SẢN DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 126)

- Bản án, quyết định mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ

CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

SẢN DOANH NGHIỆP

- Luật phá sản Việt nam nhìn một cách tổng quát cũng áp dụng những nguyên tắc quốc tế về phá sản. Tức là việc giải quyết phá sản một doanh nghiệp có thể diễn ra ba giai đoạn chính yếu như sau:

+ Giai đoạn điều tra khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. + Giai đoạn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản

+ Giai đoạn phá sản và thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

Chúng ta có thể hình dung 3 giai đoạn của việc phá sản bằng biểu đồ sau:

Hình 6.1. Ba giai đoạn của quy trình phá sản

Khi doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả thì không đủ lợi nhuận để thanh toán nợ. Do đó, doanh nghiệp bị đưa vào tình trạng yếu kém về mặt tài chính. Một khi toà án để ý đến vụ việc là do: hoặc các chủ nợ thưa kiện đòi nợ, hay chủ doanh nghiệp đề nghị toà án giải quyết vấn đề trả nợ của mình

GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA KHẢ ĐIỀU TRA KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ GIAI ĐOẠN GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

Có khả năng thanh toán nợ đến hạn

Xây dựng phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh

Hội nghị chủ nợ thông qua phương án

Thi hành đúng đăn phương án hoà giải.

Sau 3 năm doanh nghiệp khôi phục lại khả năng thanh toán

GIAI ĐOẠN THANH LY TÀI THANH LY TÀI

SẢN DOANH NGHIỆP NGHIỆP

Khi toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì việc đầu tiên sẽ tiến hành điều tra về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Việc điều tra này nhằm mục đích xem xét khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn đầu tiên ghi trong biểu đồ trên.

Nếu doanh nghiệp muốn tránh khỏi rơi vào giai đoạn sau, thì phải làm sao chứng minh được với toà án là mình vẫn còn khả năng thanh toán nợ đến hạn, và việc kinh doanh vẫn còn sinh lời.

Nhưng nếu không may, sau khi điều tra toà án nhận thấy doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn nữa thì sẽ áp dụng ngay các thủ tục của giai đoạn thứ hai là giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong giai đoạn này chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng phương án hoà giải: tức là một chương trình khôi phục lại khả năng tài chính của doanh nghiệp và đồng thời trả xong các món nợ cũ. Phương án hoà giải phải thi hành trong một thời gian không quá 3 năm. Như chúng ta thấy ở sơ đồ trên, doanh nghiệp muốn tránh lâm vào tình trạng phá sản thì phải hội đủ bốn điều kiện trong thời gian giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tức là:

(i) Xây dựng một phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh

(ii) Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. (iii) Doanh nghiệp thi hành đúng đắn phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, tức là phải trả được tất cả các khoản nợ cũ hay mới.

(iv) Sau 3 năm, doanh nghiệp phải khôi phục lại khả năng thanh toán nợ.

Trường hợp nếu doanh nghiệp không thoả mãn được một trong bốn điều kiện trên thì sẽ bị tuyên bố phá sản và kể từ đó doanh nghiệp kể như không tồn tại.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 126)