Những gì thuộc về hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 42)

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

3.1.4.1 Những gì thuộc về hợp đồng

Một hợp đồng có thể bao gồm: - Nội dung của thoả thuận.

- Một số phụ lục: là một phần của hợp đồng nhưng được tách riêng khỏi các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Phụ lục thường được gắn vào hợp đồng với một cách diễn đạt tương tự như sau: “Tổng đài điện thoại phải qua một chương trình kiểm tra nêu trong phụ lục D của hợp đồng. Khi chương trình kiểm tra được hoàn thành tốt, các bên sẽ lập giấy Chứng nhận có chữ ký của hai bên. Mẫu giấy chứng nhận nằm trong phụ lục E của hợp đồng”.

- Một số tài liệu chuẩn: ngoài phụ lục có chứa nội dung do các bên lập ra, một hợp đồng đôi khi còn có thể đề cập đến các tài liệu quốc tế chuẩn. Một ví dụ điển hình là INCOTERMS. Cuốn sách này được phòng thương mại quốc tế (ICC) xuất bản tại Paris, giải thích chi tiết các thuật ngữ theo cách hiểu của ICC như "ex work" (xuất khỏi xưởng), "on board" (trên boong tàu), CIF, FOB,…

- Một số tài liệu hợp đồng: bản vẽ thiết kế, thông báo trúng thầu, bảo lãnh thực hiện thầu, thư uỷ quyền, …. Hầu như bất cứ tài liệu nào cũng có thể trở thành một phần của hợp đồng nếu được liệt kê như là tài liệu của hợp đồng. Điều khoản này không chỉ đơn thuần biến các

tài liệu trở thành một phần không thể tách rời của hợp đồng mà nó còn thấy trước một vấn đề thường xảy ra là có sự mâu thuẫn giữa các tài liệu khác nhau. Trong trường hợp có mâu thuẫn thì bản hợp đồng có hiệu lực cao nhất. Và một điều rất quan trọng là phải biết được thứ tự ưu tiên của các tài liệu.

Các tài liệu hợp đồng:

Các tài liệu được liệt kê dưới đây là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các tài liệu thì chúng được ưu tiên theo đúng trình tự sau đây:

i) Thoả thuận này, bao gồm tất cả các phụ lục kèm theo.

ii) Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ dự thầu và các tài liệu bổ sung có thể có. iii) Bản vẽ thiết kế trong hồ sơ thầu

iv) Thông báo trúng thầu v) Bảo lãnh thực hiện thầu, vi) Thư uỷ quyền

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Luật kinh doanh (Trang 42)