Thứ nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cần phát huy cao độ đúng nhiệm vụ chính của mình là cầu nối kết hợp chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà Nông, Nhà Khoa học, Nhà Nước và Nhà doanh nghiệp.
Mục tiêu chính của Hiệp hội: Hiệp hội tổ chức và tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức khác có hoạt động liên quan đến ngành Hồ tiêu nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước.
Các nhiệm vụ Hiệp hội cần hoàn thành:
- Hiệp hội giúp đỡ, hỗ trợ Hội viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất – kinh doanh; trong đàm phán và thỏa thuận với đối tác ngoài Hiệp hội.
- Thu thập các báo cáo và tài liệu, số liệu thống kê về các hoạt động sản xuất – kinh doanh; theo dõi, nắm bắt và dự báo thị trường trong nước và quốc tế để đưa ra các giải pháp phối hợp các hoạt động của các Hội viên. Tạo ra sự nhất trí hành động nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích Hội viên và lợi ích quốc gia.
- Trao đổi thông tin và chuyển giao kiến thức chuyên môn, khoa học công nghệ và thị trường có liên quan đến sản xuất kinh doanh cho các Hội viên.
- Nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chế biến kinh doanh hồ tiêu, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội viên tiếp nhận các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế, tiếp xúc với các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng đầu tư phục vụ ngành hàng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Xây dựng qui cách tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tạo sự đồng đều, đảm bảo uy tín chất lượng hàng hóa trên thị trường theo sự phân công và ủy quyền của Nhà nước.
- Tập hợp, phản ánh nguyện vọng của Hội viên để kiến nghị Nhà nước xây dựng, sửa đổi và bổ sung các chính sách và cơ chế quản lý, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các Hội viên hoạt động có hiệu quả.
- Đề ra các nguyên tắc để Hội viên áp dụng nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cùng ngành hàng thực hiện tốt.
- Thực hiện viêc hòa giải các tranh chấp giữa các Hội viên hoặc giữa các Hội viên với các đối tác ngoài Hiệp hội, ngăn ngừa và giảm thiểu các vụ khiếu kiện lên cơ quan tư pháp và hành pháp Nhà nước.
- Ra quyết định kết nạp Hội viên mới và quyết định khai trừ Hội viên theo Điều lệ của Hiệp hội.
- Khi thị trường có đột biến về giá, tổ chức kịp thời hội nghị Hội viên để bàn thống nhất về khung giá hàng hóa: giá sàn, giá trần, mua vào, bán ra áp dụng cho các doanh nghiệp Hội viên.
Hiệp hội hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ trên là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, Hồ tiêu Việt Nam và sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam.
Thứ hai, Làm đầu mối kết nối doanh nghiệp – nông dân trồng tiêu để tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng liên kết hay còn gọi là cánh đồng mẫu lớn để sản xuất bền vững, tăng hiệu quả, chất lượng, ổn định đầu ra và tăng thu nhập cho người trồng tiêu và doanh nghiệp.
Sản xuất cánh đồng mẫu lớn có sự liên kết của 4 nhà là một chủ trương lớn của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay. Một ví dụ điển hình là việc áp dụng mô hình cánh đồng liên kết trong sản xuất lúa ở Hợp tác xã Tân Tiến tỉnh Đồng Tháp. Việc xây dựng và phát triển cánh đồng liên kết canh tác theo hành trình cây lúa khỏe ở hợp tác xã Tân Tiến được các xã viên rất đồng tình bởi ở đây bà con được hỗ trợ kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất theo quy trình hành trình cây lúa khỏe do tập thể cán bộ kỹ thuật của công ty Hóa Nông Lúa Vàng đăng ký bảo hộ. Bước đầu dự án cánh đồng liên kết được xã viên Hợp tác xã Tân Tiến tham gia với diện tích 100 ha từ vụ sản xuất lúa hè thu 2013. Với mô hình này, Hợp tác xã Tân Tiến là hạt nhân của sự liên kết với các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà khoa học. Và qua thực tế sản xuất mô hình đã khẳng định sự hiệu quả, lợi nhuận của bà con tăng lên nhờ tăng năng suất và giảm chi phí, quy trình canh tác tốt; mô hình liên kết được sự đồng thuận của nông dân, giúp nông dân tiêu thụ lúa thuận lợi hơn.
Vụ lúa hè thu 2013, mô hình cánh đồng liên kết canh tác theo quy trình hành trình cây lúa khỏe của công ty Hóa nông lúa Vàng cũng đã được triển khai ở Sóc Trăng với diện tích 400 ha. Qua mô hình liên kết cho thấy: đã giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 4 triệu đến 6 triệu đồng/ha từ việc tăng thêm năng suất và giảm chi phí công phun xịt thuốc, sử dụng thuốc hiệu quả.
Từ những kết quả trên và thuận lợi vốn có của vùng nguyên liệu tiêu Chư Sê nên cần thiết thực hiện cánh đồng liên kết trong sản xuất hồ tiêu ở huyện Chư Sê nhằm đem lại lợi ích cho cả người trồng tiêu và doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu.
Tiểu kết chương 3
Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu hồ tiêu Chư Sê trong thời gian tới, luận văn đã phát triển các nhóm giải pháp cho bốn đối tượng cơ bản đó là:
- Nhóm giải pháp đối với Nhà nông trồng tiêu: có tám giải pháp. - Nhóm giải pháp đối với Nhà máy (doanh nghiệp): 5 giải pháp. - Nhóm giải pháp đối với các Nhà khoa học: 4 giải pháp.
- Nhóm giải pháp đối với Nhà nước: 3 giải pháp.
Trên cơ sở đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Hồ Tiêu Chư Sê trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Thị trường hồ tiêu thế giới đang phát triển mỗi ngày và Hồ tiêu Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu hơn 10 năm qua. Nói đến hồ tiêu Việt Nam thì không thể bỏ qua Hồ tiêu Chư Sê – Gia Lai. Đây là vùng đất thích hợp nhất thế giới để phát triển cây hồ tiêu. Bởi cây tiêu trồng ở đất này cho năng suất, chất lượng cao nhất (dung trọng cao nhất, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế Việt Nam) và có mùi vị đặc trưng cay nồng hơn tiêu được trồng ở những vùng đất khác. Và cây hồ tiêu cũng là cây trồng trọng điểm của huyện Chư Sê – Gia Lai đã từng bước đưa đồng bào Tây Nguyên thoát nghèo và tiến xa hơn trên con đường làm giàu.
Tuy nhiên, đến nay thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến, giá cả vẫn ngang bằng với giá hồ tiêu được trồng ở những vùng khác. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê đến được tận tay người tiêu dùng trong nước và thế giới để từng bước nâng cao vị thế ở cả thị trường tiêu trong nước và thế giới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, qua luận văn cao học “Xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê” tôi muốn phân tích tình hình thực trạng của thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, đưa ra các chính sách, chiến lược, giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, phát triển ngành hồ tiêu Chư Sê, đem lại lợi ích cao hơn cho người trồng tiêu và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm Hồ tiêu Chư Sê.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về xây dựng thương hiệu; Chương 2: xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê; Chương 3: Đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Tuy nhiên do bản thân còn hạn chế về kiến thức, thời gian, quy mô nghiên cứu,… lý luận trong luận văn còn nhiều hạn chế rất mong được Thầy, Cô và các chuyên gia chỉ bảo thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (2007), Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt từ nay đến năm
2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê- Hoàng Phước Bính, Báo
cáo kết quả sản xuất niên vụ 2008 – 2009 và định hướng niên vụ 2009 – 2010, Báo cáo
sản xuất mùa vụ 2009 – 1010 và đánh gía chung mùa vụ 2010 – 1011, Báo cáo hoạt động của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê năm 2010 và chương trình công tác của Hiệp hội năm 2011, Báo cáo sản xuất mùa vụ 2010 – 1011 và đánh gía chung mùa vụ 2011 – 1012, Báo cáo sản xuất mùa vụ 2012 – 2013, báo cáotổng kết nhiệm kỳ I (2008 - 2013)
và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ II (2013 – 2018), Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê.
3. Hội nghị phát triển Hồ tiêu bền vững năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn – Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam.
4. TS Trương Đình Chiến (2005), Quản trị thương hiệu hàng hóa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê.
5. ThS Lê Chí Công (2009), Bài giảng Quản trị chiến lược, Trường Đại học Nha Trang.
6. Chương trình xây dựng và quảng bá Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, Hiệp hội
Hồ tiêu Việt Nam.
7. Báo cáo cuộc họp Ban chấp hành Quý III/2013,các Báo cáo hàng quý, năm,
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam.
8. Báo cáo hàng quý, hàng năm, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê.
9. Nguyễn Thanh Hồng (2003), Tài liệu tập huấn về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục sở hữu trí tuệ.
10. Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê - Nguyễn Văn Lành (2011), Bài tham luận về xây dựng và phát triển Hồ tiêu Chư Sê trở thành
thương hiệu mạnh trên thương trường quốc tế, Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê.
11. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 12. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong
13. Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ (tài liệu hướng dẫn dành cho các
doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ), Trung tâm thương mại Quốc Tế - Tổ chức Sở
hữu Trí tuệ Thế Giới.
14. Võ Tấn Tài (2008), Xây dựng và phát triển thương hiệu nước uống tinh
khiết Sapuwa từ nay đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ
Chí Minh.
15. Nhóm ngành XH1a, Xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam, Công trình tham gia cuộc thi: Sinh viên nghiên cứu khoa học
PHỤ LỤC 01
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN NGƯỜI TRỒNG TIÊU
Kính thưa quý vị!
Tôi là Nguyễn Thị Thúy, địa chỉ: Thôn Iasa – xã H’Bông – Chư Sê – Gia Lai, hiện tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ đề tài: “Xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê”. Vì vậy tôi xây dựng bảng câu hỏi này để thăm dò ý kiến của quý vị nhằm mục đích xây dựng những chiến lược và giải pháp hữu hiệu phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Hồ Tiêu Chư Sê. Những ý kiến đóng góp của Quý vị sẽ là những thông tin quý báu để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý vị vì sự phát triển chung của ngành Hồ tiêu Chư Sê. Tôi xin cam đoan những thông tin của quý vị chỉ phục vụ cho việc hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn!
Xin khoanh tròn vào các đáp án mà quý vị chọn, hoặc ghi tiếp vào chỗ trống nếu quý vị có ý kiến khác những ý đã nêu ở mỗi câu hỏi
1. Quý vị có từng biết đến “Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê” chưa?
a) Có b) Chưa
2. Nếu đáp án câu 1 là “Có” thì biết đến từ nguồn thông tin nào? a) Báo, đài, tivi, internet b) Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê
c) Nghe từ người khác d) Nguồn khác:……….
3. Quý vị có cảm thấy tự hào về “Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê” không?
a) Có b) Không
4. Theo Quý vị “Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê” có đem lại lợi ích cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiêu của Quý vị không?
a) Có b) Không
Nếu câu trả lời là “Có” thì xin Quý vị vui lòng cho biết lợi ích cụ thể là gì ? ... ...
5. Quý vị có thường xuyên cập nhật tin tức về giá tiêu trên thị trường không?
a) Có b) Không
Nếu câu trả lời là “Có” thì Quý vị cập nhật tin tức từ đâu? a) Báo, đài, tivi, internet b) Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê
c) Nghe từ người khác d) Nguồn khác:……….
6. Quý vị có trữ tiêu đợi khi giá lên mới bán ra không?
a) Có b) Không
7. Theo dự đoán của Quý vị giá tiêu ở giai đoạn nào trong năm sẽ lên cao nhất?
a) Quý I b)Quý II c) Quý III d) Quý IV
8. Quý vị có sẵn sàng đóng góp công sức hoặc tiền cho việc xây dựng và phát triển “Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê” không?
a) Có b) Không
9. Quý vị có phải là hội viên của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê không?
a) Có b) Không
10. Câu hỏi về nhân khẩu: Quý vị vui lòng điền những thông tin dưới đây:
- Độ tuổi của Quý vị: ...
- Học vấn:
a) Tiểu học b) Trung học cơ sơ c) Trung học phổ thông
d) Trung cấp, cao đẳng hoặc đại học e) Sau đại học
f) Khác: ...
- Khu vực sinh sống: (Xã, thị trấn nào?)
PHỤ LỤC 02
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CHUYÊN GIA CỦA DOANH NGHIỆP
Kính thưa Quý Công ty!
Tôi là Nguyễn Thị Thúy, địa chỉ: Thôn Iasa – xã H’Bông – Chư Sê – Gia Lai, hiện tôi đang thực hiện luận văn thạc sỹ đề tài: “Xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê”. Vì vậy tôi xây dựng bảng câu hỏi này để thăm dò ý kiến của Quý Công ty nhằm mục đích xây dựng những chiến lược và giải pháp hữu hiệu phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Hồ Tiêu Chư Sê. Những ý kiến đóng góp của Quý Công ty sẽ là những thông tin quý báu để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Công ty vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Chư Sê nói riêng và sự phát triển chung của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Tôi xin cam đoan những thông tin của Quý Công ty chỉ phục vụ cho việc hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn!
Xin khoanh tròn vào các đáp án mà quý vị chọn, hoặc ghi tiếp vào chỗ trống nếu quý vị có ý kiến khác những ý đã nêu ở mỗi câu hỏi
1. Quý Công ty có mua mặt hàng hồ tiêu được sản xuất ở huyện Chư Sê – Gia Lai không?
a) Có b) Không
Nếu có thì Quý Công ty thường mua dạng nào?
a) Nguyên liệu thô b) Đã qua sơ chế c) Sản phẩm đã qua chế
biến và đóng gói. d) Khác:………..
2. Quý Công ty thường xuất khẩu mặt hàng Hồ tiêu ở dạng nào?
a) Nguyên liệu thô b) Đã qua sơ chế c) Sản phẩm đã qua chế
biến và đóng gói. d) Khác:………..
3. Quý Công ty có dùng nhãn hiệu “Hồ tiêu Chư Sê” cho sản phẩm Hồ tiêu mà quý Công ty bán ra thị trường trong và ngoài nước không?
4. Quý Công ty vui lòng cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Hồ tiêu Chư Sê.