Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 33)

Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp những liên tưởng mà tổ chức muốn xây dựng và giữ gìn trong suy nghĩ của khách hàng thông qua sản phẩm (chủng loại, đặc tính, chất lượng và giá trị sản phẩm, cách sử dụng, người sử dụng và nguồn gốc sản phẩm), tổ chức (những giá trị văn hóa hay triết lý kinh doanh), con người (hình ảnh nhân viên, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài) và biểu tượng (tên gọi, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, hình tượng, kiểu dáng và mẫu mã).

Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày.Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của tổ chức là lớn, tính chuyên nghiệp là cao đối với khách hàng và công chúng.

Lý do để tổ chức cần có hệ thống nhận diện thương hiệu:

- Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng: Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ thống nhận diện thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và

cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

- Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng: Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà thương hiệu mang đến cho họ.

- Tác động vào giá trị tổ chức: Tạo cho thành viên của tổ chức niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư. Danh tiếng của thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của tổ chức. Thành công của một thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu, nó làm cho giá trị thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.

- Tạo niềm tự hào cho nhân viên.

- Tạo lợi thế cạnh tranh: Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá cả, thanh toán, vận tải,…

- Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi:Vai trò hiệu quả, hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với khách hàng và công chúng.

Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

- Bước 1: Nghiên cứu – Phân tích và lập chiến lược thương hiệu. Một dự án

xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn bắt đầu bằng những nghiên cứu về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng từ đó những ý tưởng sáng tạo được hình thành, như: Thuộc tính thương hiệu (bao gồm tên gọi , biểu tượng (logo), màu sắc đặc trưng , kiểu chữ, bố cục và các yếu tố khác); Lợi ích thương hiệu (bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng); Niềm tin thương hiệu (là những lý do mà người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng thương hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên); Tính cách thương hiệu (là tính cách, vẻ ngoài

của thương hiệu); Tính chất thương hiệu (tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được sử dụng như khẩu quyết tiếp thị). Kết quả cuối cùng của bước 1 là định hướng chiến lược của dự án. Tất cả những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp,.. đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất dự án.

- Bước 2: Thiết kế. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với

khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.

- Bước 3: Thực hiện công việc đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện. - Bước 4: Áp dụng hệ thống nhận diện.

(Nguồn: Lanta Brand)

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)