2.2.1. Tài nguyên nước mưa
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tiếp giáp với biển Đông khu vực tỉnh Khánh Hoà có điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước khá phong phú và đa dạng, nhưng cũng có nhiều thiên tai do bão, lũ lụt và hạn hán gây ra.
Có năm mưa nhiều nhất khoảng 2.486mm, tương ứng với 12,9km3/năm, cao hơn rất nhiều so với lượng mưa năm trung bình nhiều năm (khoảng 1.543mm tức 8,02 km3/năm). Đây là nguồn nước tương đối phong phú và là nguồn nước quan trọng để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất. Đồng thời, mưa cũng là nguồn cấp nước chủ yếu cho sông suối, ao hồ và nước dưới đất. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và 2/3 lãnh thổ đất liền là đồi núi, lượng mưa không những phân bố rất không đều trong tỉnh mà còn biến đổi mạnh mẽ theo thời gian.
2.2.1.1. Tình hình quan trắc và tài liệu mưa
Trong các lưu vực sông nội tỉnh và vùng lân cận có một số trạm quan trắc khí tượng, trong đo có quan trắc lượng mưa. Bao gồm các trạm Đá Bàn, Hòn Khói, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh.
Bảng 2.9: Danh sách các trạm đo mưa trên các lưu vực và vùng phụ cận
TT Tên Trạm Địa điểm trạm Thời gian quan trắc
1 Ninh Hòa Thị xã Ninh Hòa Từ năm 1997 đến nay
2 Hòn Khói Thị xã Ninh Hòa Từ năm 2008 đến nay
3 Nha Trang Thành phố Nha Trang Từ năm 1997 đến nay 4 Đồng Trăng Huyện Diên Khánh Từ năm 1997 đến nay 5 Cam Ranh Thành phố Cam Ranh Từ năm 1997 đến nay
2.2.1.2. Đặc trưng mưa
Lượng mưa trung bình nhiều năm vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa phân bố không đều theo không gian (bảng: 2.10). Lượng mưa giảm dần từ bắc vào nam, cao nhất ở vùng Ninh Hòa và thấp nhất là vùng Cam Ranh.
Bảng 2.10: Lượng mưa trung bình nhiều năm
Trạm Đá Bàn Hòn Khói Ninh Hòa Nha Trang Cam Ranh
Lượng mưa, mm 1487 1188 1434 1356 1187
Lượng mưa năm có sự biến động khá mạnh so với các yếu tố khí hậu khác, vùng nhiều mưa nhất và vùng ít mưa nhất chênh lệch nhau từ 400 - 800mm. Vùng núi cao phía tây có lượng mưa năm lớn hơn 2.000mm, là vùng mưa nhiều nhất ở Khánh Hòa, tiếp theo là các sườn núi cao đón gió phía tây nam với lượng mưa năm xấp xỉ 2.000mm. Nơi ít mưa nhất là vùng đồng bằng ven biển phía nam (lưu vực các sông Tà Rục, sông Cạn, suối Hành, suối Cát) mức xấp xỉ 1.200mm. Các vùng khác lượng mưa năm đạt từ 1.350 - 1.500mm. Nhìn chung, lượng mưa năm tăng theo độ cao địa hình từ đông sang tây, từ nam đến bắc ở đồng bằng, vùng núi thì ngược lại.
Bên cạnh đó tỉnh Khánh Hoà cũng có mùa khô kéo dài tới 8 tháng nên lượng nước bốc hơi cũng tương đối lớn khoảng 1.329mm tương ứng với 6,9km3/năm. Lượng nước này sẽ tạo thành dòng chảy tràn trên sông suối, ao hồ, và một phần ngấm vào lòng đất tạo thành dòng chảy ngầm.
Do lượng mưa năm không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân phối rất không đều trong năm và biến đổi theo mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 65 - 75% tổng lượng mưa năm. Mùa khô kéo dài 8 tháng, nhưng lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 25 - 35% tổng lượng mưa năm, có năm có nơi hàng 2 - 3 tháng liền không mưa hay mưa rất ít.
Từ đó có thể nhận thấy, tuy lượng mưa năm ở phần lớn các nơi khá phong phú, nhưng sự phân phối rất không đều trong năm là nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, nhưng lại gây ra lũ lụt trong mùa mưa lũ.
2.2.2. Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 10 năm trở lại đây, một số đặc trưng về dòng chảy có thay đổi, lượng mưa trung bình tăng từ 100 - 250mm/năm dẫn
đến tổng lượng dòng chảy tăng từ 4,58 tỷ m3 lên 5,08 tỷ m3. Trước năm 2000, Khánh Hòa có 4 tháng mùa lũ (từ tháng 9 đến 12), nay còn 3 tháng (tháng 10 đến 12), đồng nghĩa mùa kiệt dài hơn 1 tháng so với trước (tháng 1 đến 9). Các chuyên gia nhận định, toàn bộ nguồn nước trong tỉnh cả mùa mưa lẫn mùa khô đều có dấu hiệu hoặc có nguy cơ ô nhiễm sắt cao. Các tiểu lưu vực Bắc Vạn Ninh, Nam Vạn Ninh, Đá Bàn, Bắc sông Cái Nha Trang, Nam sông Cái Nha Trang, Bắc Cam Ranh có dấu hiệu và nguy cơ ô nhiễm NO3 về mùa khô; các tiểu lưu vực Nam Vạn Ninh, thượng sông Cái Ninh Hòa và Nam sông Cái Nha Trang bị ô nhiễm COD (nhu cầu ô xy sinh hóa) và TSS (chất rắn lơ lửng) [8].
Như đã biết, mưa là nguồn cung cấp chính của dòng chảy sông suối, cho nên sự biến đổi trong không gian và thời gian của dòng chảy sông suối phụ thuộc chủ yếu vào sự biến đổi trong không gian và thời gian của mưa. Do vậy lượng mưa năm, dòng chảy năm phân bố rất không đều trong lãnh thổ.
2.2.2.1. Tài nguyên nước lưu vực sông Cái Nha Trang
Do các phụ lưu chảy qua các lưu vực khác nhau trong đó có những tâm mưa lớn như tâm mưa Hòn Bà và lượng mưa bình quân năm lưu vực là 1.722mm. Dòng chảy sông cái Nha Trang dồi dào nhất so với các sông trong tỉnh Khánh Hoà. Hiện tại trên hệ thống sông Cái Nha Trang có các công trình thuỷ lợi sau: 9 hồ chứa nước lớn với dung tích 43,37 x 106m3. Trên các phụ lưu sông có nhiều vị trí có thể xây dựng các công trình điều tiết đảm bảo cho yêu cầu công nghiệp, sinh hoạt và đẩy mặn hạ lưu.
2.2.2.2. Tài nguyên nước sông Dinh Ninh Hoà
Trong lưu vực đã xây dựng 2 hồ chứa và đã đưa vào sử dụng từ lâu. Hiện tại trên sông Cái Ninh Hoà có 5 hồ chứa là hồ Đá Bàn, hồ Suối Trầu và hồ Suối Sim, hồ Eakrôngrou, hồ Hòn Khói với tổng lượng nước trữ khoảng 125,43 triệu m3. Ngoài ra, sông còn là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nước sinh hoạt cho nhân dân ven sông và thị trấn Ninh Hoà.
2.2.2.3. Lưu vực sông Đồng Điền - Vạn Ninh
Với lượng mưa bình quân nhiều năm của lưu vực là 1.615mm, nhưng do khả năng điều tiết của lưu vực kém nên lượng dòng chảy không dồi dào. Tại lưu vực không có trạm thuỷ văn nào. Dòng chảy năm phân phối không đều, lượng nước kiệt nhất rơi vào tháng 4 hoặc tháng 8 với lưu lượng kiệt nhất tháng là 0,27m3/s và lưu lượng ngày kiệt nhất là 0,20m3/s, lượng nước tập trung chủ yếu vào 4 tháng mùa lũ, từ tháng 9 đến
tháng 12, chiếm 70-80% tổng lượng nước cả năm. Có những năm nước nhiều, chiếm 85% phần lớn lượng nước này đều chảy ra biển nên rất lãng phí. Hiện nay trên sông Đồng Điền có 4 hồ chứa nhưng chỉ có hồ Hoa Sơn là có chứa lượng nước lớn khoảng 19,18 triệu m3.
2.2.2.4. Lưu vực sông Tô Hạp
Sông Tô Hạp chảy trên vùng núi cao, mưa tương đối lớn, thảm thực vật tương đối phong phú nên khả năng điều tiết lưu vực rất tốt, dòng chảy tương đối dồi dào. Do lưu vực có khả năng điều tiết tốt nên lượng dòng chảy phân bố tương đối đều nhưng kiệt nhất vẫn rơi vào tháng 4 hoặc tháng 8 với lưu lượng ngày kiệt nhất là 0,69m3/s và lưu lượng tháng kiệt nhất là 0,94m3/s. Mùa lũ chủ yếu tập trung vào 2 tháng 10 và 11.
Bảng 2.11: Tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Khánh Hoà
Số TT Tên sông, hồ Diện tích lưu vực km2 Lưu lượng bình quân m3/s Tổng lượng dòng chảy hiện tại
triệu m3
1 LV. Sông Cái Nha Trang 2.000 55,9 1760,00
1.1 Hồ Ba Dùi 1,5 0,18 1.2 Hồ Suối Mây 2.1 0,105 1.3 Hồ Am Chúa 13,7 4,69 1.4 Hồ Đồng Mộc 1,7 0,02 1.5 Hồ Đá Mài 3,4 0,65 1.6 Hồ Suối Dầu 120 32,23 1.7 Hồ Láng Nhớt 14 2,09 1.8 Hồ Cây Sung 7,3 1,89 1.9 Hồ Đồng Bò 3 0,71
2 LV. Sông Dinh Ninh Hòa 964 46,9 1480,0
2.1 Hồ Đá Bàn 60,74
2.2 Hồ Eakrôngrou 36,01
2.3 Hồ Suối Trầu 9,01
2.4 Hồ Hòn Khói 1,52
2.5 Hồ Suối Sim 3,19
3 Lưu vực Sông Đồng Điền 83 1,94 61,18
3.1 Hồ Hoa Sơn 44 19,18
3.2 Hồ Bà Bác 3,0 0,70
3.3 Hồ Cây Bứa 3,6 0,70
Số TT Tên sông, hồ Diện tích lưu vực km2 Lưu lượng bình quân m3/s Tổng lượng dòng chảy hiện tại
triệu m3
3.5 Hồ Đá Đen 11,5 1,20
3.6 Hồ Suối Luồng 6,2 0,60
4 Lưu vực sông Tô Hạp 298 9,23 291,11
4.1 Hồ Cam Ranh 59,4 22,49
4.2 Hồ Suối Hành 36,1 3,81
Tổng cộng 3.794,805
Nguồn: đánh giá hiện trạng các nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Như vậy tổng lượng nước mặt được sản sinh ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà khoảng 3.795 triệu m3. Lượng nước này được sử dụng cho nhu cầu sử dụng nước của con người, tưới tiêu, phát điện... và một phần dùng để tái tạo tài nguyên cho khu vực tỉnh Khánh Hoà [8].
2.2.3. Chất lượng nước trên các sông chính 2.2.3.1. Chất lượng nước trên các sông, suối 2.2.3.1. Chất lượng nước trên các sông, suối
Theo các kết quả quan trắc gần đây cho thấy chất lượng nước tại đầu nguồn các con sông còn khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu các con sông nơi đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thành phần hóa học trong nước các sông Khánh Hòa theo các tài liệu trước đây nhìn chung đều nằm trong phạm vi cho phép và đến nay chưa thấy hiện tượng ô nhiễm nước trên các sông chính (Phụ lục 01, 02), tuy nhiên theo các dấu hiệu và kết quả quan trắc gần đây của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa tại một số thủy vực đã bắt đầu có ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm sắt. Trong thời gian tới, cùng với sự đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nhiều khu kinh tế, xí nghiệp, nhà máy... sẽ hoạt động, liên quan đến việc sử dụng và thải nước ra sông, nên sử dụng các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sông là vấn đề cần được chú trọng.
Trên cơ sở các kết quả phân tích mẫu nước nêu trên, việc đánh giá chất lượng nước sông nội tỉnh Khánh Hòa được dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy các kết quả phân tích các mẫu nước hầu hết các chỉ tiêu đều thấp hơn giá trị theo Quy chuẩn cho phép.
Tuy nhiên có một số hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo kết quả phân tích nêu ở (phụ lục 01, 02) cho thấy hàm lượng sắt trong nước các sông suối nội tỉnh thường ở mức cao, một số sông đã vượt quá quy chuẩn cho phép. Hàm lượng sắt trong
nước các sông thuộc huyện Vạn Ninh (sông Tân Phước, sông Đồng Điền, sông Hiền Lương, suối Đồng Công) và Ninh Hòa (sông Tam Ích) đều cho kết quả vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,0 đến 1,5 lần. Nước các sông còn lại đều có hàm lượng sắt gần sát ngưỡng giá trị quy chuẩn cho phép như sông Lư Cẩm (0,89 mg/l), suối Cốc (0,87 mg/l), suối Hành (0,94 mg/l).
Phần lớn nước các sông suối nội tỉnh có hàm lượng BOD thấp, thường nhỏ hơn 6 mg/l (Quy chuẩn cho phép là 6 mg/l). Điều này chứng tỏ nước các sông suối còn tương đối sạch về mặt các chất ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên, nước sông Nước Ngọt, sông Đồng Bò, sông Tân Phước và sông Lư Cẩm về mùa mưa đã bị ô nhiễm BOD5 từ 7,0 mg/l (sông Lư Cẩm), 12,5 mg/l (sông Tân Phước), đến 33,9 mg/l (sông Đồng Bò) vượt 1,1 đến 5,7 lần so với giá trị quy chuẩn cho phép [7].
2.2.3.2. Chất lượng nước tại các hồ chứa đập dâng
Khánh Hòa hiện có 27 hồ lớn nhỏ trong đó có 8 hồ chứa lớn gồm: Đá Bàn; Suối Trầu; Suối Dầu; Cam Ranh; Suối Hành. Nhiều hồ khác cũng được nâng cấp xây dựng mới như: Am Chúa, Láng Nhớt, Eakrongrou… Các hồ chứa, và đập dâng trong tỉnh đã giúp phần rất lớn vào việc tưới cho hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nay đã trở thành những cánh đồng lúa hai vụ có năng suất cao.
Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy các nguồn nước hồ, đập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa bị ô nhiễm nhiều, đạt tiêu chuẩn chất lượng về mặt hóa lý và có thể sử dụng để phục vụ mục đích tưới trong nông nghiệp, cần lưu ý về hàm lượng sắt (Fe) và hàm lượng oxy hòa tan trong nước và cần có các giải pháp thích hợp. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm sắt làm cho nước thường có mùi tanh, màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước sinh hoạt, ăn uống và phục vụ sản xuất. Khi bị nhiễm Fe, nước không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất hàng ngày mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người [8].
2.2.4. Tài nguyên nước dưới đất 2.2.4.1. Đặc điểm nước dưới đất 2.2.4.1. Đặc điểm nước dưới đất
Đối với nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện đang được khai thác sử dụng khá rộng rãi phục cho ăn uống sinh hoạt, du lịch, sản xuất, chăn nuôi và tưới cây. Hình thức khai thác phổ biến là giếng đào và giếng khoan do các Công ty, doanh nghiệp và các hộ gia đình tự khoan. Hầu hết các trình khai thác đều nhỏ lẻ (trừ cụm lỗ khoan khai thác của Khatoco).
Theo kết quả nghiên cứu của đề án: Xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả đã điều tra được 847
giếng khoan, chiều sâu thường dao động từ 15 đến 25m; và có khoảng 9.660 giếng đào của các hộ gia đình. Phần lớn các lỗ khoan được khai thác ở các phường ở trung tâm và phía nam thành phố trong tầng cát của trầm tích Holocen; còn các giếng đào chủ yếu phân bố ở các xã và phần ven đô thị và nơi chưa có hệ thống nước máy. Các lỗ khoan và giếng đào được khai thác nước không liên tục trong ngày, với lưu lượng khai thác các lỗ khoan thường gặp từ 5 đến 100m3/ngày, cá biệt có cụm lỗ khoan khai thác của Công ty Khatoco trên 1.500m3/ngày; còn các giếng đào thường khai thác từ 1 - 5m3/ngày. Tổng trữ lượng khai thác khoảng 23.304m3/ng (xem phụ lục hiện trạng khai thác nước dưới đất). Trong đó, lượng nước khai thác đối với các công trình khai thác từ 20m3/ngày trở lên khoảng 9.079m3/ngày.
Qua kết quả điều tra hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn thành phố, cho thấy có một số vấn đề cần được quan tâm như sau:
- Trong những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân đã tiến hành các hoạt động khoan, khai thác nước dưới đất, nhiều cá nhân tự mua máy khoan, hành nghề hoạt động khoan, lắp đặt thiết bị khai thác nước. Trong số đó, hầu hết đều thiếu những hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật, thiếu am hiểu về đặc điểm địa chất thuỷ văn của vùng nên đã và đang dẫn đến tình trạng một số công trình đã khai thác nước quá mức cho phép, làm cho tầng chứa nước bị cạn kiệt hoặc xảy ra việc khoan sâu vào tầng chứa nước bị nhiễm mặn làm cho nước ở tầng có chất lượng xấu (ô nhiễm, nhiễm mặn) chảy vào tầng chứa nước có chất lượng tốt. Một số lỗ cấu trúc ống lọc và đặt ống lọc lấy nước không đúng tầng chứa nước, thiếu hiểu biết về biện pháp cách ly những tầng chứa nước có chất lượng xấu, nên công trình khai thác không đảm bảo, một số công trình khai thác thời gian ngắn đã bị mặn hóa hoặc phèn hóa không sử dụng được. Khu vực Bình Tân, nơi khai thác khá lớn lượng nước dưới đất mà chưa được kiểm soát, đã có dấu hiệu ranh giới nhiễm mặn tiến sâu vào tầng chứa nước so với thời gian trước đây.
- Nhìn chung mật độ các công trình khai thác nước chưa thật hợp lý, tập trung