Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 55)

Từ tình hình thực tế của địa phương, cần phải có một tổ chức xã hội nghề nghiệp về hồ tiêu nhằm làm cầu nối giữa 04 nhà, điểm đến của các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tế cho ngừơi trồng tiêu và là tổ chức quản lý, hướng dẫn sản xuất và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê.

Theo nguyện vọng của những người trồng tiêu và được sự cho phép của UBND huyện Chư Sê, Ban vận động thành lập Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê ra đời và sau gần 01 năm hoạt động, Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê được thành lập theo Quyết định số 292/QĐ- UBND ngày 06/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó, ngày 06/9/2008 được sự cho phép của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê, Ban vận động tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê với tổng số là 1.460 hội viên.

Bộ máy hoạt động của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê:

Tên đơn vị: Hiệp hội hồ tiêu huyện Chư Sê

- Địa chỉ liên hệ: Khu hành chính huyện Chư Sê, 761 Hùng Vương, Thị trấn Chư Sê, Huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai.

- Điện thoại: 0593.51.67.67 - 0593.516.527 Hotline: 0995.848.858

- Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổng số 1580 hội viên của 14 chi hội trực thuộc, được thành lập theo quyết định số: 292/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.

Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội gồm:

- Thành phần ban lãnh đạo gồm: 1chủ tịch, 5 phó chủ tịch …

Với chức năng là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hiệp hội có trách nhiệm thực hiện việc liên kết “Bốn nhà” (Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý) để thực hiện các nhiệm vụ chính là:

+ Giữ vững và phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu theo hướng thâm canh, nâng

cao chất lượng sản phẩm và vườn cây phát triển bền vững.

+ Tìm hiểu và thông tin về thị trường, giá cả để hội viên, nông dân nắm được bán được đúng lúc và đúng giá sản phẩm của mình.

+ Tổ chức quản lý, hướng dẫn cho nhân dân sản xuất, quảng bá và bảo vệ Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê.

- Phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ thực hiện đề án quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê.

- Phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên xây dựng các mô hình ICM từ năm 2009-2012 để xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn sản xuất hồ tiêu bền vững tại địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ Gia Lai xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm bằng béc phun mưa và mô hình trồng tiêu trên trụ sống (cây keo dậu).

- Phối hợp với các Viện, Trường, các đơn vị phân bón làm các mô hình trình diễn phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhất. từ đó, nhân rộng các mô hình hiệu quả như trồng tiêu trên trụ sống, trồng lạc dại, tưới nước tiết kiệm,…mang lại hiệu quả tốt nhất cho bà con nông dân trồng tiêu.

- Đã hỗ trợ tổ chức để hình thành được 02 dự án thuộc dự án cạnh tranh nông nghiệp: sản xuất hồ tiêu theo hứơng bền vững tại Chư Pơng và nhà máy chế biến tiêu sọ Al Bă - Kông H’Tok với tổng giá trị hơn 20 tỷ đồng trong đó vốn hỗ trợ không hoàn lại hơn 12 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả sẽ lớn hơn là thông qua dự án này người dân sẽ được tiếp thu một số công nghệ mới về trồng chăm sóc vườn tiêu theo hướng bền vững, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và đoàn kết hỗ trợ nhau trong làm ăn, liên minh với doanh nghiệp để ổn định đầu ra, tăng giá trị sản phẩm hồ tiêu, tăng thu nhập. Đây là tiền đề để tổ chức cho nông dân sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP.

- Hàng năm bộ phận thường trực của Hiệp hội về họp với các hội viên để chia sẻ những tiến bộ kỹ thuật mới, những giải pháp kỹ thuật cụ thể trong việc chọn giống, nhân giống, trồng, chăm sóc phòng và trừ sâu bệnh hại đồng thời cũng qua đó để học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm thành công, những cách làm hay của những hội viên sản xuất có kết quả cao, có vườn tiêu đẹp để chuyển tải lại cho các hội viên mới chưa có kinh nghiệm sản xuất.

- Văn phòng Hiệp hội nắm bắt thông tin trên mạng và các nguồn thông tin tổng hợp hàng ngày và thông tin báo giá cụ thể của các doanh nghiệp tại địa phương để báo giá hàng ngày qua hệ thống trả lời tự động để hội viên biết nhằm tránh việc hội viên bán hàng bị ép cấp, ép giá và khuyến cáo những việc cần làm theo từng thời điểm để hội viên là nông dân biết thực hiện việc chăm sóc vườn tiêu của mình kịp thời và đạt kết quả.

- Năm 2012, ngành hồ tiêu trên địa bàn huyện đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước hơn 35 tỷ đồng/95 tỷ đồng chỉ tiêu thu ngân sách từ thuế. Ước tính vụ mùa 2012- 2013 sản lượng hồ tiêu trên toàn huyện khoảng hơn 9.000 tấn tương đương với 1.200 tỷ đồng. Đây chính là nguồn thu lớn thứ hai (sau cao su) trong vấn đề làm giàu xã hội, góp phần đưa huyện Chư Sê phát triển ở một tầm cao hơn.

Lãnh đạo Hiệp hội, Thường trực Hiệp hội thường xuyên tham dự các Hội nghị các buổi tập huấn do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Gia lai, sở Khoa học công nghệ…tổ chức và cũng đã tham gia đóng góp được nhiều ý kiến kiến cho các nội dung của các chương trình liên quan đến phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam và Hồ tiêu Chư Sê. Ngoài ra, thường trực Hiệp hội cũng đã thường xuyên tham gia cùng với đoàn Khảo sát tình hình, kết quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông thị trường, giá cả Hồ tiêu tại vùng trồng Tiêu trọng điểm trên cả nước. Trên cơ sở đó, Hiệp hội có thêm nhiều thông tin phong phú và hữu ích giúp cho hội viên có thêm nhiều kinh nghiệm sản xuất tốt và công tác dự báo, định hướng kế hoạch kinh doanh chế biến, xuất khẩu Hồ tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Hồ tiêu cho các niên vụ mới.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 55)