THỰC TRẠNG NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 44)

2.1.1 Tổng quan về ngành Hồ tiêu toàn cầu

Hiện nay, trên thế giới có 39 nước sản xuất và 120 nước nhập khẩu Hồ tiêu với khoảng 250 nghìn tấn mỗi năm, trong đó: đứng đầu là Mỹ, sau đó đến Đức, Singapore, Hà Lan,... Tiêu được trồng ở nhiều quốc gia và các nhà sản xuất chính bao gồm: Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Madagascar Campuchia, Ecuador...

Theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới năm 2011: Diện tích Hồ tiêu của thế giới khoảng hơn 473.000 ha, trong đó: Việt Nam 55.800 ha, Ấn Độ 195.900 ha, Indonesia 103.900 ha và một số nước khác. Sản lượng Hồ tiêu thế giới khoảng 315.400 tấn, trong đó một số nước có sản lượng lớn: Việt Nam 110.000 tấn, Sri Lanka 13.000 tấn, Malaysia 25.600 tấn, Indonesia 40.000 tấn, Ấn Độ 48.000 tấn, Brazil 35.000 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ Tiêu khoảng 1,53 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 4,00 tỷ USD từ tất cả các loại gia vị.

Mỹ là quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ Tiêu lớn nhất thế giới. Trung bình hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng từ 75.000 đến 90.000 tấn Tiêu các loại chủ yếu ở các nước Việt Nam, Ấn độ, Brazil.

2.1.2 Tình hình sản xuất và thương mại Hồ tiêu Việt Nam Sản xuất: Sản xuất:

Diện tích trồng Tiêu cả nước khoảng 58.079 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 46.484 ha, năng suất thu hoạch bình quân 2.41 tấn/ha và sản lượng thu hoạch đạt 102.025 tấn (năm 2012). Diện tích trồng mới năm 2011 – 2013 ước 2500 ha/năm vẫn tiếp tục tăng nóng, đặc biệt tại các tỉnh Tây Nguyên. Diện tích năm 2014 ước đạt 60000 ha, vượt 17% quy hoạch (50000 ha đến 2020) cuả Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên sản lượng hàng năm lại tăng không tương xứng với tăng diện tích canh tác tiêu chết, năng suất tiêu giảm dần.

Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng thu hoạch Hồ tiêu của Việt Nam

Năm Diện tích trồng (ha) Sản lượng thu hoạch (tấn)

2011 52.000 120.000

2012 54.000 102.000

Ước 2013 57.000 90.000

Dự tính 2014 60.000 110.000

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam)

Bảng 2.2: Sản lượng Hồ tiêu các tỉnh trọng điểm của Việt Nam

(ĐV: Tấn) Năm 2012 Năm 2013 Dự tính 2014 Cả nước 102.025 90.000 110.000 Gia Lai 24.604 18.500 22.000 Đăk Lăk 13.665 11.000 13.000 Đăk Nông 13.478 10.800 14.000 Bình Phước 25.362 20.300 24.000 Đồng Nai 13.713 11.000 13.000 Bà Rịa Vũng Tàu 11.194 9.000 12.000 Các tỉnh khác 10.000 9.400 12.000

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam)

Thương mại:

Với diện tích chiếm khoảng 9% diện tích Hồ tiêu thế giới, sản lượng bằng 30% sản lượng thế giới và hàng năm xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam đạt 40-50% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới. 95% sản lượng tiêu Việt Nam dùng để xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5%. Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với sự tham gia của 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu và chính các doanh nghiệp này đã dẫn dắt giá cả thị trường. Ngoài ra, hằng năm Việt Nam cũng nhập khẩu khoảng 10.000 – 15.000 tấn/năm để chế biến và tái xuất khẩu.

Việt Nam hiện có 13 nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tổng công suất trên 60.000 tấn/năm.

Chủng loại tiêu xuất khẩu gồm: Tiêu đen 500g/l, 570g/l, 600g/l; tiêu trắng 630g/l; tiêu đen, tiêu trắng nghiền. Chủng loại, bao bì, đóng gói đa dạng, thỏa mãn nhu

cầu thị trường nhập khẩu, kể cả các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Nhật, Mỹ và Châu Âu.

Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam từ 2011 – 2013

Năm Tiêu đen

(Tấn) Tiêu đen xay (Tấn) Tiêu trắng (Tấn) Tiêu trắng xay (Tấn) Tổng số (Tấn) Giá trị (Triệu USD) 2011 99.918 7.732 18.498 2.475 118.416 693 2012 100.381 10.258 16.581 3.631 116.962 794 9 tháng 2013 97.934 11.888 16.028 4.030 113.962 755

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam)

Bảng 2.4: Thị trường nhập khẩu Hồ tiêu Việt Nam

ĐV: Tấn, %

Năm Châu Âu Châu Á Châu Mỹ Châu Phi Tổng

2011 43.134 36,4% 41.553 35,1% 23.984 20,3% 9.745 8,2% 118.416 100% 1012 45.609 39% 42.249 36% 18.994 16,3% 10.110 8,7% 116.962 100% 9 tháng 2013 40.906 36% 39.891 35% 24.633 21,6% 8.478 7,4% 113.962 100%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam)

Bảng 2.5: Giá trung bình xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam năm 2011 – 2013 ĐV: USD/Tấn

2011 2012 2013

Tiêu đen 5.637 6.390 6.471

Tiêu đen xay 6.553 6.931 6.763

Tiêu trắng 8.114 9.176 8.911

Tiêu Trắng xay 8.283 9.360 9.105

2.1.3 Tổng quan về thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam 2.1.3.1 Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam 2.1.3.1 Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (gọi tắt là VPA) là một tổ chức phi chính phủ, được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ và cùng có lợi giữa các thành viên, được sự bảo hộ của Nhà nước thông qua chủ trương và cơ chế chính sách. Hiệp hội là người đại diện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức và cá nhân của Việt Nam hoạt động liên quan đến ngành Hồ tiêu, tán thành điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội và được Ban chấp hành Hiệp hội quyết định chấp nhận.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được thành lập ngày 20/12/2001 theo quyết định số 35/2001/QĐ-BTCCBCP do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt.

Hiệp hội đặt trụ sở chính tại số 135A Pasteur, P.6, Q3, Tp. Hồ Chí Minh. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam hoạt động theo Điều lệ của Hiệp hội đã được Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 06/2002/QĐ-BTCCBCP ký ngày 31/01/2002. Hiệp hội có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.

Tổ chức và quản lý của Hiệp hội bao gồm

Ban chấp hành Hiệp hội do Hội nghị toàn thể Hội viên trực tiếp bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Số lượng Ban chấp hành do Hội nghị quyết định.

Ban chấp hành bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký.

Ban chấp hành hiện nay có 17 thành viên, gồm:

Chủ tịch

3 Phó Chủ tịch, trong đó có 1 Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 3 năm.

Mục tiêu của Hiệp hội là tổ chức và tập hợp các Doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu, các tổ chức khác có hoạt động liên quan đến ngành Hồ tiêu Việt Nam nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là thành viên của Hiệp hội hồ tiêu Quốc tế (IPC). Một sự kiện hết sức quan trọng đối với ngành Hồ tiêu Việt Nam, đó là: được sự đồng ý

và hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành, được sự chấp thuận của Liên hợp quốc, cơ quan bảo trợ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) và sự đồng ý của IPC, ngày 21/03/2005, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được Nhà nước giao quyền hạn là người thừa hành phối hợp hành động cùng các nước thành viên trong Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, nhằm hòa nhập và tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất – chế biến – kinh doanh – xuất nhập khẩu Hồ tiêu của các nước thành viên để phát triển ngành Hồ tiêu Việt Nam không chỉ tăng về sản lượng mà phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường quảng bá Hồ tiêu Việt Nam trên toàn thế giới và vì ngành Hồ tiêu thế giới phát triển ổn định bền vững.

Hình 2.1 Logo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

(Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam)

2.1.3.2 Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam

Xây dựng thương hiệu

Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về tài chính, về kinh nghiệm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam đã được nhà nước phê duyệt chương trình xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê. Với tư cách đơn vị chủ trì, được sự hỗ trợ của Công ty Maseco, Công ty Cafecontrol, huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, Hiệp hội đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã dày công nghiên cứu, thực hiện trong 4 năm (2003 – 2007). Năm 2007 Hiệp hội đã xây dựng thành công, đăng ký cục Sở hữu trí tuệ thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê” và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê quản lý khai thác.

Từ thành công của xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, tạo cơ sở cho các tỉnh khác đăng ký xây dựng thương hiệu Hồ tiêu và tiến tới xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Quốc gia Việt Nam. Cũng từ đó chất lượng và giá cả hồ tiêu Chư Sê đã nâng cao hơn, có uy tín trong xuất khẩu.

Xúc tiến thương mại

Trong mười năm qua, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê đã tổ chức thành công nhiều đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường Châu Mỹ (Brazil, Đức), Châu Âu (Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp), Trung Đông (Ai Cập, Du Bai), Nam Phi, Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia).

Ngoài các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, còn khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xúc tiến thương mại, khai thác thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế.

Hoạt động xúc tiến thương mại đã quảng bá hình ảnh và tiếng nói của Hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo cho doanh nghiệp nâng cao hiểu biết thông lệ quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng cường xuất khẩu trực tiếp, hạn chế xuất khẩu qua trung gian, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hoạt động hội nhập quốc tế

Được sự ủng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ cho phép Việt Nam tham gia Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế. Ngày 21 tháng 3/2005, UNICEF - Cơ quan bảo trợ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế đã phê duyệt cho Việt Nam gia nhập Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ủy quyền trực tiếp tham gia chương trinh hành động của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, là cầu nối giữa Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế với ngành Hồ tiêu Việt Nam.

Đây chính là sự khởi đầu cực kỳ quan trọng của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Từ khi tham gia vào Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế với tư cách là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu Hồ tiêu số một thế giới, tại các diễn đàn ấy đoàn Việt Nam luôn tạo cơ hội tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng sản xuất, xuất khẩu của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Chính vì vậy Hồ tiêu Việt Nam đã có một chỗ đứng rất nhất định trong cộng đồng Hồ tiêu quốc tế.

Trong chương trình hành động của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã cùng thành viên các nước tích cực tìm kiếm giải pháp ổn định giá cả thị trường Hồ tiêu thế giới, tạo sự đoàn kết, thống nhất giữa các thành viên Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, nhờ đó hoạt động của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế đã mang lại hiệu quả to lớn hơn, thu hút thêm các quốc gia khác xin gia nhập, tạo sự phát triển ổn định.

Đặc biệt, vào tháng 11/2008, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 36 của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hội nghị được đánh giá lớn nhất, thành công nhất trong lịch sử 36 năm hoạt động của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, với số lượng đại biểu đông nhất, lên đến 400 đại biểu (gần 200 đại biểu quốc tế), từ nhiều nước tham gia. Hội nghị đã để lại tiếng vang và dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng và bạn bè quốc tế.

Năm 2007-2008, cũng là năm ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trở thành người Việt Nam đầu tiên giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế. Đó là niềm tự hào to lớn cho ngành Hồ tiêu Việt Nam sau rất nhiều năm nỗ lực trong hoạt đông quốc tế.

2.2 TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU CHƯ SÊ

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng Hồ tiêu Chư Sê 2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của Chư Sê: 2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của Chư Sê:

Vị trí địa lý:

Huyện Chư Sê nằm ở phía nam tỉnh Gia Lai, trung tâm huyện cách thành phố Pleiku 38 km về phía nam. Vị trí địa lý từ 13º13’ đến 13º15’ vĩ độ bắc và 107º51’ đến 108º17’ kinh độ đông, bắc giáp huyện Mang Giang tỉnh Gia Lai, nam giáp tỉnh Daklak, đông giáp huyện Ayun tỉnh Gia Lai và tây giáp huyện Chư Prong tỉnh Gia Lai.

Điều kiện khí hậu, đất đai:

- Khí hậu:

Chư Sê có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân hằng năm là 1787mm phân bổ chủ yếu trong các tháng mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng do vậy chủ động nước tưới là điều rất cần thiết để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ và độ ẩm nhìn chung thích hợp cho nhiều loại cây

trồng phát triển và phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu. Biên độ nhiệt ngày và đêm cao là điều kiện thuận lợi để tích lũy tính chất thơm cho một số loại nông sản phẩm.

- Đất đai, địa hình:

Địa hình Chư Sê bằng phẳng và đồi dốc thấp.chiếm hơn 80% bề mặt thoáng, ít bị chia cắt, thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý và sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh. Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 44.280 ha, chiếm 32% đất toàn huyện. Các cây trồng chính là cao su, cà phê, hồ tiêu, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, điều, bắp lai, đậu đỗ, lúa,…

Đất ở huyện Chư Sê gồm 5 nhóm chính:

+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển ditrên đá macma kiềm và trung tính, còn gọi là đất bazan: chiếm 58.6% diện tích toàn huyện. Phân bố trên các địa hình cao nguyên, bình nguyên, ít dốc. Đất có tầng dày trên 1m, tầng trên có màu nâu đỏ và nâu thẫm, hàm lượng mùn khá cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình. Loại đất này khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao. Đất bazan được xem là nguồn tài nguyên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện.

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đất macma acid: chiếm 30.3% diện tích toàn huyện. Phân bổ trên các kiểu địa hình núi thấp, bình nguyên và đồi thấp, dốc từ 7-250. Tầng đất mặt 50cm, thường có lẫn đá sỏi. Hàm lượng mùn khá, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, đất chua.

+ Ba nhóm đất còn lại là Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến hoặc đá biến chất, đất bồi dốc tụ ven sông hoặc chân núi và đất ngập nước chiếm tỷ lệ thấp.

Phần lớn diện tích hồ tiêu được trồng trên đất bazan bằng phẳng và dốc nhẹ. Đây là loại đất lý tưởng cho các loại cây công nghiệp do có tầng canh tác dày, thoát nước tốt và tính chất đất màu mỡ.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngày đầu thành lập điểm xuất phát nền kinh tế của huyện còn thấp, lạc hậu, tự cung, tự cấp tăng trưởng thấp, chỉ đạt 4,6%. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, IV (1989-1996) huyện nhà bước vào thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo huyện chuyển đổi nền kinh tế từ tự cung, tự cấp sang kinh tế sản xuất hàng hoá, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, nền kinh tế của huyện

chuyển biến khá, tốc độ tăng trưởng đạt 28,2%, giai đoạn 1991-1995 tăng gấp 6 lần so với ngày đầu thành lập; năm 2010 đạt 14%. Nhìn chung kinh tế phát triển với tốc độ

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)