Pháp luật về phá sản

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 123)

- Bản án, quyết định mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ

CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

6.1.1.2 Pháp luật về phá sản

- Theo hiểu biết chung nhất, pháp luật phá sản là một tổng thể thống nhất các quy phạm pháp luật nhằm hướng tới việc giải quyết đúng đắn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Trong đó, luật phá sản đóng vai trò trung tâm vì nó quy định những vấn đề có tính nguyên tắc của trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp như: phạm vi áp dụng, điều kiện mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia tài sản phá sản,…

- Nội dung của pháp luật phá sản không chỉ bao gồm trình tự thu hồi tài sản và thanh toán theo một thứ tự nhất định cho các chủ nợ (phát mại tài sản). Ngay từ cổ luật La mã, thủ tục phá sản còn một khía cạnh thứ hai đáng lưu ý: tạo cơ hội cho người mắc nợ và chủ nợ thoả thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập một kế hoạch trả nợ phù hợp. .

- Pháp luật phá sản luôn là một hệ thống mở, luôn vận động cho phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng luật phá sản ở các quốc gia đều có những nét chính giống nhau như:

+ Chỉ có toà án mới có thẩm quyền tuyên bố phá sản.

+ Sau khi mở thủ tục giải quyết phá sản, doanh nghiệp mắc nợ không có quyền quản lý tài sản của mình mà trao quyền quản lý này cho một chuyên gia do toà án chỉ định. Người chuyên gia quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ phải chịu sự kiểm soát của toà án hoặc của một người thẩm phán.

+ Tất cả các hành động có tính chất gian lận và gây thiệt hại cho chủ nợ đều bị bãi bỏ. + Thủ tục giải quyết phá sản thường chia làm hai giai đoạn: i) Giai đoạn thi hành các biện pháp nhằm khôi phục khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. ii) Phá sản và thanh lý tài sản doanh nghiệp.

+ Các chủ nợ được xếp theo thứ tự ưu tiên trong việc phân chia tài sản

+ Trong quá trình giải quyết phá sản, quyền lực của thẩm phán rất quan trọng: nó có thể ngăn chặn các vụ đòi nợ và tham gia một cách trực tiếp trong việc thiết lập và thi hành đề án hoà giải giữa các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ.

- Mặc dù là trong 90% vụ phá sản doanh nghiệp, các chủ nợ không có bảo đảm không nhận được một đồng nào trong việc phân chia tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, nhưng các nhà lập pháp vẫn tìm cách hạn chế số lượng các doanh nghiệp lâm vào tính trạng phá sản và thanh lý tài sản. Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng các quy định của luật phá sản đều thể hiện nguyên tắc: tất cả các chủ nợ có bảo đảm hay không có bảo đảm đều phải chịu mất một phấn nợ của mình để nếu được, cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng phá sản.

- Vai trò của pháp luật phá sản. Vai trò của pháp luật phá sản được thể hiện ở những điểm sau:

+ Pháp luật phá sản là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mắc nợ. Pháp luật phá sản đóng vai trò "chiếc lá chắn" cho doanh nghiệp mắc nợ trước những sức ép và phương thức đòi nợ mang tính tự phát, rất nghiệt ngã dưới dạng luật rừng mà trong nhiều trường hợp sẽ đẩy con nợ đến tình trạng cùng quẫn. Pháp luật đã tạo điều kiện cho phép doanh nghiệp mắc nợ áp dụng các biện pháp cần thiệt để khắc phục khó khăn về tài chính và quay lại thương trường. Với việc tuyên bố phá sản, con

nợ được giải phóng khỏi những ràng buộc về mặt pháp lý để có cơ hội tiếp tục trở lại môi trường kinh doanh

+ Pháp luật phá sản là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Pháp luật phá sản "thiết kế" sẵn một thủ tục đặc thù nhằm bảo đảm các quyền về tài sản của chủ nợ trước những rủi ro do tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của con nợ gây ra. Mặt khác, vai trò bảo vệ chủ nợ còn thể hiện ở chỗ pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo đảm quyền bình đẳng công bằng cho các chủ nợ trong việc đòi nợ + Pháp luật phá sản là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hậu quả xã hội đáng lưu ý nhất do sự phá sản doanh nghiệp gây ra là những ảnh hưởng về việc làm và thu nhập của người lao động. Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích của người làm công ăn lương luôn là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật phá sản. Bằng những quy định cụ thể, pháp luật phá sản xác định những nguyên tắc, căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ và các bên liên quan. Theo quy định của lật phá sản, người lao động không những có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản mà các quy định về thứ tự ưu tiên khi phân chia giá trị còn lại của doanh nghiệp, chế độ trợ cấp, bảo hiểm thôi việc,… đều thể hiện tinh thần bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản.

+ Pháp luật phá sản là công cụ tái tổ chức lại doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và góp phần cơ cấu lại nền kinh tế. Có thể nói đây là vai trò hết sức quan trọng mà hầu hết các đạo luật phá sản hiện đại trên thế giưói đều hướng tới. Thông qua cơ chế hoà giải, tái tổ chức lại doanh nghiệp, pháp luật về phá sản tạo cơ hội để doanh nghiệp đang gặp khóp khăn về tài chính phục hồi sản xuất kinh doanh. Theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp Việt nam, sau khi toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, doanh nghiệp được quyền xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Như vậy, cả khi toà án đã thụ lý giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp vẫn chưa hết cơ hội phục hồi, tìm những giải pháp thích hợp để duy trì sự tốn tại thay vì bị tuyên bố phá sản. Chính cơ chế phá sản là sự răn đe thường trực đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thương trường.

+ Pháp luật phá sản góp phần bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội. Việc phá sản có thể dẫn đến nhiều hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. Những hậu quả này nhiều khi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xáo trộn, những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội. Vì vậy, thông qua việc giải quyết thoả đáng về mối quan hệ về lợi ích giữa chủ nợ và con nợ, giữa chủ nợ với nhau, pháp luật phá sản góp phần hạn chế những mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các chủ thể có liên quan, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w