, danh mục sản phẩm, dịch vụ, tình hình thị trường, địa điểm dặt trụ sở, khả năng cung ứng lao động, nguyên, vật liệu, luận chứng khả thi về hiệu quả kinh tế, xã hội.

Hồ sơ thành lập mới CTNN (khoản 4 điều 7) gồm: tờ trình đề nghị thành lập, đề án thành lập, dự thảo điều lê, đơn xin giao đất, thuê đất, đơn đề nghị ưu đãi đầu tư (nếu có) Người có thẩm quyền quyết định thành lập (khoản 1,2 điều 9) 1 1.1 1.2 1.3 Gửi Lập hội đồng thẩm định Trình (2.2) 2 2.3 3 3.1 Có thành lập Không thành lập (giải thích bằng văn bản) 3.2 Đăng kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp (≤ 60 ngày) 4 Kết thúc thành lập CTNN

CHƯƠNG 3PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH

3.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG

Luật hợp đồng ở Việt nam hiện nay nằm rải rác trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung trong 3 văn bản pháp luật sau: i) Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (nội dung của văn bản này tuy đã từng bước quay trở lại với tự do khế ước song vẫn chứa đựng nhiều dấu ấn nặng nề của cơ chế cũ), ii) Bộ luật dân sự 1995, iii) Luật thương mại 2005. Theo thuyết về luật chung và luật riêng, có thể xem các quy định chung về hợp đồng được quy định từ điều 394 đến 420 BLDS là luật chung cho tất cả các loại hợp đồng, Dựa trên các quy định chung đó, BLDS và các văn bản pháp luật khác quy định riêng cho các hợp đồng chuyên biệt. Và khi áp dụng luật, thì các quy định riêng sẽ được ưu tiên áp dụng trước, nếu thiếu các quy định đó, thì áp dụng các quy định chung được ghi nhận trong BLDS. Với một cách tiếp cận như vậy, phần viết dưới đây giới thiệu những nguyên lý chung của pháp luật hợp đồng.

3.1.1 Khái niệm hợp đồng

Chúng ta định nghĩa: hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích tạo lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ. Một định nghĩa đơn giản và đầy đủ: một hợp đồng là một thoả thuận có tính ràng buộc và hiệu lực pháp lý.

Trước nhất hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của con người làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất. Hợp đồng là một hành vi pháp lý, hơn thế nữa đó là một hành vi pháp lý đặc biệt: sự thoả thuận giữa các đương sự. Sự thoả hiệp giữa các ý chí, sự ưng thuận giữa các bên là yếu tố quan trọng nhất của hợp đồng. Cơ sở của hợp đồng là sự thống nhất của các ý chí tự do

nhưng ý chí này phải phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với pháp luật. Nói cách khác ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, nhưng ý chí đó không tuyệt đối vì không thể trái với lợi ích chung của xã hội và trong những trường hợp đặc biệt ý chí đó phải nhường bước cho lợi ích chung.

Khi sự thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên như luật pháp. Nói cách khác hiệu lực của hợp đồng là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ. Một hợp đồng được thành lập hợp pháp có giá trị ràng buộc đối với các bên. Bản thân hợp đồng không phải là luật pháp, nhưng hợp đồng được thành lập theo luật pháp thì nó sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý giữa các đương sự. Đây là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng được cả thế giới thừa nhận.

Điều kiện về mục đích của thoả thuận: Mục đích của bản thoả thuận có hợp pháp không?

- Thoả thuận làm những việc bất hợp pháp không được công nhận có hiệu lực theo bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Nói một cách khác nếu mục đích của thoả thuận đi ngược lại với luật pháp thì thoả thuận đó không có hiệu lực pháp lý.

Điều kiện về sự tự nguyện: Các bên đã thực sự đồng ý?

- Sự thoả thuận là một điều kiện cốt yếu của hợp đồng, nhưng sự thoả thuận ấy phảihữu hiệu, tức là không bị khiếm khuyết, nếu không thì hợp đồng sẽ không có hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 34)