Nhóm giải pháp đối với Nhà khoa học

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 96)

Trước hết, Xây dựng đội ngũ riêng để thực hiện nghiên cứu giống, công nghệ, sau thu hoạch phục vụ cho ngành sản xuất hồ tiêu trong nước.

Với sự phát triển vượt bậc của ngành Hồ tiêu Việt Nam và những đóng góp của ngành cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam đặc biệt kinh tế nông thôn thì việc xây dựng một đội ngũ khoa học phục vụ cho ngành này là hoàn toàn hợp lý. Và ngành Hồ tiêu Việt Nam muốn phát triển bền vững thì rất cần sự hỗ trợ đắc lực từ phía các nhà khoa học, bởi các lý do sau:

- Thứ nhất là, cây hồ tiêu là loại cây trồng rất nhạy cảm với sâu bệnh, thời tiết, phân bón,....đòi hỏi một quy trình chăm sóc nghiêm ngặt.

- Thứ hai là, khí hậu trái đang biến đổi ngày một xấu đi, mưa lũ nhiều hơn gây ra ngập, úng và nhiều loại bệnh cho cây tiêu.

- Thứ ba là, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường. Đây chính là thách thức lớn đối với ngành Hồ tiêu Việt Nam, làm sao để người nông dân có được vườn tiêu vừa thân thiện với môi trường, vừa năng suất cao.

- Thứ ba, chính là công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê nói riêng và Hồ tiêu của các vùng khác trong cả nước nói chung. Muốn xây dựng thành công thương hiệu thì việc làm trước tiên cần một quá trình nghiên cứu thị trường thế giới rồi xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược quảng bá,....

Tiếp đến, Nghiên cứu để thống nhất một quy trình trồng tiêu theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường mà vẫn cho năng suất cao.

Đây chính là thách thức với ngành Hồ tiêu Việt Nam, để đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì buộc người nông dân phải chú trọng đế chất lượng, đến an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường. Muốn được như vậy thì người trồng tiêu phải hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khi hạn chế dùng phân hóa học thì năng suất giảm ảnh hưởng đến đời sống người dân, và hạn chế thuốc bảo vệ thực vật thì cần sử dụng biện pháp gì để bảo vệ cây tiêu khỏi sâu bệnh. Vậy đòi hỏi cấp thiết cho sự phát triển bền vững của ngành Hồ tiêu Việt Nam là các nhà khoa học cần nghiên cứu để thống nhất một quy trình sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường mà vẫn cho năng suất cao. Có như vậy người trồng tiêu mới tự nguyện tham gia áp dụng quy trình mới cho việc trồng, chăm sóc vườn tiêu.

Thứ nữa, Tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn nông dân sản xuất theo hướng bền vững mà một số nông dân ở Bình Phước đã áp dụng thu được kết quả cao và tiết kiệm được nguồn lực.

Hiện nay có mô hình sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững của một số nông dân ở Bình Phước đã thu được năng suất khá cao và tiết kiệm được đáng kể các nguồn lực, mô hình đã được giới thiệu ở Hội nghị phát triển Hồ tiêu bền vững được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức vào tháng 9 năm 2013. Hiện tại chưa có quy trình sản xuất bền vững cụ thể thì các nhà

Khoa học có thể phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê để hướng dẫn, tập huấn cho người trồng tiêu ở Chư Sê sản xuất theo mô hình nói trên.

Cuối cùng, Phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê thực hiện công tác nghiên cứu thị trường hồ tiêu trong và ngoài nước, nghiên cứu xây dựng con đường riêng cho thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam nói chung và thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê nói riêng.

Trong thời gian tới – giai đoạn phát triển thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê ra thị trường thế giới. Việc làm trước tiên là cần công trình nghiên cứu cụ thể từng thị trường trên thế giới để từ đó xây dựng con đường riêng, chiến lược xây dựng thương hiệu thống nhất và chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu cụ thể ở từng thị trường trên thế giới. Vì vậy ngay từ bây giờ cần sự góp sức của các Nhà Khoa học phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam để thực hiện các công tác nghiên cứu cần thiết để nhanh chóng đưa thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê đến tay người tiêu dùng cả thế giới.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 96)