Các điều khoản chính của hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 44)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.1.4.3 Các điều khoản chính của hợp đồng

a) Hiệu lực hợp đồng.

- Không phải tất cả các hợp đồng đều có hiệu lực sau khi được kí kết; điều khoản hiệu lực hợp đồng cho biết ngày các quyền và nghĩa vụ bắt đầu có hiệu lực.

- Hiệu lực hợp đồng có hai dạng: (1) Dạng thứ nhất đơn giản: hợp đồng có hiệu lực vào ngày kí kết (hay như được gọi trong nhiều hợp đồng là ngày thực hiện). (2) Dạng thứ hai cho phép hai ngày: ngày kí kết và ngày có hiệu lực (tức là ngày hợp đồng bắt đầu được thực hiện trên thực tế).

b) Các định nghĩa

- Mục đích chung: các định nghĩa trong hợp đồng phục vụ hai mục đích. Thứ nhất đưa ra một từ có thể có nhiều nghĩa và nêu lên nghĩa của từ đó được áp dụng trong hợp đồng. Mục đích thứ hai của các định nghĩa là tránh lặp lại dài dòng.

- Có hai cách để thể hiện các định nghĩa: i) có thể thu thập tất cả các định nghĩa vào trong một điều. ii) Một phương án khác là định nghĩa mỗi một từ khi lần đầu tiên nó xuất hiện trong hợp đồng.

c) Sự trao đổi: hàng hoá và giá cả.

Hình 3.3 Sự trao đổi hàng hóa và giá cả

- Điều khoản về hàng hoá thường gồm các nội dung sau:

i) Tên hàng hoá: gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (cụ thể đối với các loại hàng hoá); tên nơi sản xuất ra nó; quy cách hàng hoá (kích cỡ, khối lượng,…); công dụng.

ii) Phẩm chất hàng hoá: xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật, hàm lượng của một chất chính trong hàng hoá, hàng mẫu xem trước, hiện trạng hàng hoá, bằng phương pháp mô tả,… Việc chọn phương pháp thích hợp để xác định chất lượng hàng hoá tuỳ thuộc vào loại hàng hoá.

iii) Số lượng: quy định chính xác số lượng, quy định áng chừng, quy định trọng lượng (trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh)

iv) Bao bì và ký mã hiệu:

+ Bao bì: a) chất lượng bao bì: theo tiêu chuẩn xuất khẩu phù hợp với các phương tiện vận tải; cần quy định cụ thể: vật liệu làm bao bì, hình thức làm bao bì, kích thước bao bì, số lượng bao bì và cấu trúc của nó, đai nẹp bao bì,…; b) phương thức cung cấp bao bì: bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua, bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hoá nhưng khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì, bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói; c) phương thức xác định giá cả bao bì: có thể được tính vào giá hàng hoặc được tính riêng

+ Ký mã hiệu: được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhoè, dễ đọc, dễ thấy, không làm ảnh hưởng đến phẩm chất của hàng hoá. Đối với hàng hoá thông thường, phải dùng màu đen hoặc tím; hàng hoá nguy hiểm dùng màu đỏ, hàng hoá độc hại dùng màu cam. Bề mặt viết ký hiệu phải bào nhẵn.

Hàng hóa (hàng hoá hay dịch vụ

được cung cấp)

Giá

- Điều khoản về giá cả thường ngắn gọn. Thông thường nó chỉ giá của hàng hoá hay dịch vụ cung cấp. Điều khoản giá cả thường có các nội dung sau:

i) Tiền tệ được dùng để định giá ii) Phương pháp định giá

iii) Giảm giá hoặc chiết khấu do trả tiền sớm

iv) Giảm giá hoặc chiết khấu do mua với số lượng lớn.

d) Việc trao đổi diễn ra như thế nào: Điều khoản giao hàng và thanh toán.

- Điều khoản về hàng hoá và giá cả cân xứng nhau. Đi kèm với mỗi điều khoản này là điều khoản chỉ phương thức: Hàng hoá được giao như thế nào, dịch vụ được thực hiện như thế nào, giá cả được thanh toán như thế nào. Hàng hoá, giao hàng, giá cả và thanh toán; bốn điều khoản này là trung tâm của hợp đồng.

Hình 3.4 Mối quan hệ giữa hàng hóa và giao hàng, giá cả và thanh toán

- Điều khoản giao hàng và thanh toán chặt chẽ phải được soạn thảo với ba bước. Bước một mô tả tình huống thông thường mà hai bên thoả thuận. Bước 2 xác định những tình huống bị coi là vi phạm hợp đồng. Bước 3 nêu hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

Hình 3.5 Ba bước soạn thảo điều khoản giao hàng và thanh toán

Giao hàng và thanh toán, bước 1: tình huống mong đợi.

- Điều kiện giao hàng gồm các nội dung sau:

Hàng hoá (dùng để trao đổi) Giá cả (dùng để thanh toán trong trao đổi)

Thanh toán (giá cả được thanh toán bằng phương thức nào) Giao hàng (hàng hoá được giao

như thế nào)

Bước 1: Tình huống bình

thường như dự kiến là gì? Bước 2: Những gì bị coi làphá huỷ tình huống thông thường?

Bước 3: Hậu quả của việc vi

i) Thời hạn giao hàng

ii) Địa điểm giao hàng (quy định cảng hoặc ga để giao hàng) iii) Điều kiện giao hàng

iv) Phương thức giao hàng: quy định phương thức giao hàng về số lượng, chất lượng (giao từng đợt, giao một lần, cho phép chuyển tải,..): xác định số lượng thực tế hàng hoá được giao, xác định chất lượng hàng hoá.

v) Thông báo giao hàng: trước khi giao hàng: người mua thông báo cho người bán những điều kiện cần thiết để gửi hàng hoặc chi tiết tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng: người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao và kết quả giao hàng

- Điều kiện thanh toán: Điều khoản thanh toán gồm các nội dung sau: i) Tiền thanh toán

ii) Thời hạn thanh toán: trả ngay, trả trước hoặc trả sau.

iii) Phương thức thanh toán: phương thức nhờ thu (Collection), tín dụng chứng từ (Documentary Credit) (L/C), chuyển tiền (Remittance), chuyển khoản, ghi sổ (open account)

iv) Các chứng từ thanh toán: những chứng từ cần thiết cho việc thanh toán (thường áp dụng với L/C): vận đơn, hoá đơn thương mại, list hàng hoá, C/O, giấy chứng nhận số lượng, phẩm chất hàng hoá,…

Giao hàng và thanh toán, bước 2: Xác định sự vi phạm hợp đồng.

- Nguyên tắc chung là: trong điều khoản về giao hàng và thanh toán, các bên thống nhất với nhau những trường hợp nào bị coi là vi phạm hợp đồng và những trường hợp nào không. Thông thường thì các sự kiện bất khả kháng và trì hoãn cho phép không bị xét là vi phạm hợp đồng.

Giao hàng và thanh toán, bước: 3 hậu quả của việc vi phạm hợp đồng

- Ở bước 2, các bên đã xác định được các tình huống vi phạm hợp đồng. Bước 3 sẽ giải thích hậu quả; bên vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất như thế nào?

- Bồi thường (rất phổ biến) có hai loại: (1) bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường bằng tiền và (2) bên không vi phạm có quyền chấm dứt hợp đồng.

(1) Bồi thường bằng tiền (phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại):

+ Phạt hợp đồng: là số tiền nhất định bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm do có hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng.

+ Bồi thường thiệt hại: Đây là số tiền bồi thường cho những thiệt hại thực tế mà công ty A phải chịu do việc giao chậm hàng.

Kết thúc hợp đồng là một giải pháp cực đoan, nhưng đôi khi đó lại là lối thoát duy nhất. Kết thúc hợp đồng là một giải pháp đối với việc vi phạm hợp đồng, thường được gọi là chấm dứt có lý do: điều đó có nghĩa là có một nguyên nhân nào đó dẫn đến chấm dứt hợp đồng. Kết thúc hợp đồng sẽ dẫn đến hai khả năng: (i) Hủy bỏ hợp đồng: tất cả sẽ quay trở lại như ban đầu, trước khi hợp đồng được ký kết hoặc (ii) Chấm dứt hợp đồng: tất cả sẽ giữ nguyên tình trạng hiện tại, nhưng các quyền và nghĩa vụ của các bên thì chấm dứt.

- Giới hạn trách nhiệm pháp lý. Về cơ bản có ba cách giới hạn trách nhiệm pháp lý. (i) Thứ nhất, với điều khoản phạt hợp đồng thường có một giới hạn tối đa.

(ii) Cách thứ hai, cho thấy bên bị thiệt hại có thể tìm một giải pháp khác chứ không phải là số tiền phạt, đặc biệt họ có thể tìm đến giải pháp chấm dứt hợp đồng hoặc đòi bồi thường thiệt hại bằng cách đưa vụ việc ra toà án hoặc trọng tài.

(iii) Cách thứ ba nhằm giới hạn rủi ro là đưa điều khoản trách nhiệm pháp lý vào hợp đồng. Điều khoản này đặt ra một giới hạn tổng số tiền bị đòi bồi thường theo các điều kiện phát sinh tối đa theo hợp đồng.

Hình 3.6. Bảng tóm tắt điều khoản hàng hoá và giá cả, giao hàng và thanh toán

Hàng hoá và giá cả, giao hàng và thanh toán, tất cả cùng với nhau làm nên phần cốt lõi của hầu hết các loại hợp đồng. Hệ thống thuật ngữ có thay đổi theo các lĩnh vực khác nhau, nhưng các nguyên tắc chung, như chúng tôi đã đề cập đến, vẫn không thay đổi. Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ rõ các điều khoản và điều kiện mà chúng ta đã thảo luận có quan hệ với nhau như thế nào?

Tên hàng hoá Chất lượng Số lượng Bao bì, ký mã hiệu Bảo hành. HÀNG HOÁ GIÁ CẢ GIAO HÀNG THANH TOÁN Chi tiết hoá Điều kiện giao hàng Thời hạn giao hàng bao gồm Bao gồm thể Tiền tệ được dùng để thanh toán Bao gồm

Tiền thanh toán Thời gian thanh

toán Phương thức thanh toán Chứng từ thanh toán Những trục trặc nào trong giao hàng bị coi là vi phạm hợp đồng? (ví dụ: giao hàng kém phẩm chất, giao hàng thiếu, thời gian giao hàng,…)

Miễn trừ trách nhiệm vật chất

Những trục trặc nào trong thanh toán bị coi là vi phạm hợp đồng? (ví dụ: chậm thanh toán…) Miễn trừ trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 44)