Một là, Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê và các Doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu hồ tiêu tiến hành công tác quảng bá thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam và Hồ tiêu Chư Sê ở cả thị trường trong nước và quốc tê bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Tham gia các Hội chợ triển lãm; Hội chợ thương mại, tham gia hoặc thực hiện các lễ hội, kết hợp với du lịch, văn hóa,…
Ngày nay hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến món ăn Hàn Quốc, thời trang Hàn Quốc, nhạc Hàn,….Vậy từ đâu Hàn Quốc có thu được nhiều thành công đến như vậy, đó chính là nhờ sự phát triển của văn hóa, gắn thương hiệu với văn hóa, thông qua văn hóa để xây dựng thương hiệu. Vậy Hồ tiêu Việt Nam, Hồ tiêu Chư Sê có thể thông qua văn hóa để quảng bá đến bạn bè quốc tế không ? Điều này cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước, đài truyền hình, phát thanh, báo chí, các nhà văn,….Ngoài việc tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại,….thì cần đưa hình ảnh sản phẩm tiêu Chư Sê vào các bộ phim gần gũi với đời sống người dân, vào các làn thơ, lời ca, tiếng hát,….và kết hợp quảng bá sản phẩm Hồ tiêu Chư Sê với du lịch văn hóa Tây Nguyên.
Hai là, Hỗ trợ về tài chính thông qua các chi nhánh ngân hàng với lãi suất thấp để tăng khả năng trữ tiêu ở cả doanh nghiệp và người trồng tiêu để giảm việc cung tiêu quá nhiều vào mùa thu hoạch khiến giá tiêu trên thị trường xuống thấp gây thiệt hại cho người trồng tiêu, doanh nghiệp và cả nhà nước.
Những năm gần đây, giá tiêu thường lên cao nhất vào quý 3 của năm, đúng giáp mùa thu hoạch, thế nhưng đến mùa thu hoạch tầm tháng 2, tháng 3 âm lại là thời điểm giá tiêu thấp nhất trong năm, giá chênh lệch từ mức cao nhất đến thấp nhất dao động trong khoảng 10 đến 30.000/kg.
Ngày nay hiểu biết người nông dân ngày càng cao, họ biết dự đoán giá cả thị trường, biết lựa chọn thời điểm bán hàng phù hợp. Thế nhưng “cái khó bó cái khôn” người trồng tiêu biết rõ nên bán hàng ở thời điểm nào là tốt nhưng mùa thu hoạch cũng là lúc họ phải trả các khoản nợ từ đầu tư cho cây tiêu vì vậy, mặc dù biết bán ở thời điểm đó sẽ thiệt hại nhưng họ vẫn phải chấp nhận. Doanh nghiệp cũng vẫn, họ cũng muốn găm hàng nhưng phải tùy tình hình tài chính của Công ty. Nếu có sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng thương mại thì việc người nông dân trồng tiêu ở Việt Nam và doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có thể điều tiết lượng cung hàng từ đó điều tiết giá cả thị trường.
Ba là, Quy định giá sàn tiêu để ổn định thị trường, tránh đầu cơ.
Tiêu là mặt hàng có giá biến động từng ngày và biến động ở mức cao nhưng lại chưa có quy định về giá sàn, giá trần. Đây chính là khe hở trong ngành Hồ tiêu Việt Nam dễ dẫn tới tình trạng đầu cơ kiếm lời. Vụ đầu cơ tiêu, cà phê ở Tây Nguyên từ những năm 2001-2002 đã làm điêu đứng hàng ngàn hộ nông dân trồng tiêu, cà phê, hàng trăm ha cà phê, tiêu bị phá bỏ, nhiều hộ đã vỡ nợ vì các khoản đầu tư vào vườn cà phê, tiêu. Đây chính là bài học xương máu cho ngành Hồ tiêu Việt Nam, các cấp chính quyền cần nhanh chóng xây dựng mức giá sàn, giá trần cho sản phẩm Hồ tiêu Việt Nam để góp phần phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn Việt Nam.