Chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 61)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.2.1.2 Chuyển giao công nghệ

- Đối tượng của chuyển giao công nghệ là tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các thông tin có giá trị thương mại (gọi là tài sản trí tuệ). Luật của nhiều nước thừa nhận bốn loại tài sản trí tuệ:

(i) Nhãn hiệu thương mại và các dấu hiệu tương tự (nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá)

(ii) Bằng sáng chế và các thiết kế (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).

(iii) Bản quyền (quyền tác giả) (iv) Bí mật thương mại

Nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu xác định nguồn gốc của hàng hoá. Mọi dấu hiệu hoặc sự phối hợp dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của người cung cấp này với người cung cấp khác, có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Chủ nhãn hiệu có quyền ngăn cản các bên thứ ba sử dụng chính nhãn hiệu đó hoặc các nhãn hiệu khác có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của người cung cấp.

Bằng sáng chế là bằng được cấp cho các phát minh (sản phẩm hoặc quy trình) trong lĩnh vực công nghệ, mang tính mới, sáng tạo và có thể sử dụng trong công nghiệp. Bằng sáng chế cho phép nhà sáng chế có lợi nhuận độc quyền từ sáng chế của họ trong thời gian giới hạn. Sáng chế trở thành tài sản hợp pháp của họ được bảo hộ trong một thời gian, tức là, trong khoảng thời gian này không ai được phép thu lợi nhuận từ sáng chế mà không được phép của nhà sáng chế. Đổi lại, nhà sáng chế phải công bố tất cả các chi tiết của sáng chế cho công chúng, và sau thời kỳ bằng sáng chế có hiệu lực, thì công chúng có thể sử dụng sáng chế một cách tự do.

Bản quyền rất giống với bằng sáng chế nhưng nó thường đề cập tới sự sáng tác, biểu thị trí tuệ sáng tạo văn học, âm nhạc hoặc tác phẩm nghệ thuật. Bản quyền có lẽ là dạng cổ điển của tài sản trí tuệ. Tương tự như bằng sáng chế, người có bản quyền có quyền nghiêm cấm hoặc cho phép người nào đó sao chép lại tác phẩm của mình trong một số năm nhất định. Người đó có thể bán, cho thừa kế hoặc cấp phép sử dụng bản quyền. Tuy nhiên, bản quyền có một số đặc điểm riêng: quyền này được kéo dài trong một khoảng thời gian rất dài (thông thường là cả cuộc đời người sáng tác cộng với một khoảng thời gian sau đó khoảng 50 năm); đối tượng của bản quyền là một sự thể hiện ý tưởng chứ không phải bản thân ý tưởng

Bí mật thương mại (thông tin không được tiết lộ). Những thông tin bảo mật là những thông tin cần đáp ứng ba yêu cầu dưới đây của TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền tài sản trí tuệ - một trong những văn kiện thành lập WTO): thông tin đó phải bí mật, không được công bố công khai trong công chúng, thông tin đó có giá trị thương mại khi được bảo mật, và người có thông tin đó đã tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo mật thông tin. Khi đáp ứng được các yêu cầu đó, người có thông tin có thể nhận được một sự bảo hộ chống lại các hành vi của bên thứ ba vi phạm các thói quen kinh doanh đúng đắn để có được thông tin mà không được người có thông tin cho phép.

- Công nghệ chuyển giao qua rất nhiều loại hợp đồng khác nhau: hợp đồng cấp phép phát minh sáng chế, hợp đồng xây dựng nhà máy công nghiệp, hợp đồng đại lý, phân phối,…. đây, chúng ta chỉ nghiên cứu hợp đồng chuyển giao công nghệ dạng thuần khiết: không có máy móc, không có phát minh sáng chế, không xây dựng mà chỉ đơn giản là hợp đồng mua bí quyết sản xuất.

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thoả thuận giữa các bên nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quá trình chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 61)