Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoà

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 70)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.5.2.1 Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoà

a) Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.

- Khái niệm: Hình thức pháp lý cơ bản của mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài hay còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng xuất nhập khẩu. Hợp đồng này có đầy đủ các đặc trưng của một hợp đồng mua bán thông thường. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau song hợp đồng mua bán ngoại thương khác các hợp đồng mua bán nội thương bởi tính quốc tế hay yếu tố nước ngoài của nó.

- Đặc điểm:

+ Yếu tố nước ngoài: để xác định khi nào hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài, luật pháp quốc tế, luật pháp nước ngoài và Việt nam có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Luật thương mại đưa ra một khái niệm: hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán được ký kết giưa một bên là thương nhân nước ngoài (điều 80).

Khái niệm này giống với khái niệm tại điều 1, khoản 1 Công ước Viên. Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán ngoại thương là những thương nhân mang quốc tịch khác nhau. Quy chế thương nhân nước ngoài được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch. Nếu thương nhân là một tổ chức thì nó mang quốc tịch của quốc gia mà trên lãnh thổ của quốc gia đó nó được thành lập.

+ Luật áp dụng: nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương đa dạng hơn, thường bao gồm: (i) điều ước quốc tế, (ii) pháp luật quốc gia và (iii) tập quán thương mại quốc tế.

+ Hình thức hợp đồng: bằng văn bản, một số hợp đồng mua bán ngoại thương cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét nội dung cụ thể và phê duyệt mưói có hiệu lực (hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng vốn ngân sách)

b) Một số nội dung thông thường của hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.

- Tên hàng hoá: cần được thể hiện chính xác trong hợp đồng nhằm tránh những hiểu lầm do sự khác biệt về ngôn ngữ hoặc tập quán của bên mua và bên bán gây ra. Có nhiều cách ghi tên hàng hoá: (i) ghi tên thương mại kèm theo tên thông thường và tên khoa học; (ii) ghi tên hàng hoá kèm tho xuất xứ hàng hoá; (iii) ghi tên hàng hoá kèm theo tên nhà sản xuất, nhãn hiệu hàng hoá, (iv) ghi tên hàng hoá kèm theo quy cách chính của hàng hoá, hoặc mục đích sử dụng; (v) ghi tên hàng hoá kèm theo phụ lục hoặc catalogue đính kèm theo hợp đồng.

- Số lượng: bao gồm các thoả thuận của các bên liên quan đến định lượng hàng hoá mua bán, đơn vị tính số lượng, phương pháp xác định trọng lượng, địa điểm và phương thức kiểm tra số lượng, độ dung sai… phù hợp với đặc trưng của hàng hoá và tập quán buôn bán quốc tế về đo lường đối với mặt hàng đó.

+ Về đơn vị đo lường: tuỳ theo hàng hoá, có thể chọn các đơn vị đo lường phổ biến như kg, tấn cho loại hàng đo lường theo trọng lượng, lít, m, m3 cho loại hàng hoá đo lường theo thể tích, chiếc, cái, đôi cho hàng hoá đo lường riêng rẽ hoặc các đơn vị đo lường khác như bao, hộp, túi, chai, thùng cho hàng hoá là thực phẩm chế biến sẵn. + Về nguyên tắc định lượng: số lượng hàng hoá có thể được thoả thuận thông qua một con số cố định hoặc đối với hàng hoá số lượng lớn như than, quặng, lương thực thông qua một giới hạn với độ dung sai nhất định

+ Về phương pháp xác định trọng lượng: đối với những hàng hoá cần xác định theo trọng lượng cần thoả thuận phương pháp xác định trọng lượng cả bì hay trọng lượng tịnh, trọng lượng thương mại.

- Chất lượng hàng hoá: điều khoản về chất lượng hàng hoá thường bao gồm các thoả thuận của bên mua và bên bán liên quan đến việc xác định chất lượng hàng hoá, kiểm tra chất

lượng hàng hoá, bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên khi hàng hoá không đảm bảo yêu cầu chất lượng đã thoả thuận. Những thoả thuận này phải phù hợp với các quy định của cả nước bên mua, nước bên bán về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà sản xuất hàng hoá đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việt nam cũng như các nước khác đều có những quy định về việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Có nhiều cách xác định chất lượng hàng hoá.

+ Dựa vào mẫu hàng hoá

+ Dựa vào tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp hàng hoá: Tiêu chuẩn là những quy định xác định chất lượng của những hàng hoá nhất định, thể hiện rõ các tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hoá đó do các quốc gia hoặc các hiệp hội xuất nhập khẩu có uy tín trên thị trường quốc tế ban hành. Nếu các bên xác định chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn thì phải ghi rõ loại, số hiệu tiêu chuẩn, năm ban hành, ví dụ ximăng Hoàng Thạch, tiêu chuẩn quốc gia Việt nam, mác P400 theo TCVN2232.

+ Dựa vào quy cách hàng hoá: quy cách hàng hoá được hiểu là những thông số chi tiết về chất lượng hàng hoá như loại vật liệu, phương pháp sản xuất, công suất, kích cỡ, độ bền. Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán thiết bị, máy móc.

+ Dựa vào tài liệu kỹ thuật: tài liệu kỹ thuật thường được dùng để thoả thuận về chất lượng hàng hoá là bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng, tác dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị. Các tài liệu như vậy thường được thoả thuận như là những phụ lục và do vậy là một bộ phận của hợp đồng.

+ Dựa vào hàm lượng của các chất chủ yếu trong hàng hoá: đối với các loại hàng hoá như nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, người ta thường quy định về tỷ lệ phần trăm các hành phần chủ yếu trong hàng hoá.

- Kiểm tra chất lượng hàng hoá: sau khi thoả thuận được phương pháp xác định chất lượng hàng hoá, việc xác định phương pháp kiểm tra và xác nhận chất lượng hàng hoá cũng cần được thoả thuận, bởi vì nếu bỏ qua chúng, sẽ có nguy cơ xuất hiện tranh chấp, nếu hàng hoá không đạt yêu cầu chất lượng. Về nguyên tắc, dựa trên cơ sở tự do ý chí, tự do thoả thuận, các bên có thể thoả thuận tự kiếm tra hoặc thuê một bên thứ ba kiểm tra, thường là một tổ chức giám định chất lượng hàng hoá được nhà nước cho phép.

+ Về địa điểm kiểm tra: có thể là nơi sản xuất, tại kho bảo quản nội địa trước khi làm thủ tục thông quan, tại cửa khẩu. Địa điểm kiểm tra phụ thuộc từng loại hàng hoá, đối với máy móc thiết bị đồng bộ, việc kiểm tra tại nơi sản xuất không phải là ngoại lệ, đối với hàng hoá dễ hư hỏng thì việc chọn địa điểm kiểm tra là cảng xuất hay cảng nhập là rất quan trọng.

+ Về cách thức kiểm tra: tuỳ theo loại hàng các bên có thể thoả thuận kiểm tra theo tỷ lệ xác suất (hàng may mặc, thực phẩm đã chế biến, lương thực) hoặc kiểm tra toàn bộ (thiết bị, máy móc, hàng hoá là vật đặc định).

+ Về việc thuê cơ quan giám định chất lượng hàng hoá: khác với mua bán hàng hoá trong nước, các bên tham gia hợp đồng mua bán ngoại thương là các thương nhân mang quốc tịch khác nhau, chịu sự điều chỉnh của các hệ thống pháp luật khác nhau. Hàng hoá mua bán thường phải trải qua nhiều khâu mới tới được người mua, việc các bên cùng kiểm tra hàng hoá ở cảng đi hay cảng đến là quá tốn kém và khó thực hiện. Do vậy, trong hợp đồng ngoại thương thường xuất hiện những điều khoản mà các bên thoả thuận thuê cơ quan giám định, phân chia chi phí giám định và công nhận kết quả của cơ quan giám định. Cơ quan giám định chất lượng hàng hoá thường là các tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, trung lập, có khả năng giám định chất lượng hàng hoá (bằng các phương pháp khoa học), có uy tín, kết quả giám định của họ được các bên liên quan cà các cơ quan nhà nước công nhận. Để giám định chất lượng hàng hoá tại Việt nam, có các tổ chức giám định của Việt nam (VINACONTROL) hoặc các tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt nam. Trong hợp đồng ngoại thương, nếu có điều khoản về giám định hàng hoá, các bên cần thoả thuận chỉ định cơ quan giám định, địa điểm, chi phí giám định và việc các bên thừa nhận vô điều kiện kết quả của cơ quan giám định.

- Giá cả: thường gồm các thoả thuận liên quan đến đồng tiền tính giá, cách quy định và phương pháp tính giá, thời điểm và phương thức thanh toán. Giá cả phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện cơ sở giao hàng

+ Về đồng tiền tính giá: giá có thể được tính bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, nươc snhập khẩu, nước thứ ba do các bên thoả thuận (thường là các ngoại tệ có giá trị ổn định như USD, bảng Anh, yên Nhật, EURO)

+ Về phương pháp định giá: có nhiều phương pháp định giá: (i) Giá cố định: được quy định vào lúc ký kết hợp đồng, không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. (ii) Giá di động: đây là loại giá cũng được quy định vào thời điểm ký kết hợp đồng, song các bên có thể thoả thuận để điều chỉnh tuỳ theo diễn biến giá cả trên thị trường liên quan đến mặt hàng đó. Cách định giá này thường được áp dụng với những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu giữa những đối tác có quan hệ mua bán hàng hoá lâu năm. Giá quy định như sau: đối với nhiều loại hàng hoá, khi giao kết hợp đồng các bên chưa có khả năng xác định được giá, song thoả thuận các phương pháp cơ bản để xác định giá tuỳ vào thời điểm thực hiện hợp đồng, ví dụ, xác định các cơ sở để tính giá như: chi phí cho nguyên vật liệu, chi phí cho sản xuất, lắp đặt, lợi nhuận hợp lý. khấu hao thiết bị, lạm phát. Cách tính giá này phù hợp với việc đặt mua hàng chuyến theo

hợp đồng dài hạn, mua thiết bị, máy móc đồng bộ mà thời gian sản xuất chúng tương đối dài như các dây chuyền sản xuất đồng bộ, đóng tàu biển, máy bay,…

- Thời hạn, địa điểm và điều kiện cơ sở giao nhận hàng: là những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán ngoại thương, chúng ảnh hưởng tới giá cả, phương thức thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu và trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hoá. Cũng như trong các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, giao hàng được hiểu là hành vi mà người bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá sang cho người mua theo những điều kiện đã thoả thuận. Tuy nhiên, do có yếu tố nước ngoài nên việc giao hàng trong các hợp đồng mua bán ngoại thương có những đặc thù nhất định, có thể mô tả qua sơ đồ sau:

Hình 3.8. Quy trình giao hàng trong hợp đồng ngoại thương

+ Địa điểm giao hàng: thường là một địa điểm cụ thể, có thể là nơi sản xuất, chế tạo ra hàng hoá, trụ sở, kho chứa hàng của người bán, cảng biển, ga tầu, cảng hàng không khi xuất hàng hoặc khi nhập hàng, là cửa khẩu biên giới hoặc kho chứa, trụ sở của người mua hay một địa điểm bất kỳ nào khác mà hai bên thoả thuận.

+ Thời gian giao hàng: có thể là một thời điểm hoặc một thời hạn mà trong thời gian đó việc giao nhận hàng phải được hoàn tất. Việc giao nhận hàng kết thúc, nếu người mua có khả năng kiểm soát toàn bộ hàng hoá và quyền kiểm soát hàng hoá của người bán bị loại trừ.

+ Điều kiện cơ sở giao hàng: là một điều khoản cần thiết, là cơ sở để quy định trách nhiệm của người bán và người mua khi giao nhận hàng, quy định về chịu rủi ro khi vận chuyển, chịu các lệ phí bảo hiểm, cước vạn chuyển, thuế và các loại lệ phí thông quan. Tuỳ theo điều kiện giao hàng mà toàn bộ chi phí này được tính vào giá thành hàng hoá, chính vì vậy chúng được gọi là điều kiện cơ sở. Điều kiện cơ sở giao hàng do các bên tham gia hợp đồng tự do thoả thuận. Trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế tốn tại nhiều điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau, quen dùng và trở thành thông lệ, ví dụ: Giao hàng tại xưởng (Ex work), giao hàng cho người vận chuyển tại một điểm quy định (free carrier), giao hàng dọc mạn tàu (free alongside ship), giao hàng lên tàu (FOB), tiền hàng và cước phí (Cost and freight), tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí (CIF), cước trả tới đích (carriage paid to), giao tại tàu (ex ship), giao trên cầu Người bán Cảng xuất

(cảng bốc hàng)

Vận chuyển

Cảng nhập

cảng (ex quay), giao hàng tại biên giới (at frontier), giao tại đích đã nộp thuế (duty paid), giao tại đích chưa nộp thuế (duty unpaid).

- Phương thức và chứng từ thanh toán: Khác với thanh toán khi mua hàng trong nước, hình thức, phương thức và chứng từ thanh toán trong các quan hệ mua bán ngoại thương thường phức tạp do liên quan đến ngoại tệ và thông qua nhiều ngân hàng ở các quốc gia khác nhau. Tuỳ theo số lượng, chủng loại, quy mô của hàng hoá tuỳ theo điều kiện chung liên quan đến quan hệ mậu dịch giữa nước bên bán và bên mua, cũng như quan hệ kinh doanh giữa người bán và người mua, các bên lựa chọn các phương thức thanh toán thích hợp. Trong thực tiễn thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: (i) thanh toán bằng trao đổi hàng, (ii) bằng tiền mặt, (iii) thanh toán trước, (iv) thanh toán tiền ngay từng phần, (v) thanh toán thông qua tín dụng. Tuy cơ sở thanh toán đều là tiền, song tiền mặt ngày càng ít được dùng, người ta vận dụng những kỹ thuật thanh toán an toàn, nhanh chóng hơn dựa vào dịch vụ của ngân hàng như thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thanh toán nhờ thu, thanh toán bằng sec, hối phiếu.

Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C): đây là hình thức thanh toán được áp dụng rộng rãi nhất trong mua bán hàng hoá quốc tế. Theo hình thức này, một ngân hàng theo sự chỉ dẫn của người mua (người nhập khẩu) sẽ tiến hành thanh toán giá trị hàng đã giao khi người bán xuất trình đủ các loại chứng từ trong một thời hạn nhất định. Có nhiều loại thư tín dụng khác nhau (thư tín dụng không thẻ huỷ ngang, có thể huỷ ngang, không thể huỷ ngang có xác nhận, L/C có thể chuyển đổi), do vậy trong hợp đồng các bên cần thoả thuận cụ thể thanh toán thông qua loại thư tín dụng nào, thời hạn mở và thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

Thủ tục thanh toán thông qua LC có thể mô tả giản lược như sau:

Hình 3.8. Quy trình thanh toán L/C

Theo hình thức thanh toán này thường có những giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Người mua (người nhập khẩu) trong một thời hạn đã thoả thuận (trước khi giao hàng hoặc sau khi được người bán (người xuất khẩu) thông báo về hàng đã sẵn sàng để vận chuyển) uỷ quyền cho ngân hàng của mình mở LC tại ngân hàng của

Ngân hàng của người mua Ngân hàng của người bán

người bán về một khoản tiền nhất định. Trong văn bản uỷ quyền cho ngân hàng mở LC, người mua thông báo bảng liệt kê các loại chứng từ, khi người bán xuất trình các loại chứng từ này, ngân hàng sẽ thanh toán số tiền đãghi trong LC.

+ Giai đoạn 2: sau khi được uỷ quyền, ngân hàng của người mua tiến hành mở LC tại ngân hàng của người bán và thông báo cho người bán về việc mở LC đó, nếu cần xác nhận đã có thư tín dụng. LC có một thời hạn nhất định, nếu trong thưòi hạn đó mà người bán không xuất được hàng và trình bộ chứng từ, có nghĩa là LC mất hiệu lực và bị người mua huỷ, nếu hai bên không có thoả thuận khác.

+ Giai đoạn 3: Sau khi giao hàng, người bán xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng của mình. Ngân hàng này sẽ thanh toán số tiền đã quy định trong LC.

+ Giai đoạn 4: Ngân hàng của người bán chuyển chứng từ giao hàng cho ngân hàng cua người mua, ngân hàng này sẽ chuyển chúng cho người mua và hoàn trả tiền cho ngân hàng người bán

Một bộ chứng từ trong các quan hệ mua bán ngoại thương gồm:

+ Hợp đồng mua bán ngoại thương

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 70)