Bài học kinh nghiệm quản lý về tài nguyên nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 46)

- Thứ nhất: Kinh nghiệm về tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước của các nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc cho thấy quản lý tài nguyên nước đã hình thành ở các quốc gia từ rất lâu, sau đó là các dự án quy hoạch tài nguyên nước. Các nước như: Australia, Pháp, Brazil, Hà Lan là những quốc gia điển hình trên thế giới có truyền thống quản lý tổng hợp tài nguyên nước từ rất lâu. Có một điểm chung ta có thể thấy, hầu hết các nước trên thế giới đều quản lý, quy hoạch tài nguyên nước theo các lưu vực sông. Theo đó, trên các lưu vực sông hình thành các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước và gắn kết giữa những người dùng nước khác nhau, để đạt được mục đích sử dụng nước hiệu quả và bền vững nhất.

- Thứ hai: Về nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước của các nước trên thế giới, mô hình Tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo lưu vực sông có ba, bốn cấp với chức năng được gắn kết hợp lý với nhau là:

Cấp Chính phủ có chức năng hoạch định chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên nước .

Cấp Bộ quản lý, giám sát thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, giúp Chính phủ định hướng

Cấp Hội đồng hoặc Uỷ ban lưu vực sông là cấp có chức năng hỗ trợ quản lý nhà nước, chính trị, chính sách, điều phối và quan hệ với công chúng.

Cấp Ban Thư ký lưu vực sông hoặc Ban Quản lý lưu vực sông là cấp sự nghiệp kỹ thuật và là văn phòng quản lý kế hoạch của Hội đồng/ Uỷ ban.

Phương pháp quản lý nhà nước về tài nguyên nước có sự can thiệp của Nhà nước và cộng đồng thông qua một ủy ban bảo vệ lưu vực sông và mang tính công bằng đối với các địa phương. Trong tình huống thiếu nước các địa phương đều phải chịu rủi ro như nhau và phải chủ động điều chỉnh nhu cầu nước của mình. Việc giám sát chặt chẽ nguồn nước tại các vị trí thuộc ranh giới vào ra của con sông chảy qua các tỉnh là một kinh nghiệm tốt có thể cho Việt Nam.

- Thứ ba: Công cụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước của các nước trên thế giới đều tính tới chi phí đầu tư cho việc lập các dự án quy hoạch tài nguyên nước bằng cách thu thuế tài nguyên, phí ô nhiễm nguồn nước theo quy định nguyên tắc người sử dụng nước và người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền.

Kinh nghiệm của phương pháp pháp bổ trên cơ sở khả năng của nguồn nước là kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc quản lý lưu vực sông Hoàng Hà. Theo đó, Ủy ban Bảo vệ Sông Hoàng Hà quản lý, vận hành trực tiếp các vị trí lấy nước và các hồ chứa quan trọng và phân bổ nguồn nước cho các địa phương trên cơ sở khả năng của nguồn nước, với việc phân cấp quản lý và chia sẻ trách nhiệm[28].

Tóm lại qua nghiên cứu cơ sở lý luận chung về tài nguyên nước và quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước ta có thể nhận thấy: nước là một nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết cho phát triển kinh tế, xã hội và là một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. Nước phân bố trên thế giới rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Sự thiếu hụt và phân bố không đều về nguồn nước tạo ra các mâu thuẫn về nước ở các cấp độ địa phương, vùng hay thậm chí ở cấp độ quốc tế. Bên cạnh đó, sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế sẽ tiếp tục làm gia tăng ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là gia tăng khan hiếm nguồn nước. Nguồn nước đã và đang ngày càng khan hiếm sẽ dẫn đến mâu thuẫn về chia sẻ lợi ích tài nguyên nước. Không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và sinh thái, nước còn được sử dụng tạo ra năng lượng cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực của xã hội. Do đó, không thể quản lý tài nguyên nước theo cách xem xét một mục tiêu đơn lẻ mà phải xét theo các mục tiêu tổng hợp và phải dựa trên các lợi ích của các quốc gia. Trong một quốc gia, các lợi ích này lại bao gồm các lợi ích công cộng, các cộng đồng dân cư, các nhà sản xuất năng lượng và các nhà môi trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)