Văn hóa gắn liền với Hồ tiêu Chư Sê – Gia Lai

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 65)

Cây hồ tiêu ở Tây Nguyên không những đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo mà còn giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Tính đến nay chỉ hơn hai mươi năm khi lần đầu tiên cây hồ tiêu có mặt ở Chư Sê, vậy mà nó đã tạo ra những tỷ phú nông dân ở vùng cao này và tạo động lực cho thế hệ trẻ lao động hăng say, không ngừng vươn lên. Minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển kinh tế của huyện Chư Sê – Gia Lai đó chính là các công trình nhà văn hóa, công viên, nhà Rông phục vụ cho đời sống văn hóa của người dân tộc ngày càng được xây dựng một cách quy mô. Bên cạnh đó đời sống văn hóa của người dân cũng được nâng lên rõ rệt. Nếu quý vị có thể lên thăm vùng đất này cách đây 13 năm thì sẽ thấy được sự đổi thay vượt bậc ở đời sống của người dân. Chỉ mới hơn mười năm mà làng bản đã đổi thay rõ rệt, trên 50% các hộ gia đình đã có những căn nhà xây khang trang thay cho nhà ván mục nát trước đây.

Vậy có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của cây Hồ tiêu cho sự phát triển của Chư Sê – Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Nếu công tác xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê có thể gắn liền với công tác xây dựng văn hóa, du lịch của địa phương thì chắc chắn sẽ thu gặt được thành công ngoài mong đợi trong tương lai. Tương tự như kiểu người ta nhắc tới hoa Anh đào thì nhớ tới đất nước Nhật Bản, vậy chúng ta cũng có thể khiến cho Chư Sê – Gia Lai có thể nổi tiếng nhờ cây hồ tiêu.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu hồ tiêu chư sê – gia lai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)