Chất lượng nước trên các sông chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 70)

2.2.3.1. Chất lượng nước trên các sông, suối

Theo các kết quả quan trắc gần đây cho thấy chất lượng nước tại đầu nguồn các con sông còn khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu các con sông nơi đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thành phần hóa học trong nước các sông Khánh Hòa theo các tài liệu trước đây nhìn chung đều nằm trong phạm vi cho phép và đến nay chưa thấy hiện tượng ô nhiễm nước trên các sông chính (Phụ lục 01, 02), tuy nhiên theo các dấu hiệu và kết quả quan trắc gần đây của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa tại một số thủy vực đã bắt đầu có ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm sắt. Trong thời gian tới, cùng với sự đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nhiều khu kinh tế, xí nghiệp, nhà máy... sẽ hoạt động, liên quan đến việc sử dụng và thải nước ra sông, nên sử dụng các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sông là vấn đề cần được chú trọng.

Trên cơ sở các kết quả phân tích mẫu nước nêu trên, việc đánh giá chất lượng nước sông nội tỉnh Khánh Hòa được dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy các kết quả phân tích các mẫu nước hầu hết các chỉ tiêu đều thấp hơn giá trị theo Quy chuẩn cho phép.

Tuy nhiên có một số hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo kết quả phân tích nêu ở (phụ lục 01, 02) cho thấy hàm lượng sắt trong nước các sông suối nội tỉnh thường ở mức cao, một số sông đã vượt quá quy chuẩn cho phép. Hàm lượng sắt trong

nước các sông thuộc huyện Vạn Ninh (sông Tân Phước, sông Đồng Điền, sông Hiền Lương, suối Đồng Công) và Ninh Hòa (sông Tam Ích) đều cho kết quả vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,0 đến 1,5 lần. Nước các sông còn lại đều có hàm lượng sắt gần sát ngưỡng giá trị quy chuẩn cho phép như sông Lư Cẩm (0,89 mg/l), suối Cốc (0,87 mg/l), suối Hành (0,94 mg/l).

Phần lớn nước các sông suối nội tỉnh có hàm lượng BOD thấp, thường nhỏ hơn 6 mg/l (Quy chuẩn cho phép là 6 mg/l). Điều này chứng tỏ nước các sông suối còn tương đối sạch về mặt các chất ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên, nước sông Nước Ngọt, sông Đồng Bò, sông Tân Phước và sông Lư Cẩm về mùa mưa đã bị ô nhiễm BOD5 từ 7,0 mg/l (sông Lư Cẩm), 12,5 mg/l (sông Tân Phước), đến 33,9 mg/l (sông Đồng Bò) vượt 1,1 đến 5,7 lần so với giá trị quy chuẩn cho phép [7].

2.2.3.2. Chất lượng nước tại các hồ chứa đập dâng

Khánh Hòa hiện có 27 hồ lớn nhỏ trong đó có 8 hồ chứa lớn gồm: Đá Bàn; Suối Trầu; Suối Dầu; Cam Ranh; Suối Hành. Nhiều hồ khác cũng được nâng cấp xây dựng mới như: Am Chúa, Láng Nhớt, Eakrongrou… Các hồ chứa, và đập dâng trong tỉnh đã giúp phần rất lớn vào việc tưới cho hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nay đã trở thành những cánh đồng lúa hai vụ có năng suất cao.

Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy các nguồn nước hồ, đập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa bị ô nhiễm nhiều, đạt tiêu chuẩn chất lượng về mặt hóa lý và có thể sử dụng để phục vụ mục đích tưới trong nông nghiệp, cần lưu ý về hàm lượng sắt (Fe) và hàm lượng oxy hòa tan trong nước và cần có các giải pháp thích hợp. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm sắt làm cho nước thường có mùi tanh, màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước sinh hoạt, ăn uống và phục vụ sản xuất. Khi bị nhiễm Fe, nước không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất hàng ngày mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người [8].

2.2.4. Tài nguyên nước dưới đất 2.2.4.1. Đặc điểm nước dưới đất 2.2.4.1. Đặc điểm nước dưới đất

Đối với nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện đang được khai thác sử dụng khá rộng rãi phục cho ăn uống sinh hoạt, du lịch, sản xuất, chăn nuôi và tưới cây. Hình thức khai thác phổ biến là giếng đào và giếng khoan do các Công ty, doanh nghiệp và các hộ gia đình tự khoan. Hầu hết các trình khai thác đều nhỏ lẻ (trừ cụm lỗ khoan khai thác của Khatoco).

Theo kết quả nghiên cứu của đề án: Xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả đã điều tra được 847

giếng khoan, chiều sâu thường dao động từ 15 đến 25m; và có khoảng 9.660 giếng đào của các hộ gia đình. Phần lớn các lỗ khoan được khai thác ở các phường ở trung tâm và phía nam thành phố trong tầng cát của trầm tích Holocen; còn các giếng đào chủ yếu phân bố ở các xã và phần ven đô thị và nơi chưa có hệ thống nước máy. Các lỗ khoan và giếng đào được khai thác nước không liên tục trong ngày, với lưu lượng khai thác các lỗ khoan thường gặp từ 5 đến 100m3/ngày, cá biệt có cụm lỗ khoan khai thác của Công ty Khatoco trên 1.500m3/ngày; còn các giếng đào thường khai thác từ 1 - 5m3/ngày. Tổng trữ lượng khai thác khoảng 23.304m3/ng (xem phụ lục hiện trạng khai thác nước dưới đất). Trong đó, lượng nước khai thác đối với các công trình khai thác từ 20m3/ngày trở lên khoảng 9.079m3/ngày.

Qua kết quả điều tra hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn thành phố, cho thấy có một số vấn đề cần được quan tâm như sau:

- Trong những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân đã tiến hành các hoạt động khoan, khai thác nước dưới đất, nhiều cá nhân tự mua máy khoan, hành nghề hoạt động khoan, lắp đặt thiết bị khai thác nước. Trong số đó, hầu hết đều thiếu những hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật, thiếu am hiểu về đặc điểm địa chất thuỷ văn của vùng nên đã và đang dẫn đến tình trạng một số công trình đã khai thác nước quá mức cho phép, làm cho tầng chứa nước bị cạn kiệt hoặc xảy ra việc khoan sâu vào tầng chứa nước bị nhiễm mặn làm cho nước ở tầng có chất lượng xấu (ô nhiễm, nhiễm mặn) chảy vào tầng chứa nước có chất lượng tốt. Một số lỗ cấu trúc ống lọc và đặt ống lọc lấy nước không đúng tầng chứa nước, thiếu hiểu biết về biện pháp cách ly những tầng chứa nước có chất lượng xấu, nên công trình khai thác không đảm bảo, một số công trình khai thác thời gian ngắn đã bị mặn hóa hoặc phèn hóa không sử dụng được. Khu vực Bình Tân, nơi khai thác khá lớn lượng nước dưới đất mà chưa được kiểm soát, đã có dấu hiệu ranh giới nhiễm mặn tiến sâu vào tầng chứa nước so với thời gian trước đây.

- Nhìn chung mật độ các công trình khai thác nước chưa thật hợp lý, tập trung quá dày ở Trung tâm và khu vực phía Nam (khu Bình Tân) của thành phố; nơi có nhiều nhà hàng, khách sạn (hầu hết các khách sạn đều có giếng khoan khai thác) và nhà máy, xí nghiệp.

2.2.4.2. Chất lượng nước dưới đất

Chất lượng nước dưới đất ở tỉnh Khánh Hòa nhìn chung chưa có những vấn đề nghiêm trọng như ở các đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Trên phần lớn diện tích các lưu vực sông nội tỉnh, môi trường nước dưới đất chưa bị phá hủy nhiều bởi các hoạt động kinh tế dân sinh. Đối với mục đích sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, phần lớn các tầng chứa nước đều bảo đảm về căn bản phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng nước do Nhà nước ban hành. Nhận định này được thể hiện rõ trong bảng đối chiếu các giá trị biến thiên hàm lượng của các thành phần hóa học và vi sinh cơ bản của nước dưới đất với các giá trị giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT (phụ lục: 03). Tuy nhiên, ở một số nơi, trong nước dưới đất xuất hiện những dị thường về hàm lượng các độc tố như cianur, nitrat, sunphat, mangan, fluor, sắt, và vi sinh,... Ngoài ra, các đặc điểm của nước như nước cứng hay nước quá mềm, nước acid, nước có hàm lượng clo cao cũng biểu hiện khá rõ rệt. Những ảnh hưởng xấu đó có thể tạo ra những hậu quả bất lợi cho tình hình sức khỏe cộng đồng và cho một số lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội ở một số địa phương trong vùng.

Hiện tượng nhiễm mặn trong nước dưới đất chủ yếu xuất hiện tập trung ở các vùng cửa sông. So với những năm 80, 90 của thế kỷ trước, biển mặn trong nước dưới đất ở ven biển chưa có biểu hiện dịch chuyển đáng kể về phía đất liền, trừ những vùng được đầu tư nuôi tôm hay phát triển mạnh về du lịch như Cam Ranh, Nha Trang.

Trong các lưu vực sông suối nội tỉnh có một số khu vực nước dưới đất đã bị nhiễm mặn, không đảm bảo chất lượng cho ăn uống (tổng độ khoáng hóa M>1,5 g/l) như sau:

- Lưu vực sông Tiên Phước: đã xác định được biên mặn từ thôn Trung, qua khu vực chùa Bảo An (đến giáp đường sắt), kéo xuống Tiên Ninh, Ninh Lâm. Diện tích nước dưới đất bị nhiễm mặn khoảng 9,0 km2.

- Lưu vực sông Đồng Điền: đã xác định được biên mặn từ Tân Dân, lên quốc lộ 1A, vòng xuống Phú Hội (cửa sông). Diện tích nước dưới đất bị nhiễm mặn khoảng 5,0 km2.

- Lưu vực suối Đồng Công: khu vực hạ lưu nước dưới đất bị nhiễm mặn khoảng 3,5 km2.

- Lưu vực sông Tam Ích: khu vực hạ lưu nước dưới đất bị nhiễm mặn với diện tích khá lớn khoảng 15 km2.

- Lưu vực sông Lư Cẩm (Quán Trường); đã xác định được biên mặn từ xã Vĩnh Thái xuống cửa Bé. Diện tích nước dưới đất bị nhiễm mặn khoảng 17 km2.

- Lưu vực suối Cốc: vùng hạ lưu thuộc Văn Thới Đông kéo xuống Văn Tứ Đồng, nước dưới đất đã bị nhiễm mặn, với diện tích khoảng 7,0 km2.

- Lưu vực suối Nước Ngọt: khu vực hạ lưu thuộc Cam Nghĩa, Tân Quý, Nghĩa Phú, Kho 858 quân đội, nước dưới đất bị nhiễm mặn với diện tích khoảng 12,0 km2.

- Lưu vực sông Lư Cẩm (Quán Trường); đã xác định được biên mặn từ xã Vĩnh Thái xuống cửa Bé. Diện tích nước dưới đất bị nhiễm mặn khoảng 17 km2.

- Lưu vực sông Lạch Cầu: nước dưới đất dọc theo thung lũng sông từ cửa sông lến đến Phú Nhơn, Hòa Bình đã bị nhiễm mặn. Diện tích nước dưới đất bị nhiễm mặn với diện tích khá lớn, khoảng 20 km2.

Ngoài ra, cũng chỉ ra những nơi có những biểu hiện ô nhiễm với hàm lượng các chất hay thành phần chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm vượt ra ngoài phạm vi giới hạn cho phép của TCVN về chất lượng nước. Trong đó, đáng lưu ý hơn cả là các tiểu vùng dị thường sau :

- Vùng nước dưới đất có hàm lượng Fluor cao (> 1,2 mg/l):

Những tiểu vùng này phân bố rải rác ở: Quảng Hội, Tân Mỹ, Tân Dân, Vĩnh Huệ, Mỹ Đông, Tây thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh), Ninh Thọ, Ninh Trung, Ninh Phụng, Ninh Đông, Ninh Tây, Ninh An, Ninh Quang (thị xã Ninh Hoà), Trà Long, Cam Phúc, Cam Thuận (tp. Cam Ranh), Cam Hiệp Bắc và Cam Hiệp Đông, Hòa Bình Cam Phước Đông, Cam Phước Tây (huyện Cam Lâm). Hàm lượng Fluor trong nước dưới đất ở khu này khá cao (> 1,2 mg/l đến 13 mg/l), dễ gây tác hại cho người sử dụng nước để ăn uống [7].

2.3. Thực trạng quản lý khai thác sử dụng và xả thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà

2.3.1. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước 2.3.1.1. Hiện trạng khai thác nước cho sinh hoạt 2.3.1.1. Hiện trạng khai thác nước cho sinh hoạt

Hiện nay nước mặt và nước ngầm đều được sử dụng trong các hoạt động dân sinh kinh tế của tỉnh. Nước mặt, bao gồm 2 nhà máy nước là Xuân Phong và Võ Cạnh, đều được khai thác từ nguồn nước sông Cái Nha Trang. Đối với nước dưới đất trong nhiều năm qua cũng đã được nhiều doanh nghiệp, tư nhân khai thác sử dụng cho ăn

uống sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất,... nhưng chưa được chú ý quy hoạch khai thác và quản lý như một phần nguồn cấp nước cho Tỉnh Khánh Hoà.

Nhà máy nước Xuân Phong lấy nước trong bãi bồi sông Cái ở bến đò Xuân Phong (hiện nay là Cầu Xuân Phong), cao độ xây dựng +5,0m. Công suất làm việc hiện tại của nhà máy là 10.000 m3/ngày - đêm.

Nhà máy nước Võ Cạnh lấy nước sông Cái, cách Cầu Dứa 4km, công suất 58.000 m3/ngày - đêm.

Theo đánh giá của Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, hiện tại các công trình khai thác và xử lý nước của tỉnh Khánh Hoà đang vận hành tốt. Hệ thống cấp nước hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày, đảm bảo cấp nước liên tục cho tỉnh Khánh Hoà.

Khai thác nước mặt

Theo số liệu thống kê, tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà thì tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt của tỉnh như sau:

- Cấp nước cho tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản: hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 159 công trình thuỷ lợi, trong đó có 24 hồ chứa, 73 đập dâng, 62 trạm bơm. Tổng công suất tưới thiết kế 29.408 ha, thực tế tưới được 16.384 ha (lúa 14.681 ha, màu 1703 ha) đạt 56% diện tích tưới thiết kế.

- Cấp nước cho các khu công nghiệp: lượng nước sử dụng cho công nghiệp hiện nay lấy từ các nguồn chủ yếu như: Sử dụng kết hợp với các công trình thuỷ nông, xây dựng công trình riêng phục vụ cho ngành (xi măng Hòn Khói), kết hợp với hệ thống nước sinh hoạt. Lấy trực tiếp từ sông suối, hoặc giếng khoan.

- Cấp nước cho sinh hoạt, dịch vụ: sử dụng nguồn nước tại nhà máy nước Võ Cạnh và Xuân Phong và các trạm cấp nước hiện đã đáp ứng được 85% dân số thành phố Nha Trang với tiêu chuẩn cấp nước khoảng 80 - 90 lít/người/ngày đêm.

Các nhà máy nước Ninh Hoà và Vạn Giả đều mới được xây dựng nên chất lượng rất tốt, công suất đảm bảo cho nhu cầu nước lâu dài.

Cung cấp nước cho sinh hoạt các thành phố, thị xã, thị trấn hầu hết được khai thác từ nguồn nước sông (bảng 2.12).

Bảng 2.12: Hiện trạng sử dụng nước của đô thị và thị xã, thị trấn TT Tên đô thị hoặc

điểm dân cư Tình hình sử dụng nước Nguồn nước

1 Thành phố Nha Trang

- Nhà máy nước Võ Cạnh khoảng 70.000 m3/ngày đêm.

- Trạm Xuân Phong khoảng 15.000 m3/ngày đêm

Sông Cái Nha Trang Nước ngầm mạch

nông 2 Thị xã Cam Ranh Nhà máy nước CS 3000 m3/ngày đêm Sông Tà Dục 3 Thị xã Ninh Hoà Nhà máy nước CS:2500 m3/ngày đêm Sông Cái 4 Thị trấn Vạn Giã Nhà máy nước CS:2000 m3/ngày đêm Sông Hữu 5 Thị trấn Diên

Khánh 58% số dân được dùng nước

Từ S. Cái Nha Trang 6 Thị trấn Tô Hạp Nhà máy nước CS: 1.000 m3/ng đêm Từ sông Tô Hạp

Nguồn: Công ty cấp thoát nước Khánh Hoà

Bảng 2.13: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn

STT Địa điểm Số công trình cấp nước tập trung Công suất (m3/ngày đêm) Số dân cấp nước (người) 1 Thành phố Nha Trang 2 336 9.200 2 Huyện Vạn Ninh 5 1499 31.461

3 Huyện Ninh Hoà 16 2797 59.963

4 Huyện Diên Khánh 7 890 16.150

5 Huyện Khánh Vĩnh 7 758 13.060

6 Thị xã Cam Ranh 9 997 22.511

7 Huyện Khánh Sơn 5 731 12.621

Nguồn: Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh Môi trường nông thôn

Bảng 2.14: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn

Loại hình cấp nước Đơn vị Số lượng

Giếng khoan máy Giếng 335

Giếng khoan tay Giếng 625

Giếng cải tạo Giếng 79

Giếng đào mới Giếng 318

Bể lọc chậm Bể 16

Lu chứa nước mưa 2 m3 Lu 1513

Bể chứa nước mưa 4 m3 Bể 705

Bể lọc sắt Bể 132

Hệ thống cấp nước tập trung Hệ 14

Trong những năm qua Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cùng nhân dân và một tổ chức khác, đã xây dựng các loại hình cấp nước cho nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)