Khái niệm uỷ thác mua bán hàng hoá

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 85)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.6.3.1 Khái niệm uỷ thác mua bán hàng hoá

Khác với quan hệ đại diện, người đại diện nhân danh một thương nhân khác để thực hiện các hành vi thương mại theo uỷ quyền. Trong quan hệ uỷ thác mua bán hàng hoá, người được uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của chính mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác để nhận phí uỷ thác. Như vậy, bên được uỷ thác cũng là một đại diện song là đại diện gián tiếp cho bên uỷ thác. Trong các hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá thường tồn tại các quan hệ sau:

Bên uỷ thác Bên được uỷ thác Bên thứ ba

Hình 3.8. Các quan hệ phát sinh trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa

Hình thức dịch vụ này do nhiều lý do đã trở nên phổ biến trong quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu, khi một đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước (do không có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc do không có khả năng nghiệp vụ ngoại thương) cần đến dịch vụ của một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu để thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Quan hệ uỷ thác có thể bao gồm uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán hàng hoá. Trong thực tế, đôi khi uỷ thác còn được gọi là ký gửi, ví dụ: thợ thủ công, nghệ nhân nhờ thương nhân có cửa hàng, cửa hiệu bán sản phẩm, tác phẩm của mình, người có đồ cũ, đồ cổ nhờ bán ký gửi. Bên được uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua hoặc bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau, ví dụ một cửa hàng có thể nhận bán hàng ký gửi cho nhiều chủ khác nhau. Uỷ thác mua bán chứng khoán cũng là một hiện tượng phổ biến.

Về bản chất pháp lý, quan hệ uỷ thác mua bán hàng hoá không đặc biệt khác quan hệ đại lý, song trong thực tiễn, đại lý thường là một quan hệ lâu dài bao gồm nhiều đợt mua bán hàng hoá, còn uỷ thác mua bán hàng hoá thường có tính vụ việc. Do vậy, sự gắn bó phụ thuộc về vốn, công nghệ, chiến lược kinh doanh của các bên trong hai hình thức này có khác nhau. Trong khi bên được uỷ thác ít phụ thuộc vào bên uỷ thác thì có thể nhận thấy sự ràng buộc chặt chẽ hơn giữa các bên đại lý và bên giao đại lý. Có lẽ đây là nguyên cớ mà hoạt động đại lý được quy định riêng so với những quy định về uỷ thác mua bán hàng hoá.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w