Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng Hồ tiêu Chư Sê

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 50)

2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của Chư Sê:

Vị trí địa lý:

Huyện Chư Sê nằm ở phía nam tỉnh Gia Lai, trung tâm huyện cách thành phố Pleiku 38 km về phía nam. Vị trí địa lý từ 13º13’ đến 13º15’ vĩ độ bắc và 107º51’ đến 108º17’ kinh độ đông, bắc giáp huyện Mang Giang tỉnh Gia Lai, nam giáp tỉnh Daklak, đông giáp huyện Ayun tỉnh Gia Lai và tây giáp huyện Chư Prong tỉnh Gia Lai.

Điều kiện khí hậu, đất đai:

- Khí hậu:

Chư Sê có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân hằng năm là 1787mm phân bổ chủ yếu trong các tháng mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng do vậy chủ động nước tưới là điều rất cần thiết để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ và độ ẩm nhìn chung thích hợp cho nhiều loại cây

trồng phát triển và phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu. Biên độ nhiệt ngày và đêm cao là điều kiện thuận lợi để tích lũy tính chất thơm cho một số loại nông sản phẩm.

- Đất đai, địa hình:

Địa hình Chư Sê bằng phẳng và đồi dốc thấp.chiếm hơn 80% bề mặt thoáng, ít bị chia cắt, thuận lợi cho việc tổ chức, quản lý và sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh. Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 44.280 ha, chiếm 32% đất toàn huyện. Các cây trồng chính là cao su, cà phê, hồ tiêu, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, điều, bắp lai, đậu đỗ, lúa,…

Đất ở huyện Chư Sê gồm 5 nhóm chính:

+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển ditrên đá macma kiềm và trung tính, còn gọi là đất bazan: chiếm 58.6% diện tích toàn huyện. Phân bố trên các địa hình cao nguyên, bình nguyên, ít dốc. Đất có tầng dày trên 1m, tầng trên có màu nâu đỏ và nâu thẫm, hàm lượng mùn khá cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình. Loại đất này khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao. Đất bazan được xem là nguồn tài nguyên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện.

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đất macma acid: chiếm 30.3% diện tích toàn huyện. Phân bổ trên các kiểu địa hình núi thấp, bình nguyên và đồi thấp, dốc từ 7-250. Tầng đất mặt 50cm, thường có lẫn đá sỏi. Hàm lượng mùn khá, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, đất chua.

+ Ba nhóm đất còn lại là Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến hoặc đá biến chất, đất bồi dốc tụ ven sông hoặc chân núi và đất ngập nước chiếm tỷ lệ thấp.

Phần lớn diện tích hồ tiêu được trồng trên đất bazan bằng phẳng và dốc nhẹ. Đây là loại đất lý tưởng cho các loại cây công nghiệp do có tầng canh tác dày, thoát nước tốt và tính chất đất màu mỡ.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngày đầu thành lập điểm xuất phát nền kinh tế của huyện còn thấp, lạc hậu, tự cung, tự cấp tăng trưởng thấp, chỉ đạt 4,6%. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, IV (1989-1996) huyện nhà bước vào thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo huyện chuyển đổi nền kinh tế từ tự cung, tự cấp sang kinh tế sản xuất hàng hoá, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, nền kinh tế của huyện

chuyển biến khá, tốc độ tăng trưởng đạt 28,2%, giai đoạn 1991-1995 tăng gấp 6 lần so với ngày đầu thành lập; năm 2010 đạt 14%. Nhìn chung kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, hợp lòng dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng; năm 1981 là 909 nghìn đồng; năm 2010 đạt 16 triệu đồng/người/năm.

Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững, Nông - lâm nghiệp chiếm 50%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28%, dịch vụ chiếm 22%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, hợp lòng dân, đã tạo nên khối lượng cây lương thực có hạt liên tục tăng: năm 1991 đạt 16.418 tấn. Năm 2010 đạt 44.112 tấn. Diện tích cây công nghiệp dài ngày như Cà phê, Hồ tiêu, Cao su… đi vào thâm canh, tiếp tục mở rộng diện tích lúa nước 02 vụ; các cây trồng khác như ngô lai, sắn, đậu đỗ…cũng được quan tâm phát triển ngày càng đa dạng về chủng loại. Đặc biệt là sản phẩm Hồ tiêu Chư Sê được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ công nhận cấp sở hữu nhãn hiệu tập thể, trở thành Thương hiệu. Từ đó sản phẩm được xuất đi nhiều nước trên thế giới, đem lại hiệu quả, lợi nhuận cho nhân dân trên địa bàn huyện. Tiếp tục thực hiện dự án nâng cao chất lượng Cà phê Robata tại Chư Sê, phấn đấu tiến tới xây dựng Thương hiệu Cà phê Chư Sê.

Chăn nuôi từng bước nâng cao chất lượng cả về quy mô và chất lượng. Tổng đàn gia súc 49.747 con. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 57 tỷ đồng.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, năm 1981 huyện Chư Sê có xí nghiệp đá Phú Cường, Xi Măng Chư Sê. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1987 công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Chư Sê có bước phát triển: năm 1991 đạt 5,6 tỷ đồng, năm 2010 tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 384 tỷ đồng, tăng gần 69 lần so với năm 1991.

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, tiếp cận đến các làng, xã vùng sâu, vùng xa; khối lượng hàng hoá lưu thông nhiều chiều, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhân dân; năm 1991 đạt 6,3 tỷ đồng; năm 2010 đạt 326 tỷ đồng tăng gấp 50 lần so với ngày đầu thành lập huyện.

Hoạt động ngân hàng phát triển đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của nhân dân; trước năm 1991, tổng dư nợ toàn huyện chỉ đạt 500 triệu đồng; tính đến

tháng 6 năm 2011 trên địa bàn huyện có 8 phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng hoạt động, với tổng mức dư nợ tín dụng 1.500 tỷ đồng, đã góp phần vào phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện.

Năm 1994, huyện mới có điện lưới quốc gia. Hiện nay, toàn huyện có183/183 thôn, làng, tổ dân phố của 15 xã, thị trấn có điện, với 95% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Về thuỷ lợi, năm 1981 huyện có 02 công trình thuỷ lợi Bờ Ngoong và Ia Glai đảm bảo tưới trên 300 ha; giai đoạn 2001-2010 đầu tư và nâng cấp 57 công trình, đảm bảo tưới cho hơn 10.000 ha cây trồng các loại. Đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi Ia Ring năng lực tưới hơn 2.000 ha cây trồng các loại. Sau khi chia tách huyện toàn huyện có 46 công trình, năng lực tưới hơn 9.460 ha cây trồng các loại.

2.2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng Hồ tiêu Chư Sê

Diện tích trồng tiêu của huyện Chư Sê có khoảng 2.500 ha, trong đó, diện tích tiêu thu hoạch khoảng 2.300 ha. Sản lượng thu hoạch hằng năm ước đạt 8.000 – 10.000 tấn, chiếm khoảng 35 – 40% sản lượng của tỉnh và từ 8 -9% sản lượng cả nước. Nhiều vườn tiêu già cỗi sau nhiều năm khai thác và tiêu bị nhiễm bệnh chết làm giảm diện tích, tuy nhiên do giá tiêu tăng liên tục trong mấy năm qua, đã gia tăng diện tích trồng mới. Điều đáng mừng là đến nay vùng trồng tiêu của huyện nhà đã có nhiều nông dân sản xuất giỏi, tạo được vườn tiêu phát triển bền vững, ít sâu bệnh cho năng suất, chất lượng cao, đạt trung bình 5-6 tấn/ha và cao là 7-10 tấn/ha, cá biệt trên 10 tấn/ha. Họ đã trở thành những tấm gương điển hình, được nhiều bà con từ các nơi đến học hỏi để áp dụng kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây Hồ tiêu theo hướng hữu cơ, sinh học để tạo được vườn tiêu sạch bệnh, phát triển bền vững.

Đặc biệt, Hồ tiêu Chư Sê hội đủ các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất kết hợp với biện pháp canh tác nghiêm ngặt, phát triển theo hướng sản xuất bền vững nên Hồ tiêu Chư Sê có những đặc tính riêng biệt: kích cỡ hạt lớn, dung trọng cao bình quân đạt 570gr/lit, có vị thơm và độ cay đặc trưng so với các vùng trồng tiêu khác, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có vi khuẩn Ecoli, Samonella, không có độc tố Aflatoxin, các dư lượng độc hại như Nitrat, các loại thuốc bảo vệ thực vật,...phù hợp với các thị trường khó tính như Âu, Mỹ, Nhật Bản,...

Với ưu thế đó, những năm qua, cùng với ngành hàng Hồ tiêu Việt Nam, sản phẩm Hồ tiêu của Chư Sê đã có mặt ở trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữ vị trí đứng đầu thế giới và bỏ qua các đối thủ có nghề trồng Tiêu lâu đời như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Malaysia. Và sau gần 4 năm triển khai, ngày 28/12/2007, hồ tiêu Chư Sê đã được công bố chính thức Thương hiệu, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền Nhãn hiệu tập thể Hồ tiêu Chư Sê số: 86138 cho hàng ngàn hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh Hồ tiêu Chư Sê, điều này đã mở ra triển vọng mới cho người sản xuất.

Năm 2012, ngành Hồ tiêu trên địa bàn huyện đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước hơn 35 tỷ đồng/95 tỷ đồng chỉ tiêu thu ngân sách từ thuế VAT các mặt hàng nông sản. Ước tính vụ mùa năm 2013 sản lượng Hồ tiêu trên toàn huyện khoảng gần 7.581,7 tấn tương đương với gần 1.000 tỷ đồng. Đây chính là một nguồn thu quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện Chư Sê.

Tuy nhiên, hiện nay giá Hồ tiêu Chư Sê bán ra vẫn tương đương với giá các loại tiêu khác trên thị trường, điều này chính là một thiệt thòi lớn cho người trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng hồ tiêu Chư Sê.

Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

- Thiên nhiên ưu đãi, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây Hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt.

- Mô hình kinh tế nông hộ phù hợp với việc sản xuất Hồ tiêu, đạt hiệu quả kinh tế cao, sử dụng được nguồn lao động dồi dào. Nông dân chăm chỉ cần cù, có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật cao như cây Tiêu.

- Diện tích lớn, tập trung dễ dàng trong việc quản lý vùng nguyên liệu. Quỹ đất cho phép mở rộng diện tích Hồ tiêu.

Có nhiều công ty thu mua và chế biến nông sản đứng chân trên địa bàn huyện.

Khó khăn

Các hộ sản xuất chủ yếu bán nguyên liệu thô theo từng lô lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng xuất khẩu chủ yếu ở dạng sản phẩm mới qua sơ chế không hề dán nhãn mác. Vì vậy nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê ít được tiếp xúc trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Chưa xây dựng một quy trình kỹ thuật chung và nhiều chủ vườn cũng chưa thực hiện tốt việc canh tác Hồ tiêu theo hướng hữu cơ và bền vững nên chất lượng của sản phẩm không đồng đều, dịch hại như: Rệp sáp hại rễ, tuyến trùng, các loại nấm bệnh gây héo chết nhanh, vàng lá chết chậm, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bền vững của vườn Tiêu.

Giá cả không ổn định, phụ thuộc vào khả năng xuất nhập khẩu của thị trường thế giới.

2.2.2 Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê

Từ tình hình thực tế của địa phương, cần phải có một tổ chức xã hội nghề nghiệp về hồ tiêu nhằm làm cầu nối giữa 04 nhà, điểm đến của các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế cho ngừơi trồng tiêu và là tổ chức quản lý, hướng dẫn sản xuất và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê.

Theo nguyện vọng của những người trồng tiêu và được sự cho phép của UBND huyện Chư Sê, Ban vận động thành lập Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê ra đời và sau gần 01 năm hoạt động, Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê được thành lập theo Quyết định số 292/QĐ- UBND ngày 06/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó, ngày 06/9/2008 được sự cho phép của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê, Ban vận động tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê với tổng số là 1.460 hội viên.

Bộ máy hoạt động của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê:

Tên đơn vị: Hiệp hội hồ tiêu huyện Chư Sê

- Địa chỉ liên hệ: Khu hành chính huyện Chư Sê, 761 Hùng Vương, Thị trấn Chư Sê, Huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai.

- Điện thoại: 0593.51.67.67 - 0593.516.527 Hotline: 0995.848.858

- Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổng số 1580 hội viên của 14 chi hội trực thuộc, được thành lập theo quyết định số: 292/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội gồm:

- Thành phần ban lãnh đạo gồm: 1chủ tịch, 5 phó chủ tịch …

Với chức năng là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hiệp hội có trách nhiệm thực hiện việc liên kết “Bốn nhà” (Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý) để thực hiện các nhiệm vụ chính là:

+ Giữ vững và phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu theo hướng thâm canh, nâng

cao chất lượng sản phẩm và vườn cây phát triển bền vững.

+ Tìm hiểu và thông tin về thị trường, giá cả để hội viên, nông dân nắm được bán được đúng lúc và đúng giá sản phẩm của mình.

+ Tổ chức quản lý, hướng dẫn cho nhân dân sản xuất, quảng bá và bảo vệ Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê.

- Phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ thực hiện đề án quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê.

- Phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên xây dựng các mô hình ICM từ năm 2009-2012 để xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn sản xuất hồ tiêu bền vững tại địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ Gia Lai xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm bằng béc phun mưa và mô hình trồng tiêu trên trụ sống (cây keo dậu).

- Phối hợp với các Viện, Trường, các đơn vị phân bón làm các mô hình trình diễn phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhất. từ đó, nhân rộng các mô hình hiệu quả như trồng tiêu trên trụ sống, trồng lạc dại, tưới nước tiết kiệm,…mang lại hiệu quả tốt nhất cho bà con nông dân trồng tiêu.

- Đã hỗ trợ tổ chức để hình thành được 02 dự án thuộc dự án cạnh tranh nông nghiệp: sản xuất hồ tiêu theo hứơng bền vững tại Chư Pơng và nhà máy chế biến tiêu sọ Al Bă - Kông H’Tok với tổng giá trị hơn 20 tỷ đồng trong đó vốn hỗ trợ không hoàn lại hơn 12 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả sẽ lớn hơn là thông qua dự án này người dân sẽ được tiếp thu một số công nghệ mới về trồng chăm sóc vườn tiêu theo hướng bền vững, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và đoàn kết hỗ trợ nhau trong làm ăn, liên minh với doanh nghiệp để ổn định đầu ra, tăng giá trị sản phẩm hồ tiêu, tăng thu nhập. Đây là tiền đề để tổ chức cho nông dân sản xuất hồ tiêu theo

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 50)